Top Những Câu Hỏi Hay Về Lịch Sử Việt Nam - Phần 1

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Lamthituhao2000, 17 Tháng hai 2023.

  1. Lamthituhao2000 Copywriter

    Bài viết:
    8
    Top Những Câu Hỏi Hay Về Lịch Sử Việt Nam - Phần 1

    "Dân ta phải biết sử ta

    Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"​

    Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển ngày càng vững mạnh, đó là nhân tố giúp người Việt Nam ngày càng trở nên tự hào về những thành tựu của đất nước. Môn Lịch Sử đã và đang trở thành môn học quan trọng ở tất cả các cấp bậc, cung cấp nhiều kiến thức cần thiết và bổ ích về lịch sử nước nhà, khơi dậy hơn nữa niềm tự hào dân tộc ở thế hệ trẻ. Top Những Câu Hỏi Hay Về Lịch Sử Việt Nam - Phần 1 sẽ là tư liệu hữu ích có thể dùng trong học tập và giảng dạy môn Lịch Sử, dùng làm tài liệu tham khảo trong các cuộc thi về Lịch Sử, và hơn hết là một nguồn kiến thức bổ ích về Lịch Sử Việt Nam dành bạn đọc.

    Câu 1: Đâu là tên gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt?

    Đáp án: Hùng Vương (các vua Hùng).

    Câu 2: Thục Phán sau khi lên ngôi lập ra nhà Thục đã lấy hiệu là gì?

    Đáp án: An Dương Vương.

    Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào diễn ra từ năm 40 đến năm 43 nhằm chống lại ách đô hộ của nhà Hán?

    Đáp án: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

    Câu 4: Năm 542, anh hùng nào đã dấy binh khởi nghĩa và đánh bại nhà Lương?

    Đáp án: Lý Bí.

    Câu 5: Sau khi đánh bại nhà Lương và lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đã lấy hiệu là gì?

    Đáp án: Lý Nam Đế.

    Câu 6: Năm 548, Lý Nam Đế lâm bệnh nặng và qua đời, ai là người đã lên thay ông?

    Đáp án: Triệu Quang Phục.

    Câu 7: Khi lên thay Lý Nam Đế vào năm 548, Triệu Quang Phục đã lấy hiệu là gì?

    Đáp án: Triệu Việt Vương.

    Câu 8: "Hậu Lý Nam Đế" là tên gọi của nhân vật lịch sử nào?

    Đáp án: Lý Phật Tử.

    Câu 9: Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là "Bố Cái Đại Vương"?

    Đáp án: Phùng Hưng.

    Câu 10: Năm 713, Mai Thúc Loan đã lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa ở Hoan Châu để chống lại ách đô hộ của nhà nào?

    Đáp án: Nhà Đường.

    Câu 11: Sau khi giành được thắng lợi trước nhà Đường, Mai Thúc Loan lên ngôi và lấy hiệu là gì?

    Đáp án: Mai Hắc Đế.

    Câu 12: Năm 938, Ngô Quyền đã đánh bại quân nào tại cửa sông Bạch Đằng?

    Đáp án: Quân Nam Hán.

    Câu 13: Vua nào trong lịch sử nước ta được mệnh danh là "Vạn Thắng Vương"?

    Đáp án: Đinh Tiên Hoàng.

    Câu 14: Sau khi lên ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng đã cho đóng đô ở đâu?

    Đáp án:
    Hoa Lư.

    Câu 15: Sau khi xưng đế, vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu nước ta là gì?

    Đáp án:
    Đại Cồ Việt.

    Câu 16: Vua nào thời nhà Đinh lên ngôi khi chỉ mới 6 tuổi?

    Đáp án:
    Đinh Toàn (Đinh Phế Đế).

    Câu 17: Nhân vật lịch sử nào đã được Thái hậu Dương Vân Nga trao cho áo hoàng bào và tôn lên làm vua?

    Đáp án:
    Lê Hoàn (Lê Đại Hành).

    Câu 18: Vua nào của nhà Tiền Lê đã ám hại anh trai mình để lên ngôi hoàng đế?

    Đáp án:
    Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều).

    Câu 19: Vua nào đã cho dời đô từ Hoa Lư về Đại La (sau đó đổi tên thành Thăng Long) ?

    Đáp án:
    Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ).

    Câu 20: Sau khi vua Lý Thái Tổ băng hà, Thái tử Lý Phật Mã lên thay và lấy hiệu là gì?

    Đáp án:
    Lý Thái Tông.

    Câu 21: Vua nào thời nhà Lý được xem là người đã đặt nền móng cho giáo dục Đại học ở nước ta?

    Đáp án:
    Lý Nhân Tông.

    Câu 22: Tên của vị hoàng đế nữ duy nhất của nước ta là gì?

