CHỦ ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1. Sử dụng bản đồ * Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: Phương pháp kí hiệu Phương pháp đường chuyển động Phương pháp chấm điểm Phương pháp khoanh vùng Phương pháp bản đồ - biểu đồ Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống: - Khái niệm: Bản đồ (Atlat) là phương tiện không thể thiếu trong học tập Địa lí. - Các bước sử dụng bản đồ trong học tập bao gồm: + Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ. + Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ. + Bước 3: Đọc nội dung bản đồ. CHỦ ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT 1. Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng A) Nguồn gốc hình thành Trái Đất - Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đất. - Ban đầu, hệ Mặt Trời là một đám mây bụi quay tròn gọi là tinh vần Mặt Trời. - Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó. Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời, phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc. Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất. B) Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất * Vỏ Trái Đất - Vị trí: Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. - Đặc điểm: Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc. * Cấu tạo của vỏ Trái Đất - Đặc điểm + Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá. + Vỏ Trái Đất có trên 5 000 loại khoáng vật (90 % là nhóm khoáng vật si-li-cat). + Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: Đá mac-ma, đá trầm tích và đá biến chất. C) Thuyết kiến tạo mảng * Đặc điểm - Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. - Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương. - Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này. - Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau. * Kết quả: Tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ.. 2. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất A) Hệ quả chuyển động tự quay quanh trụ của Trái Đất * Sự luân phiên ngày đêm: - Đặc điểm + Chiều tự quay: Từ Tây sang Đông. + Độ nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033'. + Chu kì tự quay hết một vòng là 24 giờ (1 ngày đêm). - Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có sự luân phiên ngày và đêm, nhờ đó có sự điều hòa nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất. Đây là yếu tố quan trọng cho sự sống tồn tại và phát triển. * Giờ trên Trái Đất: - Khái niệm + Giờ địa phương được hình thành do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng. + Giờ khu vực (múi giờ) : Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực. - Đặc điểm + Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. + Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó. + Giờ quốc tế hay còn gọi là giờ GMT (Greenwich Mean Time) và đánh số 0. + Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế. B) Hệ quả chuyển động tự quay quanh Mặt Trời của Trái Đất * Các mùa trong năm: - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. - Nguyên nhân: Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa. - Đặc điểm về mùa + Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm. + Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa cũng có sự khác nhau theo cách tính lịch dương hoặc lịch âm. + Ở vùng ôn đới, một năm có bốn mùa khá rõ rệt; ở vùng nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt. + Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau. * Ngày đêm dài, ngắn theo vĩ độ: - Đặc điểm: Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực. - Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. CHỦ ĐỀ 3: THẠCH QUYỂN 1. Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất A) Thạch quyển - Khái niệm: Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti. - Thành phần: Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là các đá ở thể rắn. - Giới hạn + Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km. + Độ dày thạch quyển không đồng nhất, mỏng hơn ở vỏ đại dương và dày hơn ở vỏ lục địa. B) Khái niệm và nguyên nhân của nội lực - Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất. - Nguyên nhân + Nguồn năng lượng từ quá trình phân huỷ các chất phóng xạ trong Trái Đất. + Sự sắp xếp vật chất theo trọng lực, các phản ứng hóa học.. xảy ra bên trong Trái Đất. C) Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình. * Hiện tượng uốn nếp - Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp. - Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp. * Hiện tượng đứt gãy - Vị trí: Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. - Đặc điểm: Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng). - Kết quả + Các đứt gãy lớn tạo điều kiện hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất. + Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên, ví dụ như Biển Đỏ. * Hoạt động núi lửa - Đặc điểm + Hoạt động núi lửa có thể xuất hiện trên lục địa và trên biển, đại dương. + Núi lửa làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứng mac-ma trên bề mặt Trái Đất. + Trên lục địa, hoạt động núi lửa tạo thành các ngọn núi lửa đứng độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa. - Kết quả + Miệng núi lửa đã ngừng hoạt động thường tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên. + Dọc theo các đứt gãy, hoạt động núi lửa có thể phun trào mạc-ma trên diện rộng, tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn. + Hoạt động núi lửa còn tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới. D) Sự phân bố các vành đai động đất. Núi lửa trên Trái Đất Động đất, núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển, tạo nên các vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất. - Vành đai động đất: Phía tây châu Mĩ, giữa Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương. - Vành đai núi lửa: Phía tây châu Mĩ, đông Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương. 2. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất A) Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực - Khái niệm: Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất. - Nguyên nhân: Năng lượng bức xạ Mặt Trời là nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực. - Các yếu tố: Khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực. B) Tác động của ngoại lực đến địa hình - Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình: Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. - Các quá trình ngoại lực không có ranh giới rõ ràng và chúng có thể đan xen lẫn nhau. - Quá trình phong hóa: Các loại phong hóa chủ yếu là phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. CHỦ ĐỀ 4: KHÍ QUYỂN 1. Khí quyển. Nhiệt độ không khí A) Khái niệm khí quyển - Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời. - Không khí bao gồm các thành phần: Khí ni-tơ (78%) ; khí ô-xy (21%) ; hơi nước, khí cacbonic và các khí khác (1%). - Khí quyển được cấu tạo gồm một số tầng là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng ngoài cùng. - Vai trò: Tầng đối lưu chứa đến 80% khối lượng không khí của khí quyển, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và sinh vật. B) Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất Theo vĩ độ địa lí Theo lục địa và đại dương Theo địa hình 2. Khí áp, gió và mưa A) Khí áp * Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất - Phân loại: Đai áp thấp và đai áp cao. - Phân bố + Phân bố đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo. + Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt, do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. - Nguyên nhân: Sự hình thành các đai áp có nguồn gốc từ nhiệt động lực. + Tại xích đạo, không khí bị đốt nóng nở ra thăng lên cao nên ở đây hình thành đai áp thấp xích đạo. + Đến tầng bình lưu, không khí chuyển động theo luồng ngang về phía hai cực, nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác động của lực Cô-ri-ô-lit nên giáng xuống vùng cận chí tuyến, tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới. + Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nén xuống bề mặt Trái Đất tạo nên đai áp cao cực. + Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao, tạo nên đai áp thấp ôn đới. * Nguyên nhân sự thay đổi khí áp - Nhân tố: Sự thay đổi khí áp chịu tác động của độ cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí. - Theo độ cao: Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén của không khí càng giảm nên khí áp càng nhỏ. - Theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng của không khí giảm đi nên khí áp giảm. - Theo độ ẩm: Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô làm cho khí áp giảm. B) Một số loại gió chính trên Trái Đất Gió mậu dịch tín phong Gió Tây ôn đới Gió mùa - Gió địa phương: Gió đất, gió biển Gió phơn Gió núi, thung lũng · C) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa · Khí áp Gió Frông Dải hội tụ nhiệt đới Dòng biển Địa hình D) Sự phân bố mưa trên thế giới Phân bố mưa theo vĩ độ Phân bố mưa trên lục địa CHỦ ĐỀ 5: THỦY QUYỂN 1. Thủy quyển. Nước trên lục địa A) Thủy quyển - Khái niệm: Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển. - Đặc điểm + Khoảng 3% là nước ngọt còn lại là nước mặn. + Nguồn nước ngọt của Trái Đất chủ yếu là băng, tuyết ở hai cực, trên các đỉnh núi cao. + Sự vận động, thay đổi trạng thái của nước tạo nên vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất. B) Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông Chế độ mưa Băng tuyết tan Hồ, đầm Địa hình Đặc điểm đất, đá và thực vật Con người C) Hồ và phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành - Khái niệm: Là bồn nước ở các vùng trũng thấp trên lục địa. - Phân loại: Có nhiều cách phân loại hồ khác nhau. Theo nguồn gốc hình thành, có các loại hồ chủ yếu sau đây. + Hồ tự nhiên: Hồ móng ngựa Hồ kiến tạo Hồ băng hà Hồ miệng núi lửa + Hồ nhân tạo D) Nước băng tuyết và nước ngầm * Nước băng tuyết - Đặc điểm + Băng và tuyết là nước ở thể rắn, chiếm phần lớn lượng nước ngọt trên Trái Đất. + Nước băng tuyết bao phủ gần 11% diện tích các lục địa với thể tích hơn 24 triệu km3. + Diện tích, khối lượng băng, tuyết luôn thay đổi theo lịch sử phát triển của Trái Đất. - Nguồn gốc hình thành băng: Do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, được tích tụ, nén chặt trong thời gian dài. - Phân bố: Ở hai cực và trên các đỉnh núi cao. - Vai trò: Cung cấp nguồn nước cho sông khi nước băng tan và tạo thành các dạng địa hình băng hà ở vùng khí hậu lạnh. * Nước ngầm - Khái niệm: Là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất. - Đặc