Trắc nghiệm: Cô bé bán diêm - Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 4 Tháng mười hai 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024

    Trắc nghiệm Cô bé bán diêm – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống


    Bài tập Trắc nghiệm Cô bé bán diêm bao gồm hệ thống câu hỏi luyện tập từ cấp độ nhận thức, thông hiểu đến những câu hỏi yêu cầu tư duy cao hơn.. giúp các em học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức bài học, giúp giáo viên có thế kiểm tra được kiến thức tổng quát của học sinh.

    Ngoài các bài tập tự luận, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm còn khiến các em hứng thú hơn với giờ học. Các câu hỏi trong topic bài tập này có thể được sử dụng để làm phiếu kiểm tra 15 phút, kiểm tra bài cũ, hoặc đưa vào các đề thi, kiểm tra giữa kì, cuối kì.

    Bài tập do tác giả biên soạn được đăng duy nhất trên dembuon.vn. Nếu xuất hiện ở những Web khác là sự sao chép mà chưa được cho phép.

    [​IMG]

    Câu 1. Tác giả của truyện "Cô bé bán diêm" là ai?

    A. Không có tác giả (Truyện cổ tích)

    B. Grimm

    C. An-đéc-xen

    D. Tạ Duy Anh.

    Câu 2. Truyện "Cô bé bán diêm" được kế theo ngôi kể thứ mấy?

    A. Thứ nhất

    B. Thứ ba

    C. Cả thứ nhất và thứ ba

    D. Đáp án khác.

    Câu 3. Trình tự xuất hiện của các sự việc xảy ra trong truyện là:

    A. Cô bé lang thang bán diêm trên phố/ Đêm giao thừa, cô bé ngồi nép vào góc tường tránh rét và không dám về nhà/ Cô bé quẹt diêm và mộng tưởng/ Cô bé chết.

    B. Cô bé lang thang bán diêm trên phố/ Cô bé quẹt diêm và mộng tưởng/ Đêm giao thừa, cô bé ngồi nép vào góc tường tránh rét và không dám về nhà/ Cô bé chết.

    C. Đêm giao thừa, cô bé ngồi nép vào góc tường tránh rét và không dám về nhà/ Cô bé lang thang bán diêm trên phố/ Cô bé quẹt diêm và mộng tưởng/ Cô bé chết.

    D. Đêm giao thừa, cô bé ngồi nép vào góc tường tránh rét và không dám về nhà/ Cô bé quẹt diêm và mộng tưởng/ Cô bé lang thang bán diêm trên phố/ Cô bé chết.

    Câu 4. Gia cảnh của cô bé bán diêm như thế nào?

    A. Gia đình sa sút, mẹ và bà đều mất, cô sống với người cha độc ác và ngày ngày phải đi bán diêm kiếm sống.

    B. Cô bé dù nghèo, nhưng được sống trong tình yêu thương của cha.

    C. Bố mẹ cô bé đều mất, cô bé sống với bà trong nghèo khổ.

    C. Gia sản tiêu tán, cô bé phải lang thang khắp các đường phố để bán diêm cùng cha của mình.

    Câu 5. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào?

    A. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố vào một đêm giá lạnh, khi gió lạnh đầu mùa tràn về.

    B. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố vào lúc đêm khuya, gần giao thừa và trời thì rét mướt.

    C. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm mưa tầm tã.

    D. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm mùa hạ ngột ngạt.

    Câu 6. Vì sao đêm khuya rồi mà cô bé bán diêm không trở về nhà?

    A. Vì cô bé làm mất giày, về nhà bố sẽ mắng.

    B. Vì cô bé đang bán được nhiều diêm, nên chưa muốn về.

    C. Vì cô bé được một gia đình tốt bụng mời vào nhà ăn ngỗng quay và nhiều món ăn ngon khác.

    D. Vì cả ngày cô không bán được bao diêm nào, cũng không có ai bố thí cho em, về nhà bố sẽ đánh.

    Câu 7. Đâu không phải là chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm?

    A. Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.

    B. Em phải đi chân đất, chân em đỏ ửng lên rồi tím bầm lại vì rét.

    C. Bông tuyết bám đầy trên tóc xõa thành từng búp trên lưng.

    D. Con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.

    Câu 8. Những chi tiết miêu tả ngoại hình cô bé bán diêm giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật?

    A. Giúp ta hình dung về cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của em bé.

    B. Giúp ta hình dung về cuộc sống buồn bã, tẻ nhạt của em bé.

    C. Giúp ta hình dung về cuộc sống khốn khó, nghèo khổ, đáng thương của em bé.

    D. Giúp ta hình dung về cuộc sống nô lệ, mất tự do của em bé.

    Câu 9. Câu văn nào không miêu tả thái độ, cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm?

    A. Sáng hôm sau tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên trong sáng, chói chang trên bầu trời nhạt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

    B. Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.

    C. Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh.

    D. Cậu bé trên đường lượm được chiếc giầy cuối cùng của cô bé đã "cười sằng sặc, đem tung lên trời. Nó còn nói to với em bé rằng nó sẽ giữ chiếc giầy để làm nôi cho con chó sau này."

    Câu 10. Cách ứng xử của người đi đường đối với cô bé bán diêm là cách ứng xử như thế nào?

    A. Đó là sự vui vẻ, thân mật, đầy yêu thương.

    B. Đó là sự thờ ơ, lãnh đạm, thiếu tình thương, sự quan tâm, chia sẻ.

    C. Đó là sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ.

    D. Đó là sự độc ác, tính toán, hẹp hòi.

    Câu 11. Thái độ của nhà văn trước cách ứng xử của những người đi đường là gì?

