Bài tập trắc nghiệm Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi A. Kiến thức cơ bản Nội dung Đại cáo bình Ngô - Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại của bản tuyên ngôn độc lập dân tộc Phần đầu bài cáo, tác giả đã khẳng định chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định dân tộc ta có quyền độc lập, tự chủ: Nước ta có cương vực lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng và "hào kiệt đời nào cũng có". Chân lí đó có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử. Chân lý đó là hiển nhiên, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời). - Đại cáo bình Ngô là áng văn yêu nước: Bài cáo khẳng định truyền thống yêu nước, truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam, lên án tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện niềm tin vững chắc vào nền độc lập dân tộc. - Đại cáo bình Ngô là áng văn chứa đựng tư tưởng nhân văn Bài cáo khẳng định tư tưởng nhân nghĩa (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo), tố cáo tội ác kẻ thù trên lập trường nhân nghĩa, vì quyền sống con người và khẳng định truyền thống nhân đạo của người Việt Nam (Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh). Nghệ thuật Đại cáo bình Ngô: Đại cáo bình Ngô có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương: - Kết cấu chặt chẽ, lập luận lôgíc, sắc bén. Bài cáo được kết cấu theo trình tự: Phần đầu nêu luận đề chính nghĩa, phần thứ hai soi sáng tiền đề vào thực tiễn, lên án âm mưu và hành động phi nghĩa của giặc Minh, khẳng định, ca ngợi sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta; phần cuối rút ra kết luận trên cơ sở tiền đề và thực tiễn. - Lời văn giàu cảm xúc: Tác giả không tả hoặc thuật lai một cách khách quan mà thường thể hiên thái độ, cảm xúc của người viết. - Câu văn giàu hình tượng: Tác giả diễn đạt tư tưởng bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, làm cho câu văn có sức mạnh gợi cảm, truyền cảm. - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, đối lập, tương phản, khoa trương, phóng đại... B. Trắc nghiệm Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi Chọn 1 đáp án đúng nhất: Phần 1: Tác giả Câu 1. Năm sinh năm mất của Nguyễn Trãi là: A. 1228 - 1300 B. 1380 – 1442 C. 1765 – 1820 D. 1835 – 1909 Câu 2. Tên hiệu của Nguyễn Trãi là: A. Ức Trai B. Thanh Hiên C. Tố Như D. Mạnh Trạch Câu 3. Nguyễn Trãi là người có đóng góp đặc biệt trong kháng chiến chống quân: A. Quân Nam Hán B. Quân Nguyên Mông C. Quân Minh D. Quân Thanh Câu 4. Tác phẩm nào không phải của Nguyễn Trãi? A. Ức Trai thi tập B. Quốc âm thi tập C. Quân trung từ mệnh tập D. Thanh Hiên thi tập. Câu 5. Nội dung nổi bật trong những tác phẩm của Nguyễn Trãi là: A. Tư tưởng nhân nghĩa B. Tình yêu thiên nhiên C. Những ưu tư về thế sự D. Cả A, B, C Câu 6. Tư tưởng nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo đã được Nguyễn Trãi tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo như thế nào? A. Nhân nghĩa là thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục đích cao nhất. B. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lý. C. Nhân nghĩa là nhân ái, tình nghĩa. D. Nhân nghĩa là xây dựng nền chính trị ổn định trên cơ sở lấy "tam cương, ngũ thường" làm gốc. Câu 7. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi hiện lên như thế nào? A. Có khung cảnh tráng lệ của Bạch Đằng, Vân Đồn, Thần Phù, Vọng Doanh B. Mang vẻ hùng vĩ, nguyên sơ của Yên Tử, côn Sơn C. Mang vẻ đẹp bình dị, dân dã, thân thuộc với dậu mùng tơi, lảnh mùng, bè muống, đất cày ngõ ải.. D. Cả A, B, C Câu 8. Cảm hứng trước thế sự của Nguyễn Trãi được thể hiện qua phương diện nào? A. Thất vọng trước sự xuống cấp của chế độ thi cử lỗi thời. B. Suy tư trước thế sự đen bạc; chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái; cay đắng, thất vọng, đau đớn trước thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái. C. Đau buồn trước sự suy đồi của đạo đức xã hội với thói hám danh, hám lợi, xu thời, hợm của, coi thường đạo lý.. D. Nói lên nỗi thống khổ của nhân dân. Câu 9. Câu nào sau đây thể hiện tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi: A. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo B. Trăm năm trong cuộc nhân sinh, Người như cây cỏ thân hình nát tan. C. Cây rợp tán, che am mát Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn D. Phượng những tiếc cao diều hãy liệng Hoa thường hay héo cỏ thường tươi Câu 10. Câu thơ: "Phượng những tiếc cao diều hãy liệng/ Hoa thường hay héo cỏ thường tươi" thể hiện: A. Nỗi đau buồn khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội. B. Vẻ đẹp của thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi. C. Khao khát hoàn thiện con người. D. ƯỚc mơ về một xã hội thái bình, thịnh trị. Câu 11. Văn chính luận của Nguyễn Trãi được đánh giá như thế nào? A. Đạt đến trình độ uyên bác B. Đạt đến trình độ thẩm mĩ C. Đạt đến trình độ điêu luyện D. Đạt đến trình độ mẫu mực. Câu 12. Đặc điểm văn chính luận Nguyễn Trãi: A. Sự kết hợp giữa lí lẽ xác đáng với dẫn chứng xác đáng B. Cách lập luận và bố cục chặt chẽ C. Ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm. D. Cả A, B, C Câu 13. Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Trãi thuộc thể văn chính luận: A. Quân trung từ mệnh tập B. Quốc âm thi tập C. Ức Trai thi tập D. Chí Linh sơn phú Câu 14. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi có những đặc điểm gì? A. Vận dụng thành công các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa, Việt hóa nhiều ngôn ngữ Hán. B. Sáng tác bằng thể Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. C. Góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân gian, làm giàu cho tiếng Việt. D. Cả A, B, C Câu 15. Trong các sáng tác sau của Nguyễn Trãi, đâu là sáng tác được viết bằng chữ Nôm? A. Quân trung từ mệnh tập B. Đại cáo bình Ngô C. Quốc âm thi tập D. Lam Sơn thực lục. Câu 16. Thơ Nôm Nguyễn Trãi có đặc điểm gì? A. Sử dụng từ ngữ thuộc phong cách hội thoại để thể hiện cuộc sống thôn quê, dân dã. B. Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ Đường luật của văn học Trung Quốc như một thể thơ dân tộc. C. Xen vào bài thơ thất ngôn những câu lục ngôn; Việt hóa đề tài, thi liệu; ngôn ngữ giản dị, đậm tính dân tộc; sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ. D. Sử dụng phương thức biểu hiện của ca dao, mượn ý mượn lời của ca dao. Câu 17. Điền từ vào chỗ trống: Ngôn ngữ [...] Nguyễn Trãi giản dị, đậm đà tính dân tộc, sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ và lời ăn, tiếng nói của dân chúng. A. Văn chính luận B. Thơ Nôm C. Thơ chữ Hán D. Thơ văn. Câu 18. Nhận xét nào không đúng về Nguyễn Trãi? A. Là một bậc đại anh hùng dân tộc. B. Là một nhân vật toàn tài hiếm có. C. Là người đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. D. Là một nhà văn có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài. Câu 19. Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới năm nào? A. 1965 B. 1975 C. 1980 D. 1990. Câu 20. Nói về Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông đã mệnh danh ông là "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo". "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" có nghĩa là gì? A. Tấm lòng Ức Trai sáng tựa sao Khuê. B. Tên chữ Ức Trai của Nguyễn Trãi có nghĩa là sao Khuê. C. Sao Khuê là biểu tượng của cái đẹp suốt đời Ức Trai theo đuổi. D. Lê Thánh Tông yêu mến Ức Trai như sao Khuê trên trời. Đáp án: Bấm để xem 1B; 2A; 3C; 4D; 5D; 6A; 7D; 8B; 9C; 10A; 11D; 12D; 13A; 14B; 15C; 16C; 17B; 18D; 19C; 20A Xem tiếp bên dưới: Phần 2 - Tác phẩm
