Trắc nghiệm: Bức tranh của em gái tôi – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 28 Tháng mười một 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024

    Trắc nghiệm: Bức tranh của em gái tôi – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống


    Trắc nghiệm: "Bức tranh của em gái tôi" – Ngữ văn 6 bao gồm hệ thống câu hỏi luyện tập từ cấp độ nhận thức, thông hiểu đến những câu hỏi yêu cầu tư duy cao hơn.. Giúp các em học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức bài học, giúp giáo viên có thế kiểm tra được kiến thức tổng quát của học sinh.

    Các câu hỏi trong topic ôn tập này có thể được sử dụng để làm phiếu kiểm tra 15 phút, kiểm tra bài cũ, hoặc đưa vào các đề thi, kiểm tra giữa kì, cuối kì.

    Bài tập do tác giả biên soạn được đăng duy nhất trên dembuon.vn . Nếu xuất hiện ở những Web khác là sự sao chép mà chưa được cho phép.

    [​IMG]

    Câu 1. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của tác giả nào?

    A. Nguyễn Thế Hoàng Linh

    B. Lâm Thị Mỹ Dạ

    C. Tô Hoài

    D. Tạ Duy Anh

    Câu 2. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi nằm trong bài học nào sau đây trong sách giáo khoa Ngữ văn 6:

    A. Tôi và các bạn

    B. Gõ cửa trái tim

    C. Yêu thương và chia sẻ

    D. Quê hương yêu dấu

    Câu 3. Dòng nào không phải là chủ đề của truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi ?

    A. Ca ngợi tài năng và lòng nhân hậu của bé Kiều Phương.

    B. Sự tự thức tỉnh của người anh để hoàn thiện nhân cách của mình.

    C. Ca ngợi tình cảm gia đình, cụ thể hơn là tình cảm anh em.

    D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cảm động.

    Câu 4. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi ?

    A. Nhân vật tôi và em gái Kiều Phương.

    B. Nhân vật Kiều Phương và người bạn Mèo.

    C. Nhân vật tôi và người bạn Mèo.

    D. Nhân vật Cáo và Hoàng tử bé.

    Câu 5. Câu chuyện được nhìn dưới góc nhìn của ai?

    A. Nhân vật Kiều Phương.

    B. Nhân vật tôi – người anh trai.

    C. Nhân vật người mẹ.

    D. Tác giả.

    Câu 6. Ngôi kể trong truyện là ngôi thứ mấy?

    A. Ngôi thứ nhất – người kể chuyện xưng tôi.

    B. Ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mình, không xuất hiện.

    C. Khi thì được kể với ngôi thứ nhất, khi lại chuyển sang ngôi thứ ba.

    D. Ý kiến khác (ngôi kể khác ngoài các ngôi kể trên).

    Câu 7. Thái độ ban đầu của người anh khi em gái lén lút chế màu, vẽ tranh là gì?

    A. Chê bai, giễu cợt.

    B. Phản đối hành vi của em.

    C. Ngạc nhiên, hơi khó chịu nhưng vẫn vui vẻ.

    D. Cảm thấy buồn, tự ti về chính mình.

    Câu 8. Khi mọi người phát hiện tài năng của em gái, thái độ của người anh như thế nào?

    A. Vui mừng vì tài năng của em

    B. Khâm phục, tự hào vì tài năng của em

    C. Coi thường tài năng của em.

    D. Buồn bã, thất vọng về mình.

    Câu 9. Người anh cảm thấy như thế nào sau khi tài năng của em gái được phát hiện?

    A. Cảm thấy mình cần phải học hỏi em gái để trở nên giỏi giang.

    B. Cảm thấy mình không có tài năng gì, bị mọi người quên lãng.

    C. Cảm thấy tài năng của em gái thật xoàng xĩnh, chẳng có gì đáng kể.

    D. Cảm thấy ghét bố mẹ, vì bố mẹ đối xử không công bằng.

    Câu 10. Nhân vật Kiều Phương trong đoạn trích là người như thế nào?