    A. Ngợi ca

    B. Phê phán.

    C. Biết ơn.

    D. Căm hận.

    Câu 12. Nhớ lại các chi tiết sau:

    1. Em thấy mình được ngồi trước lò sưởi lửa cháy vui mắt tỏa hơi nóng dịu dàng - em mong muốn được sưởi ấm, vì em đang rét.

    2. Em thấy mình được ngồi trước bàn ăn bày những đồ quý giá và có cả ngỗng quay - em mong muốn được ăn, vì em đang đói bụng, cả ngày chưa được ăn gì.

    3. Em thấy hiện lên cây thông Noel, ngọn nến sáng rực, lấp lánh - em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới, vì lúc này em đang buồn, cô đơn.

    4. Em thấy bà nội hiện về đang mỉm cười với em, em muốn được ở bên bà nội.

    Cho biết: Trình tự xuất hiện hình ảnh sau mỗi lần quẹt diêm và ước mong của em bé là:

    A. 1 – 2 – 3 – 4

    B. 2 – 1 – 3 – 4

    C. 1 – 3 – 2 – 4

    D. 2 – 3 – 1 – 4

    Câu 13. Cô bé sau khi thấy bà nội, đã quẹt tất cả số diêm trong bao. Hành động đó thể hiện mong ước gì của cô bé?

    A. Mong được sưởi ấm, vì em đang rất lạnh.

    B. Mong xua đi bóng tối ghê sợ.

    C. Mong được sưởi ấm cho bà nội.

    D. Mong bà nội sẽ không biến mất.

    Câu 14. Vì sao em bé chỉ bật một que diêm cho lò sưởi, thức ăn, cây thông Nô-en; nhưng lại bật cả bao diêm để níu bà em?

    A. Vì với em, chỉ cần giữ bà ở lại, bà sẽ cho em tất cả những thứ em cần như lò sưởi, thức ăn, cây thông Nô-en.

    B. Vì chỉ cần giữ bà lại, bà sẽ đưa em về và em sẽ không bị bố mắng.

    C. Vì trong lòng em bà quan trọng hơn tất cả mọi thứ vật chất kia, em cần tình yêu thương của bà, cần hơn tất cả mọi thứ đồ ăn thức uống, lò sưởi và những vật ngoài thân. Chỉ có bà mới đem lại cho em sự ấm áp và niềm vui thực sự.

    D. Vì em sợ bà biến mất thì tất cả mọi thứ đồ ăn thức uống, lò sưởi, cây thông cùng biến mất.

    Câu 15. Những chi tiết, hình ảnh đối lập trong truyện như cảnh đêm giao thừa mọi người mặc đồ ấm, ở nhà ấm áp, sung túc; đối lập với em bé bán diêm chỉ có một mình, ngồi ở xó tường lạnh.. Không mang ý nghĩa nào sau đây?

    A. Nhấn mạnh tương phản giữa cảnh ngộ nghèo khó của cô bé và cảnh tượng sung túc của mọi người.

    B. Nhấn mạnh tương phản giữa sự đáng thương của em bé và sự thờ ơ, lãnh đạm của những người xung quanh.

    C. Thể hiện thái độ thương cảm của nhà văn đối với em bé và phê phán mặt trái của xã hội.

    D. Thể hiện thái độ ái ngại, thương xót của những người giàu có, sung túc đó đối với sự nghèo khổ của cô bé bán diêm.

    Câu 16. "Mọi người bảo nhau:" Chắc nó muốn sưởi ấm! ", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm".

    Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn trên là gì?

    A. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết.

    B. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

    C. Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát.

    D. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.

    Câu 17. Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười thể hiện điều gì?

    A. Đây là sự tưởng tượng đầy tính nhân văn của tác giả. Ông đã để cô bé đến với thế giới khác trong hạnh phúc chứ không phải đau khổ, cái chết ở một khía cạnh khác là sự giải thoát. Vì thế, hình ảnh trên đã giảm bớt sự đau thương trong cái chết của cô bé.

    B. Đây là chi tiết thể hiện sự vô lí của truyện cổ. Trong thực tế, một người phải chết đói, chết rét thì làm sao có thể mỉm cười được.

    C. Đây là chi tiết nhà văn đưa vào nhằm tạo một cái kết lãng mạn, bay bổng cho câu chuyện bi thương.

    D. Đây là chi tiết hoang đường, kì ảo thể hiện nét đặc sắc riêng biệt của truyện cổ.

    Câu 18. Dòng nào không thể hiện ý nghĩa nhân văn của truyện "Cô bé bán diêm"?

    A. Nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em.

    B. Nhà văn trân trọng ước mơ ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người.

    C. Nhà văn qua câu chuyện đã gửi đến người đọc thông điệp về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

    D. Qua câu chuyện, nhà văn đã khắc họa một phần bức tranh hiện thực của xã hội tối tăm, vô nhân đạo.

    Câu 19 . Giá trị nội dung của truyện "Cô bé bán diêm" là:

    A. Truyện kể về cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa.

    B. Truyện tố cáo những kẻ ác độc đã gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến cái chết đầy bi thương của cô bé và

    C. Gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: Hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.

    D. Cả A, B, C.

    Câu 20 . Giá trị nghệ thuật của truyện "Cô bé bán diêm" không bao gồm dòng nào sau đây?

    A. Truyện có sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và yếu tố hoang đường, kì ảo.

    B. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí.

    C. Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

    D. Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập.

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1C; 2B; 3A; 4A; 5B; 6D; 7D; 8C; 9A; 10B; 11B

    12A; 13D; 14C; 15D; 16C; 17A; 18D; 19D; 20A
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...