Phần 2. Tác phẩm Câu 1. Nhan đề Đại cáo bình Ngô có nghĩa là gì? A. Bài cáo lớn tuyên cáo với toàn dân về việc dẹp yên giặc Ngô (giặc Minh). B. Bài cáo bình luận về việc đánh tan giặc Ngô (giặc Minh) C. Bài bình luận lớn báo cáo với toàn dân về việc dẹp yên giặc Ngô (giặc Minh). D. Cả A, B, C Câu 2. Bài Đại cáo bình Ngô được viết năm nào? A. 1427 B. 1428 C. 1429 D. 1430 Câu 3. Đại cáo bình Ngô được coi là: A. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của việt nam, sau đó là bài "Nam quốc sơn hà." B. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của việt nam, sau bài "Nam quốc sơn hà." C. Bản tuyên ngôn độc lập duy nhất của việt nam thời trung đại. D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của việt nam thời hiện đại. Câu 4. Đọc các nội dung sau: 1. Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt. 2. Tố cáo, lên án tội ác của giặc minh 3. Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. 4. Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử. Cho biết, bố cục của Đại cáo bình Ngô là: A. 1 – 2 - 3- 4 B. 1 – 2 – 4 – 3 C. 2 – 3 – 1 – 4 D. 3 – 2 – 1 - 4 Câu 5. Từ "nhân nghĩa" trong hai câu: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" nghĩa là: A. Mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. B. Yêu thương con người, đồng cảm với số phận bất hạnh của con người. C. Là dẹp yên bạo loạn trong nhân dân. D. Là làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc; vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược. Câu 6. Các yếu tố xác định độc lập của dân tộc được Nguyễn Trãi nêu trong phần đầu là: A. Có lãnh thổ riêng, có đế vương riêng. B. Có các triều đại riêng. C. Có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử, triều đại riêng D. Có nền văn hiến lâu đời. Câu 7. Từ "nhân", "thừa cơ" trong câu "Nhân họ hồ chính sự phiền hà/ Để trong nước lòng dân oán hận/ Quân cuồng minh thừa cơ gây họa/ Bọn gian tà bán nước cầu vinh" thể hiện điều gì? A. Cho thấy lòng oán hận của nhân dân khi bị ngoại xâm B. Cho thấy sự cơ hội, thủ đoạn của giặc minh, chúng mượn chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" để gây chiến tranh xâm lược nước ta. C. Cho thấy tình thế rối ren của đất nước ta lúc bấy giờ: Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. D. Cho thấy sự phản bội, tham lam của bọn Việt gian. Câu 8. Tội ác của giặc minh mà Nguyễn Trãi tố cáo là: A. Tàn sát người vô tội: nướng dân đen.. tai vạ B. Bóc lột dã man: nặng thuế.. núi C. Hủy diệt sự sống: tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ D. Cả A, B, C Câu 9. Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi tố cáo tội ác kẻ thù: A. So sánh B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Chơi chữ Câu 10. Câu nào có ý nghĩa khái quát tội ác chồng chất, không thể kể xiết của kẻ thù? A. Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội/ Dơ bẩn thay nước đông hải không rửa sạch mùi B. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ C. Việc xưa xem xét/ Chứng cớ còn ghi D. Lẽ nào trời đất dung tha/ Ai bảo thần dân chịu được. Câu 11. "Ta" trong câu sau là ai? Ta đây: Núi lam sơn dấy nghĩa, Chốn hoang dã nương mình. A. Nguyễn Trãi B. Lê Lợi C. Trần Hưng Đạo D. Trần Thủ Độ Câu 12. "Ta" trong câu trên là người có xuất thân như thế nào? A. Xuất thân bình dân: Nơi núi rừng, chốn hoang dã. B. Xuất thân cao quý nhưng phải ẩn mình chờ thời cơ. C. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước, làm quan. D. Xuất thân trong một gia đình nghèo. Câu 13. Câu "Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống" thể hiện điều gì: A. Lòng yêu nước B. Ý chí quyết tâm C. Lòng căm thù giặc D. Cả A, B, C Câu 14. Khó khăn của ta trong buổi đầu khởi nghĩa thể hiện trong câu nào: A. Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu B. Vừa khi cờ nghĩa dấy lên/ Đúng lúc quân thù đương mạnh C. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần/ Khi Khôi huyện quân không một đội. D. Cả A, B, C Câu 15. Câu "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào" thể hiện: A. Tinh thần đoàn kết trong nhân dân, trong hàng ngũ binh tướng. B. Sự khó khăn, thiếu thốn của ta, không có cờ phải dùng cần trúc, không đủ rượu phải hòa vào sông. C. Sự ngọt ngào, ấm áp của tình quân dân. D. Cả A, B, C Câu 16. Chiến thắng của ta trong trận đầu tiên được kể lại trong câu nào: A. Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay B. Sĩ khí đã hăng/quân thanh càng mạnh C. Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế. D. Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu. Câu 17. Những câu văn nào thể hiện rõ nhất sức mạnh như sấm sét của quân ta? A. Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô/ Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. B. Sĩ khí đã hăng/Quân thanh càng mạnh/ Đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông. C. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo D. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/ Song hào kiệt đời nào cũng có. Câu 18. Biện pháp tu từ trong các câu: Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế. Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu. Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong, Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. A. Nói quá B. Ẩn dụ C. Liệt kê D. Hoán dụ Câu 19. Câu Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo nói đến sức mạnh chiến thắng của ta là gì? A. Sức mạnh của nhân nghĩa. B. Sức mạnh của địa hình hiểm trở C. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết D. Sức mạnh của thời thế thuận lợi. Câu 20. Mã kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc. Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Thể hiện hành động gì của ta: A. Hành động hèn nhát tiếp tay cho giặc. B. Hành động nhu nhược, hòa hoãn với kẻ thù. C. Hành động yếu đuối, để giặc uy hiếp. D. Hành động nhân văn, nhân đạo với kẻ thù. Câu 21. Phần cuối, tác giả sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước như "xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ đây đổi mới, thái bình vững chắc", các hình ảnh của vũ trụ "kiền khôn, nhật nguyệt, ngàn thu sạch làu" nhằm thể hiện: A. Nền hòa bình vững bền của đất nước. B. Sự vận động của đất nước theo hướng tươi sáng, tốt đẹp hơn. C. Niềm tin tưởng, lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước. D. Cả A, B, C Câu 22. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? A. Ngôn ngữ trang trọng, hình tượng tráng lệ, kì vĩ, giọng văn hùng hồn. B. Các thủ pháp nghệ thuật như tương phản, đối lập, khoa trương, phóng đại. C. Thủ pháp nhân hóa có tác dụng truyền hồn sống cho hình tượng văn chương. D. Sự kết hợp giữa chất chính luận và chất văn chương. Câu 23. Tư tưởng bao trùm và xuyên suốt bài đại cáo là gì? A. Yêu nước, thương dân B. Tự hào dân tộc C. Yêu nước, nhân nghĩa D. Tinh thần nhân văn Câu 24. Mục đích sáng tác Đại cáo bình Ngô là: A. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của khởi nghĩa Lam Sơn. B. Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh. C. Tố cáo tội ác của quân xâm lược. D. Biểu dương sức mạnh công trạng của nghĩa quân Lam Sơn. Câu 25. Đại cáo bình Ngô được coi là: A. Áng thiên cổ hùng văn B. Viên ngọc sáng. C. Áng thiên cổ kì bút D. Cả A, B, C GỢI Ý ĐÁP ÁN Bấm để xem 1A; 2B; 3B; 4A; 5D; 6C; 7B; 8D; 9C; 10A; 11B; 12A; 13D; 14D; 15A 16A; 17B; 18C; 19A; 20D; 21D; 22C; 23C; 24B; 25A Xem tiếp bên dưới...
