Top 10 loài rắn độc nhất hành tinh

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Quỳnnh, 6 Tháng chín 2023.

  1. Quỳnnh

    Bài viết:
    7
    WHO cho biết mỗi năm có đến 5, 4 triệu người bị rắn cắn trong số đó có đến 81.000 đến 138.000 ca tử vong cho thấy sức mạnh gớm ghiếc của loài bò sát này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá 10 loài rắn có nọc độc nhất hành tinh.

    10. Mamba đen

    Trong bảng danh sách này, loài Mamba đen đứng ở vị trí thứ 10. Tuy vậy nọc độc của loài này là nguyên nhân của 20.000 người chết mỗi năm hoặc thậm chí hơn. Cái tên Mamba đen được đặt theo màu sẫm của chiếc lưỡi của loài lưỡng cư đáng sợ này. Chúng có chiều dài 2, 5 và những con có màu xanh lam được đánh giá là những con vật xinh đẹp và nguy hiểm.

    Theo nghiên cứu, chỉ với 2 giọt nọc độc của mình Mamba đen có thể giết chết một người ngay trong tích tắc. Rắn Mamba đen sống ở các vùng rộng lớn của châu Phi, cận Sahara. Chúng sống ở thảo nguyên, những khu rừng thưa và đồi đá. Ngôi nhà của chúng là những thân cây rỗng, tổ mối bỏ hoang hoặc những khe nứt của tảng đá.

    9. Rắn Fer De Lance

    Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Toxicon năm 1984 cho biết, một vết cắn của Fer De Lance biến mô cơ thể của người bình thường thành màu đen ngay tức thì. Loài rắn này dài từ 1, 2 đến 2, 5m và nặng tới 6kg. Điều đáng sợ tiếp theo là loài này có thể sinh ra 90 con trong một lần sinh sản. Sát thủ máu lạnh này thường được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ. Năm 2001, một nghiên cứu khoa học cho biết, loài này là nguyên nhân gây ra một nửa vụ rắn độc cắn tại Trung Mỹ.

    8. Rắn Boomslang

    Sau khoảng 24h bị một con Boomslang chưa trưởng thành cắn vào ngón tay cái, một nhà nghiên cứu bò sát học đã tử vong vì chảy máu mắt, phổi, thận, tim và não. Trước đó, con rắn này được gửi tới Schmidt tại Bảo tàng Field ở Chicago để nhận dạng. Nhà nghiên cứu bò sát học này đánh giá thấp tử thần giấu mặt và kết quả ông phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.

    Rắn Boomslang có cái đầu hình quả trứng, đôi mắt quá khổ khi so với tổng thể khuôn mặt và những đốm hoa văn xanh lá cây bắt mắt. Khi bị đe dọa, con rắn sẽ phồng cổ gấp đôi với cơ thể để lộ những mảnh vảy sáng màu. Cái chết do nọc độc của rắn Boomslang là một cái chết bi thảm. Nạn nhận khi tiếp xúc với nọc độc sẽ ngay lập tức bị xuất huyết não, máu sẽ chảy ra từ mọi nơi bao gồm lỗ mũi, miệng, mắt..

    7. Rắn hổ

    Cái tên rắn hổ được đặt theo đặc trưng cơ thể riêng biệt của loài này. Phần thân rắn nổi bật với những sọc đen vàng pha trắng như vằn trên thân con hổ. Nếu chúng ta quen thuộc với những con rắn hổ mang hơn, thì rắn hổ mang là loài thuộc họ rắn hổ. Nọc độc của một con rắn hổ rất mạnh, khiến một người trưởng thành tử vong chỉ sau 15 phút.

    6. Rắn lục Russell

    58.000 ca tử vong mỗi năm ở Ấn Độ là do rắn cắn và loài rắn lục Russell là nguyên nhân chủ đạo cho phần lớn ác vụ tử vong này. Ở Sri Lanka loài rắn này ăn đêm và trú ngụ ở trên ruộng lúa đã gây nên hàng loạt vụ rắn độc cắn chết người cho người dân khi đi thu hoạch lúa. Nọc độc của rắn lục gây nên tình trạng: Suy thận cấp tính, chảy máu, đông máu và một số trường hợp hiếm gặp khác khiến nạn nhân của chúng đau đớn trước khi qua đời.

    5. Rắn lục vảy cưa

    Rắn lục vảy cưa là thành viên nhỏ nhất trong bộ tứ sát thủ "khét tiếng" ở Ấn Độ cùng với rắn lục Russell, rắn cạp nia, rắn hổ mang – những con rắn gây ra nhiều vết cắn và tử vong trong cả nước. Sau khi nạn nhân bị con rắn này cắn, người sẽ sung phù và đau cục bộ tiếp đó là xuất huyết. Tuy nhiên nếu nhanh chóng cung cấp nước và chất kháng độc của loài rắn này thì trong vòng vài giờ nạn nhân có thể sống sót.

    4. Rắn cạp nia

    Rắn cạp nia nổi bật với những khoang màu rõ rệt di chuyển chậm vào ban ngày nhưng rất nhạy bén vào ban đêm. Theo một nghiên cứu năm 2016 của PLOS nọc độc của rắn cạp nia làm tê liệt cơ điều này dẫn đến ngạt thở và ngăn không khí đi vào phổi.

    3. Rắn hổ mang chúa

    Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, rắn hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất trên thế giới, dài tới 5, 4m. Khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa sẽ sử dụng xương sườn và cơ đặc biệt ở cổ để phình mang ra hăm dọa đối phương. Chúng cũng là loài có khả năng đặc biệt khi nhấc được đầu lên khỏi mặt đất bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Nọc độc của rắn hổ mang chúa giết chết một người trong vòng 15 phút và một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.

    2. Rắn Taipan

    Loài rắn Taipan sống ở trong các khu rừng cẩm ướt ở vùng ôn đối và ven biển. Rắn có khả năng tiêm nọc độc vào kẻ thù một cách chính xác và nhanh chóng. Bạn có thể bị cắn nhiều lần trước khi nhận ra một con rắn Taipan. Vết cắn của loài này chứa chất độc thần kinh và gây nên tử vong.

    1. Rắn Taipan nội địa

    Rắn Taipan nội địa là loài bản địa Úc và được xem là loài rắn độc nhất trong tất cả các loài rắn trên cạn theo chỉ định LD50. Chúng ẩn mình trong các khe đết sét của vùng đồng bằng ngập nước, hoặc các hang đào sẵn của những loài động vật khác. Khi cảm thấy bị đe dọa, con rắn sẽ cuộn cơ thể thành hình chữ S và lao nhanh về phía đối thủ gây ra nhiều vết cắn đem lại cái chết tức thời cho nạn nhân.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...