    Đáp án:
    Lý Chiêu Hoàng.

    Câu 23: Danh tướng nào là tác giả của "Nam quốc sơn hà" – một áng hùng thi của dân tộc?

    Đáp án:
    Lý Thường Kiệt.

    Câu 24: Ngô Tuấn là tên thật của danh tướng nào thời nhà Lý?

    Đáp án:
    Lý Thường Kiệt.

    Câu 25: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng của ai?

    Đáp án:
    Thái sư Trần Thủ Độ.

    Câu 26: Vị hoàng đế nào lên ngôi đã mở ra triều đại nhà Trần?

    Đáp án:
    Trần Cảnh (Trần Thái Tông).

    Câu 27: Vị vua nào thời nhà Trần đã xuất gia tu hành và trở thành tổ sư thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử?

    Đáp án:
    Trần Nhân Tông.

    Câu 28: "Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã" là câu nói nổi tiếng của danh tướng nào?

    Đáp án:
    Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn).

    Câu 29: "Binh thư yếu lược", "Hịch tướng sĩ" là các tác phẩm nổi tiếng của danh tướng nào?

    Đáp án:
    Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn).

    Câu 30: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2 và lần 3 thời nhà Trần, vị tướng nào đã chỉ huy đánh tan giặc ở Chương Dương?

    Đáp án:
    Trần Quang Khải.

    Câu 31: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2 và lần 3 thời nhà Trần, vị tướng nào đã lập chiến công hiển hách ở trận Hàm Tử?

    Đáp án:
    Trần Nhật Duật.

    Câu 32: "Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc" là câu nói nổi tiếng của ai?

    Đáp án:
    Trần Bình Trọng.

    Câu 33: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời đại nhà Trần, vị tướng trẻ tuổi nào hay được nhắc đến với hành động bóp nát quả cam vì không được tham gia bàn việc nước?

    Đáp án:
    Trần Quốc Toản.

    Câu 34: 5 vị tướng tài giỏi của Hưng Đạo Đại Vương bao gồm những ai?

    Đáp án:
    Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô, Dã Tượng và Yết Kiêu.

    Câu 35: Vị tướng nào thời nhà Trần nổi tiếng với tài bơi lặn, từng nhiều lần đâm thủng thuyền giặc?

    Đáp án:
    Yết Kiêu.

    Câu 36: Vị tướng nào đã được Hưng Đạo Vương thu nhận khi đưa quân tập trận ngang qua làng Phù Ủng?

    Đáp án:
    Phạm Ngũ Lão.

    Câu 37: Ai là người đã cướp ngôi nhà Trần và lập ra nhà Hồ?

    Đáp án:
    Hồ Quý Ly.

    Câu 38: Dưới triều đại nhà Hồ, quốc hiệu nước ta là gì?

    Đáp án:
    Đại Ngu.

    Câu 39: Vị tướng là thủ lĩnh của nghĩa quân Lam Sơn?

    Đáp án:
    Lê Lợi.

    Câu 40: Vị tướng nào đã đóng giả Lê Lợi để đánh lừa quân Minh?

    Đáp án:
    Lê Lai.

    Câu 41: Ai là tác giả của tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" – bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc?

    Đáp án:
    Nguyễn Trãi.

    Câu 42: Ai là tác giả của các tác phẩm như "Ức Trai thi tập", "Dư địa chí"?

    Đáp án:
    Nguyễn Trãi.

    Câu 43: Vị vua nào đã minh oan cho Nguyễn Trãi sau 20 năm chịu oan ức và bị tru di tam tộc?

    Đáp án:
    Lê Thánh Tông.

    Câu 44: Ai là người đã cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc?

    Đáp án:
    Mạc Đăng Dung.

    Câu 45: Vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, Đàng Trong và Đàng ngoài do ai cai quản?

    Đáp án:
    Vua Lê chúa Trịnh cai quản Đàng Ngoài, chúa Nguyễn cai quản Đàng Trong.

    Câu 46: Vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, cả họ Trịnh và họ Nguyễn đều dùng khẩu hiệu gì để lấy lòng thiên hạ?

    Đáp án:
    "Phù Lê diệt Mạc".

    47. "Triều Tây Sơn" là tên gọi triều đại của ba anh em nào?

    Đáp án:
    Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.

    48. Vị tướng nào thường được nhắc đến với tên gọi thân thuộc "Anh hùng áo vải"?

    Đáp án:
    Quang Trung (Nguyễn Huệ).

    49. Nguyễn Ánh khi lên ngôi lập ra triều Nguyễn đã lấy hiệu là gì?

    Đáp án:
    Gia Long.

    50. Sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long đã đặt quốc hiệu là gì?

    Đáp án:
    Việt Nam.

    Còn tiếp..
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...