Phần 2. Tác phẩm (tt) Câu 1. Chữ "cáo" trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa gì? A. Tố cáo tội ác của quân xâm lược. B. Công bố rộng rãi về một việc gì đó cho mọi người cùng biết C. Lời khuyến cáo, sai bảo của vua đối với các quan. D. Lời tấu trình lên vua của quan lại dưới quyền. Câu 2. "Đại cáo" trong nhan đề tác phẩm được hiểu là: A. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố một việc, trình bày một vấn đề gì đó. B. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố những việc trọng đại đối với muôn dân. C. Bài văn nghị luận được viết bằng văn biền ngẫu có độ dài hay dung lượng lớn. D. Bài văn nghị luận được viết ra vì đại nghiệp, đại sự. Câu 3. Các nội dung sau được sắp xếp như thế nào trong bài cáo: 1. Nêu luận đề chính nghĩa. 2. Vạch rõ tội ác kẻ thù 3. Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa. 4. Tuyên bố thành quả kháng chiến, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. A. 1 - 2 - 3 - 4 B. 1 - 2 - 4 - 3 C. 1 - 3 - 2 - 4 D. 1 - 4 - 2 - 3 Câu 4. Mục đích sáng tác "Đại cáo bình Ngô" là gì? A. Ca ngợi Lê Lợi - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. B. Tố cáo tội ác giặc Minh xam lược C. Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh. D. Biểu dương sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. Câu 5. Vì sao nói, "Đại cáo bình Ngô" có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập? A. Vì ngay ở phần đầu, "Đại cáo bình Ngô" đã khẳng định chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. B. Vì bài cáo đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc. C. Vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi ý thức được truyền thống lịch sử, văn hiến là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. D. Cả A, B, C. Câu 6. "Đại cáo bình Ngô" được coi là áng văn yêu nước vì: A. Bài cáo khẳng định tư cách độc lập của dân tộc qua các yếu tố như: Lãnh thổ, văn hiến, lịch sử, pjong tục.. B. Bài cáo thể hiện lòng căm thù giặc sau sắc. C. Bài cáo ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân Đại Việt; thể hiện niềm tin vững chắc vào độc lập dân tộc và tương lai đất nước. D. Cả A, B, C. Câu 7. Dòng nào sau đây không nói về nội dung nhân văn của bài cáo: A. Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn B. Khẳng định và nêu cao tư tưởng nhân nghĩa C. Khi tố cáo tội ác kẻ thù, Nguyễn Trãi cũng đứng trên lập trường nhân nghĩa, vì quyền sống con người. D. Khẳng định truyền thống nhân đạo của người Việt Nam: Sau chiến thắng còn có hành động hiếu sinh đối với kẻ thù. Câu 8. Trong phần đầu bài cáo, tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ nhất trong câu nào: A. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. B. Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. C. Núi sông bờ cỏi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác. D. Lưu Cung tham công nên thất bại/ Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Câu 9. Tác dụng của cách viết sánh đôi giữa nước Đại Việt và nước Trung Quốc trong phần đầu là: A. Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về hai quốc gia được nhắc đến. B. Tăng thêm sức thuyết phục cho lời văn; đề cao vị thế của nước Đại Việt; khiến lời văn sang sảng tự hào mà vẫn giản dị như một chân lí. C. Tăng thêm tính truyền cảm, gợi hình cho lời văn. D. Có tác dụng hạ bệ đất nước Trung Quốc để nâng cao vị thế nước mình. Câu 10. Âm mưu xâm lược của giặc Minh được thể hiện trong 4 câu sau là gì? Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh A. Giặc Minh mượn cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần để thừa cơ gây họa với luận điệu "phù Trần diệt Hồ". B. Giặc Minh xúi giục bọn gian tà bán nước cho chúng. C. Giặc Minh thừa dịp nhân dân oán hận triều đình kéo quân sang xâm lược. D. Giặc Minh mượn cớ ủng hộ nhà Hồ để tiêu diệt nhà Trần. Câu 11. Câu "Tuấn kiệt như sao buổi sớm/Nhân tài như lá mùa thu" ý nói: A. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy không có người tài. B. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy còn rất hiếm người tài giỏi. C. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy không hiếm người văn võ toàn tài. D. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy, các hòa kiệt đã hi sinh quá nhiều. câu 12. "Đồ hồi" trong câu "Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi" có nghĩa là: A. Mưu tính việc khôi phục lại B. Mưu đồ quay trở lại C. Mưu đồ đoạt vị quân vương. D. Sự bồi hồi, thao thức. câu 13. Câu nào sau đây thể hiện chủ trương về mặt chiến thuật của nghĩa quân Lam Sơn trong toàn bộ cuộc chiến chống xâm lược. A. Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. B. Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh/Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. C. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo. D. Lại thêm quân bốn mặt vây thành/Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc. câu 14. "Quân thanh" trong câu "Sĩ khí đã hăng/Quân thanh càng mạnh." có nghĩa là: A. Tiếng hò reo của binh sĩ B. Sự trong sạch của nghĩa quân C. Thanh thế của nghĩa quân D. Danh tiếng của nghĩa quân. Câu 15. Điền vào chỗ trống từ, cụm từ phù hợp: Ta trước đã [..], chặt mũi tiên phong Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn [..] A. Bày binh bố trận/ tiếp viện B. Dàn quân mai phục/ tiếp viện C. Điều binh thủ hiểm/ lương thực D. Điều binh khiển tướng/ chi viện. Câu 16. Các tướng giặc phải đền mạng trong trận Tốt Động, Ninh Kiều là: A. Trần Hiệp, Lí Lượng B. Trần Trí, Sơn Thọ C. Thôi Tụ, Hoàng Phúc D. Lí An, Phương Chính Câu 17. "Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn." Các cụm từ chỉ thời gian, địa danh, các tướng lĩnh bại trận trong đoạn trên làm sống dậy trong tâm trí người đọc: A. Nhứng ngày tháng không thể nào quên của một thời oanh liệt. B. Những chiến công dồn dập, vang dội của nghĩa quân Lam Sơn. C. Một không khí lịch sử thiêng liêng, sôi động. D. Một thế trận bách chiến, bách thắng. Câu 18. Những cụm từ: Nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, bó tay đợi bại vong, trí cùng lực kiệt, cùng kế tự vẫn, cởi giáp ra hàng, lê gối dâng tờ tạ tội.. biểu đạt: A. Thắng lợi vẻ vang của quân ta B. Sự hung tàn, bạo ngược của kẻ thù C. Sự hèn nhát, thất bại của kẻ thù. D. Khí thế hừng hực, quyết chiến của ta. Câu 19. Hành vi nhân ái, tinh thần nhân đạo của ta thể hiện qua câu văn nào? A. Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh; Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, B. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo. C. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; D. Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông, Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả. Câu 20. "Đại cáo bình Ngô" được coi là bản [..], một áng [..] của dân tộc ta. Nội dung phù hợp trong [..] lần lượt là: A. Cáo trạng tội ác kẻ thù/ văn chính luận B. Cáo trạng tội ác kẻ thù/ "thiên cổ kì bút" C. Tuyên ngôn độc lập/ văn bất hủ. D. Tuyên ngôn độc lập/ "thiên cổ hùng văn" GỢI Ý ĐÁP ÁN Bấm để xem 1. B; 2B; 3A; 4C; 5D; 6D; 7A; 8A; 9B; 10A 11B; 12A; 13B; 14C; 15C; 16A; 17B; 18C; 19A; 20D