điểm + Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước. + Nguồn gốc của nước ngầm chủ yếu là do nước trên mặt đất thấm xuống. - Nhân tố: Mực nước ngầm luôn thay đổi do phụ thuộc vào nhiều nhân tố + Nguồn cung cấp. + Đặc điểm địa hình, khả năng thấm nước của đất, đá. + Mức độ bốc hơi, lớp phủ thực vật và con người. - Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm đất, đá. - Vai trò + Là một trong những nguồn cung cấp nước cho các hệ thống sông trên Trái Đất. + Kho nước ngọt có trữ lượng lớn phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của con người. E) Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt - Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới. - Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm: + Giữ sạch nguồn nước. + Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. + Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước. + Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. 2. Nước biển và đại dương A) Một số tính chất của nước biển và đại dương * Độ muối của nước biển và đại dương - Có nhiều chất hòa tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất. - Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian. + Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36, 8%), ở xích đạo (34, 5%) và vùng cực (34%). + Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển. * Nhiệt độ của nước biển và đại dương - Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17, 5°C. - Đặc điểm + Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông. + Nhiệt độ nước biển, đại dương giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu. Theo vĩ độ: Ở vùng xích đạo và nhiệt đới phổ biến từ 26°C đến 28°C; Ở vùng cận nhiệt, ôn đới từ 20°C đến 10°C; Ở vùng cận cực phổ biến dưới 5°C. Theo độ sâu: Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300m nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu khoảng 3000m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi. B) Sóng biển - Khái niệm: Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng. - Nguyên nhân + Gió là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển. + Ngoài ra, sóng cũng có thể được hình thành do động đất, núi lửa.. - Đặc điểm + Hướng và độ cao của sóng phù hợp với hướng và tốc độ gió trên mặt biển, đại dương. + Sóng bị suy yếu và tan rã khi tiến vào bờ do bị ma sát với đáy biển. + Đáy biển càng nông, tốc độ suy yếu và tan rã của sóng càng nhanh. C) Thủy triều - Khái niệm: Là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày. - Nguyên nhân: Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục. - Đặc điểm + Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng. + Dao động thuỷ triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông. D) Dòng biển - Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở hai bán cầu. - Đặc điểm + Hai bên xích đạo, các dòng biển chảy từ phía đông về phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa, bị chuyển hướng về phía bắc (ở bán cầu Bắc), phía nam (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu. + Ở khoảng vĩ độ 30 - 40° trên cả hai bán cầu, các dòng biển chảy về phía đông, khi gặp bờ tây các lục địa, bị đổi hướng về phía nam (ở bán cầu Bắc), phía bắc (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo. + Trên vùng vĩ độ cao của bản cầu Bắc, các dòng biển chuyển động rất phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là hình thái địa hình bờ biển. Ở vùng vĩ độ cao của bán cầu Nam, dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông. E) Vai trò của biển. Đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Biển, đại dương có vai trò vô cùng quan trọng đối xã hội loài người và ngày càng được coi trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới. - Cung cấp tài nguyên sinh vật (hải sản, rong biển). - Cung cấp tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối biển). - Cung cấp năng lượng (sóng biển, thuỷ triều). - Phát triển các ngành kinh tế biển (giao thông vận tải đường biển, du lịch). CHỦ ĐỀ 6: SINH QUYỂN Đất và sinh quyển A) Đất và lớp vỏ phong hóa - Khái niệm + Đất là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa. + Lớp vỏ phong hóa là sản phẩm phong hóa của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc. - Thành phần: Vô cơ, hữu cơ, nước, không khí và được đặc trưng bởi độ phì. - Độ phì là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng, nước, nhiệt, khí cho thực vật sinh trưởng và phát triển, tạo ra năng suất cây trồng. B) Các nhân tố hình thành đất Đá mẹ Khí hậu Sinh vật Địa hình Thời gian Con người C) Khái niệm, đặc điểm và giới hạn của sinh quyển - Khái niệm: Là toàn bộ sinh vật sinh sống trên Trái Đất, tạo thành một quyển của Trái Đất. Hay có thể hiểu, sinh quyển là thế giới của sinh vật sống trên Trái Đất. - Đặc điểm chủ yếu của sinh quyển là các cơ thể sống. + Thực vật là một thành phần quan trọng của sinh quyển. + Động vật thường sống thành bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau. + Vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, có tính thích nghi mạnh và sinh sản nhanh. - Tác động: Sinh quyển ảnh hưởng đến sự phát triển của các quyển khác trên Trái Đất. - Giới hạn + Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật, bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển. + Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp lớp ô-zôn của khí quyển. + Giới hạn dưới ở lục địa là đáy lớp vỏ phong hóa, ở đại dương xuống tận các hố sâu đại dương (sâu nhất khoảng 11 km) + Sinh quyển thường tập trung nhiều ở khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất. B) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật Khí hậu Nước Đất Địa hình Sinh vật Con người CHỦ ĐỀ 7: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA VỎ ĐỊA LÍ 1. Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh A) Vỏ địa lí - Khái niệm: Là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển). - Giới hạn + Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn. + Giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km. - Đặc điểm + Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung. + Một số quy luật chính là: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới. B) Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của địa lí * Khái niệm - Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí. - Nguyên nhân: Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. - Đặc điểm: Tuy chúng có quá trình phát sinh và phát triển riêng nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. * Biểu hiện của quy luật - Biểu hiện: Trong tự nhiên, chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại. Lúc đó, thiên nhiên sẽ hình thành nên một trạng thái thống nhất mới, khác với ban đầu. - Ví dụ: Phá rừng bừa bãi ở nhiều nơi trên Trái Đất đã làm thay đổi nhiều thành phần tự nhiên. * Ý nghĩa thực tiễn - Khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình. - Có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên. 2. Quy luật địa đới và phi địa đới A) Quy luật địa đới - Khái niệm: Là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực). - Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu nên góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất giảm độ lớn từ xích đạo về cực đã kéo theo sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên khác. - Phạm vi: Tính địa đới biểu hiện nhiệt rõ nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn. * Biểu hiện của quy luật Quy luật địa đới là quy luật phổ biến của vỏ địa lí, được thể hiện qua các yếu tố và thành phần tự nhiên. - Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. Vòng đai Vị trí Nóng Giữa hai đường đẳng nhiệt năm + 20 °C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N. Ôn hòa Giữa các đường đẳng nhiệt năm + 20 °C và đường đẳng nhiệt + 10 °C tháng nóng nhất của hai bán cầu. Lạnh Giữa các đường đẳng nhiệt + 10 °C và 0 °C của tháng nóng nhất, ở vĩ độ cận cực của hai bán cầu. Băng tuyết vĩnh cửu Nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C, bao quanh hai cực. - Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất + Khí áp và gió thường xuyên trên Trái Đất cũng được phân bố theo các đai khí áp và các đới gió từ xích đạo về hai cực. + Lượng mưa có sự khác nhau giữa vùng xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực. - Các đới khí hậu + Khí hậu được hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. + Bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển là các yếu tố địa đới trên phạm vi rộng lớn nên tạo ra các đới khí hậu. - Các nhóm đất và các kiểu thực vật chính + Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. + Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật. => Sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực. * Ý nghĩa thực tiễn Hiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống. B) Quy luật phi địa đới - Khái niệm: Là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao. - Nguyên nhân + Các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao. + Các thành phần tự nhiên ở bờ đông, bờ tây lục địa, ở độ cao núi khác nhau sẽ có những đặc điểm không giống nhau. * Biểu hiện của quy luật - Theo kinh độ (quy luật địa ô) + Khái niệm: Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ. + Nguyên nhân: Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa thì tính chất lục địa càng tăng. + Biểu hiện: Thể hiện rõ nhất ở các thảm thực vật phân bố từ tây sang đông. - Theo đai cao (quy luật đai cao) + Khái niệm: Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình. + Nguyên nhân: Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi. + Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình. * Ý nghĩa thực tiễn - Hiểu biết về sự phân hóa của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung. - Có biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày. CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ 1. Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số A) Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới * Đặc điểm dân số - Quy mô dân số đông và vẫn tiếp tục tăng (khoảng 7 795 triệu người - 2020). - Tốc độ gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các giai đoạn. - Quy mô dân số không giống nhau giữa các nhóm nước, các châu lục và các quốc gia. B) Gia tăng dân số * Gia tăng dân số tự nhiên * Gia tăng dân số cơ học * Gia tăng dân số thực tế C) Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số - Nhân tố tự nhiên sinh học tác động tới mức sinh và mức tử. - Trình độ phát triển kinh tế tác động tới mức sinh và gia tăng dân số. Những nước có trình độ phát triển kinh tế cao có mức sinh thấp và gia tăng dân số thấp. - Chính sách dân số tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước trong những thời kì nhất định. - Các nhân tố khác: Điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục tập quán, y tế, giáo dục.. cũng tác động đến gia tăng dân số. C) Cơ cấu dân số Cơ cấu dân số phản ánh những đặc trưng về cấu trúc của dân số và được chia thành hai nhóm chính là cơ cấu sinh học (hay cơ cấu tự nhiên) và cơ cấu xã hội. * Cơ cấu sinh học - Cơ cấu dân số theo giới tính - Cơ cấu dân số theo tuổi * Cơ cấu xã hội: Cơ cấu dân số theo lao động, cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, cơ cấu dân số theo dân tộc, cơ cấu dân số theo tôn giáo.. 2. Phân bố dân cư và đô thị hóa A) Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư - Nhân tố tự nhiên - Nhân tố kinh tế - xã hội B) Đô thị hóa - Khái niệm: Là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị, tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị. - Các nhân tố tác động đến đô thị hóa Vị trí địa lí Tự nhiên Kinh tế xã hội - Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường + Tích cực Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi cơ cấu lao động. Phổ biến văn hóa và lối sống đô thị; mở rộng không gian đô thị. Hình thành môi trường đô thị với chất lượng ngày càng cải thiện.. + Tiêu cực Đô thị hóa nếu vượt quá tầm kiểm soát, không gắn liền với công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả. Làm cho cơ sở hạ tầng đô thị quá tải, gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở. Gia tăng tệ nạn xã hội; chất lượng môi trường không đảm bảo.. CHỦ ĐỀ 2: CÁC NGUỒN LỰC, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Các nguồn lực phát triển kinh tế A) Khái niệm nguồn lực Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường.. ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. B) Phân loại nguồn lực - Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. + Phạm vi lãnh thổ: Nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước + Nguồn gốc hình thành: Vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội C) Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế Nguồn lực đóng vai trò là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước. - Vị trí địa lí có vai trò quan trọng trong giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế.. giữa các nước. - Nguồn lực tự nhiên tạo điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, góp phần tích luỹ vốn, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế. 2. Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. - Cơ cấu kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản. + Cơ cấu theo ngành + Cơ cấu theo thành phần + Cơ cấu theo lãnh thổ - Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế Loại cơ cấu Theo ngành Theo thành phần Theo lãnh thổ Thành phần Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp, xây dựng; Dịch vụ. Khu vực kinh tế trong nước; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vùng kinh tế; Tiểu vùng kinh tế. Đặc điểm Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Được hình thành dựa trên chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau. Kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.. - Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia Đặc điểm GDP GNI Khái niệm Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bên trong lãnh thổ một nước, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Đối tượng đóng góp Không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra. Không phân biệt họ cư trú ở lãnh thổ nào (kể cả ở trong nước và ở nước ngoài). Đo lường GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế. GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế, chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra. Ý nghĩa Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia. GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực. - GDP và GNI bình quân đầu người được tính bằng cách chia GDP và GNI cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định (thường là một năm). - GDP và GNI bình quân đầu người là những tiêu chí quan trọng dùng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia; là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người. CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ 1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản A) Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng: - Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Tạo mặt hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia. - Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. - Giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. B) Đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu. - Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống. - Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi. - Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản. C) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Lâm nghiệp. Thủy sản Điều kiện tự nhiên Địa hình, đất trồng Khí hậu và nguồn nước Sinh vật Kinh tế - xã hội Dân cư, lao động Khoa học - công nghệ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường 2. Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Đặc điểm so sánh Vai trò Đặc điểm Tình hình phát triển Phân bố Trồng trọt + Ngành trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.. + Trong trồng trọt, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu. + Cây trồng là đối tượng sản xuất. + Hoạt động trồng trọt có tính mùa vụ và phân bố tương đối rộng. - Dịch vụ nông nghiệp cung cấp máy móc, phân bón và các sản phẩm hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp. - Dịch vụ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi.. - Dịch vụ bao gồm dịch vụ trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp sau thu hoạch. - Sự phân bố dịch vụ nông nghiệp thường gắn chặt chẽ với hoạt động sản xuất nông nghiệp. + Cây lương thực: Gồm lúa gạo, lúa mì và ngô. + Cây công nghiệp Các cây công nghiệp ra nhiệt, ẩm, cần đất thích hợp và lao động có kinh nghiệm nên thường phân bố thành vùng tập trung. Các cây ưa nhiệt, ẩm cao như: Mía, cà phê, cao su.. phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới. Chăn nuôi + Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người. + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. + Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị. + Thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH. + Đối tượng ngành chăn nuôi là các cơ thể sống, tuân theo quy luật sinh học nhất định. + Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn. + Có nhiều thay đổi về hình thức chăn nuôi, hướng chuyên môn hóa và áp dụng rộng rãi khoa học - công nghệ trong sản xuất. + Chăn nuôi gia súc gồm bò, trâu, lợn, cừu, dê.. + Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pa-ki-xtan.. + Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam. + Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a.. + Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a.. + Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng.. + Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt.. phân bố rộng rãi ở nhiều nước. Lâm nghiệp + Lâm nghiệp cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; cung cấp thực phẩm, các dược liệu quý. + Lâm nghiệp tạo việc làm, thu nhập và sinh kế cho người dân. + Trong lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng góp phần điều hòa nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái. + Đối tượng của ngành lâm nghiệp là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài, chậm. + Thường phân bố trên không gian rộng lớn. + Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. + Năm 2019, diện tích rừng của thế giới chiếm khoảng 27, 1 % diện tích bề mặt Trái Đất. Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và của con người. + Các nước có tổng diện tích rừng lớn là Liên bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Công-gô.. + Những nước có diện tích rừng trồng lớn là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ.. Thủy sản + Thủy sản cung cấp thực phẩm giàu chất đạm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ nghệ và mặt hàng xuất khẩu có giá trị. + Tận dụng những lợi thế tự nhiên, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển.. + Đối tượng sản xuất của thủy sản là các vật nuôi sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và có tính quy luật. + Ngành thủy sản ngày càng áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Thủy sản bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn, phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển.. + Sản lượng thủy sản của thế giới liên tục tăng. Năm 2019, sản lượng khai thác chiếm khoảng 46 % tổng sản lượng thủy sản. + Thủy sản nuôi trồng chiếm 54 % tổng sản lượng thủy sản của thế giới (nuôi nước ngọt chiếm 62, 5 % - năm 2019). + Châu Á là châu lục nuôi trồng thủy sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. + Các nước có sản lượng thủy sản khai thác nhiều trên thế giới là Trung Quốc, Pê-xu, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ.. + Các nước nuôi trồng nhiều thủy sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.. 3. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp * Quan niệm Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. * Vai trò - Thúc đẩy chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp, tập trung tư liệu sản xuất, lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật. - Nâng cao năng suất lao động và góp phần quy hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân. - Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. - Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ. - Giảm thiểu tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. * Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu là: Trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp. * Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại - Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản. - Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.. - Công nghệ sinh học: Lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học.. - Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: Canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh.. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai - Gắn với thị trường: Liên kết trong sản xuất nông nghiệp hình thành và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. - Ứng dụng công nghệ cao: Phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh.. - Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. 4. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp A) Vai trò của ngành công nghiệp Công nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. - Cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Cung cấp hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng cho cuộc sống con người, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội. - Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, đóng vai trò là hạt nhân phát triển vùng. B) Đặc điểm của ngành công nghiệp - Công nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất thông qua quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. - Một số đặc điểm của ngành công nghiệp + gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp + có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao. + tiêu thụ khối lượng lớn nguyên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều + có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian C) Cơ cấu ngành công nghiệp - Phân loại + Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, công nghiệp bao gồm ba nhóm chính là: Khai thác, chế biến và dịch vụ công nghiệp. + Các cách phân loại khác như: Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, dựa vào mức độ tiến bộ trong quy trình sản xuất.. - Cơ cấu ngành công nghiệp Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến Dịch vụ công nghiệp - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp Vị trí địa lí Tự nhiên Kinh tế - xã hội 5. Địa lí một số ngành công nghiệp Đặc điểm so sánh Vai trò và đặc điểm Phân bố Hiện trạng Ưu và nhược điểm Công nghiệp khai thác than + Than là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. + Than được dùng làm nhiều liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, công nghiệp hóa chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm.. + Than được phân thành nhiều loại tuỳ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro. + Các mỏ than được phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc. + Những nước đứng đầu về sản lượng khai thác than là những nước có trữ lượng than lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ.. Do mức độ khai thác quá lớn gắn với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất, đặc biệt là hóa dầu đã dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên này. - Nhược điểm: Quá trình khai thác và sử dụng đã làm cạn kiệt trữ lượng than, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Công nghiệp khai thác dầu khí + Dầu khí là nhiên liệu quan trọng cho sản xuất điện, giao thông vận tải; làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau. + Dầu mỏ được ví như "vàng đen" của nhiều nước. + Sau khi chế biến, dầu khí tạo ra nhiều sản phẩm như: Xăng, dầu hỏa, dầu ma-dut.. + Các mỏ dầu khí phân bố ở cả hai bán cầu. + Các nước đứng đầu về sản lượng khai thác đều có trữ lượng dầu khí lớn như: A-rập Xê-út, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-rắc, I-ran.. - Ưu điểm: Dầu khí có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than), dễ vận chuyển và sử dụng, nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. - Nhược điểm: Quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu mỏ gây ô nhiễm môi trường nước, biển, không khí.. Công nghiệp điện lực + Điện là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hóa, tự động hóa. + Nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác. + Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, văn minh của con người. + Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các nước. + Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: Nhiệt điện (dầu mỏ, than đá, khí đốt), thuỷ điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo). + Các nhà máy điện yêu cầu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động, giá thành. + Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện. + Công nghiệp điện lực: Phát triển rất nhanh do nhu cầu của nền kinh tế và mức sống ngày càng cao của dân cư. Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa. + nhiệt điện chạy bằng than: Gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, tạo ra mưa a-xit và hiện tượng nóng lên toàn cầu. + Điện nguyên tử: Những sự cố xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và sức khoẻ con người. - Định hướng: Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm được năng lượng hóa thạch ngày càng phổ biến. Công nghiệp khai thác quặng kim loại + Quặng kim loại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. + Quặng kim loại là nguyên liệu không thể thay thế được của một số ngành công nghiệp. + Quặng kim loại rất đa dạng. Các nước tập trung chủ yếu vào khai thác quặng kim loại đen và kim loại màu. + Quặng kim loại đen có trữ lượng lớn nhất, trong đó quặng sắt chiếm trên 90%. + Các quặng kim loại màu trong tự nhiên thường tồn tại dưới dạng đa kim, trữ lượng ít. + Việc khai thác khó khăn, tiêu hao nhiều năng lượng và đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao. + Sự phân bố của ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại rất khác nhau. + Các nước khai thác quặng kim loại đen nhiều là những nước có trữ lượng lớn như: Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Bra-xin, Ô-xtrây-lia, Ấn