    A. Có tính nhút nhát, tự ti, không dám bộc lộ tài năng.

    B. Có tính hay giấu giếm, làm những việc không tốt sau lưng người khác.

    C. Có tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu.

    D. Có tính hay hờn dỗi, ghen tỵ với anh.

    [​IMG]

    Câu 11. Nhân vật Kiều Phương có tài năng gì đặc biệt?

    A. Hội họa

    B. Chơi đàn

    C. Vũ đạo

    D. Học giỏi Toán

    Câu 12. Nhân vật Kiều Phương đã vẽ về hình ảnh nào trong bức tranh đạt giải của mình?

    A. Con mèo

    B. Gia đình

    C. Người bạn thân

    D. Anh trai.

    Câu 13. Khi Kiều Phương được đi dự thi trại thi vẽ quốc tế, tâm trạng của anh trai như thế nào?

    A. Vui như Tết

    B. Tự hào

    C. Không vui, khó chịu

    C. Bực bội, ghen ghét em.

    Câu 14. Khi nhận ra hình ảnh của chính mình trong bức tranh của em gái, thái độ của nhân vật tôi như thế nào?

    A. Càng thấy buồn vì mình kém cỏi so với tài năng của em.

    B. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

    C. Cảm thấy không có gì đáng bận tâm cả, đó là điều bình thường.

    D. Cảm thấy khó chịu, ghen tức vì em gái đạt giải cao.

    Câu 15. Hình ảnh người anh trong tranh không được miêu tả qua câu văn nào?

    A. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.

    B. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

    C. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

    D. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.

    Câu 16. Nhân vật tôi nhận thấy hình ảnh chính mình trong tranh và trong lòng em gái là hình ảnh như thế nào?

    A. Hoàn hảo.

    B. Phi thường

    C. Tầm thường

    D. Xấu xí

    Câu 17. Điền đáp án phù hợp vào dấu ba chấm ...:

    Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: "Không phải con đâu. Đây là ... của em con đấy".

    A. Một người bạn thân.

    B. Một thần tượng

    C. Tài năng tuyệt vời

    D. Tâm hồn và lòng nhân hậu.

    Câu 18. Câu nói cuối cùng trong tâm trí người anh (câu nói trích trong câu 17) thể hiện điều gì?

    A. Câu nói trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, sự ăn năn, sám hối, bị thuyết phục, tự thức nhận về bản thân, về em gái.

    B. Câu nói trong tâm trí của người anh thể hiện sự ghen tị, bực bội vì em đối xử với mình không bằng với bạn.

    C. Câu nói trong tâm trí của người anh thể hiện quyết tâm của người anh: Quyết tâm sẽ trở nên giỏi giang để trở thành thần tượng trong lòng em gái.

    D. Câu nói trong tâm trí người anh thể hiện ước muốn có được tài năng tuyệt vời như em gái của nhân vật tôi.

    Câu 19. Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện là?

    A. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hình

    B. Truyện kể theo ngôi thứ nhất, tình huống truyện hấp dẫn, khắc họa nhân vật sinh động chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo..

    C. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí

    D. Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng. Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa.

    Câu 20. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi là:

    A. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

    B. Cần có ý thức và trách nhiệm với bạn bè, với những người mà mình gắn bó, yêu thương.

    C. Truyện để lại bài học sâu sắc: Không nên ngạo mạn, coi thường người khác.

    D. Không nên có hành vi hành vi bắt nạt người khác, cần biết bênh vực người bị bắt nạt và lên tiếng kêu gọi mọi người sống yêu thương, đoàn kết.

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    1D; 2B; 3D; 4A; 5B; 6A; 7C; 8D; 9B; 10C;

    11A; 12D; 13C; 14B; 15D; 16A; 17D; 18A; 19B; 20A​
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng một 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...