Độ, Hoa Kỳ.. + Khai thác quặng kim loại màu tập trung ở các nước đang phát triển như: Quặng đồng ở Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, quặng bô-xit ở Ghi-nê.. - Tác động: Khai thác quặng kim loại làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tác động đến nguồn nước mặt và nước ngầm. - Định hướng: Việc sản xuất các vật liệu thay thế, sử dụng lại các phế liệu là biện pháp nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công nghiệp điện tử - tin học - Vai trò + Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. + Góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. + Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới. - Đặc điểm + Không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, + Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển, vốn đầu tư nhiều. - Sản phẩm: Sản phẩm của ngành này rất phong phú và đa dạng như: Máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông.. + Tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bra-xin.. + Nhiều nước đang phát triển đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm phục vụ nền kinh tế và xuất khẩu (thiết bị bưu chính viễn thông, linh kiện điện tử). - Tác động: Tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lý rác thải chứa các tạp chất, hóa chất độc hại. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng - Vai trò + Ngành dùng không thể thiếu trong cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi quốc gia. + Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế. + Tạo ra được nhiều loại hàng hóa thông dụng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. - Đặc điểm + Sử dụng ít nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải. + Vốn đầu tư không nhiều, sử dụng nhiều lao động. + Phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. + Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới. + Những nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.. - Tác động + Sự phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động tới môi trường. + Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.. Công nghiệp thực phẩm - Vai trò + Đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn, uống của con người. + Góp phần làm tăng thêm chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. + Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tích luỹ vốn, giải quyết việc làm. + Góp phần giải phóng công việc nội trợ cho phụ nữ. + Vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nhiều nước. - Đặc điểm + Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp. + Sản phẩm rất phong phú và đa dạng (bánh kẹo, rượu bia, thịt cá hộp, sữa). + Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thuỷ sản. + Phân bố tương đối linh hoạt và có mặt ở mọi quốc gia. + Các nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến. Định hướng phát triển công nghiệp - Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. - Phát triển các ngành công nghiệp gắn với khoa học công nghệ có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường. - Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. - Tăng trưởng xanh theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, giảm phát thải chất thải. 6. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp A) Quan niệm Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. B) Vai trò Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường. - Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ. - Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH. - Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân. - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững. C) Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới khá đa dạng, trong đó phổ biến nhất là: Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp. Hình thức Vai trò Đặc điểm Điểm công nghiệp - Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu ở địa phương. - Giải quyết việc làm và phục vụ những nhu cầu nhất định cho nghiệp, dân cư ở địa phương. - Là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. - Lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng. - Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu nông lâm nghiệp, thuỷ sản) hay một loại tài nguyên. - Các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất. Khu công nghiệp - Hình thức quan trọng và phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa. - Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá trị lâu dài. - Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, năng lực quản lí và nâng cao thu nhập cho người lao động. - Góp phần bảo vệ môi trường. - Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. - Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội. - Các xí nghiệp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sự liên kết, hợp tác cao, sản xuất các sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu. - Các xí nghiệp, doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng quy chế ưu đãi riêng. Trung tâm công nghiệp - Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước. - Hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan tỏa rộng. - Nơi đón đầu công nghệ mới và tạo ra những đột phá trong sản xuất. - Gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất. - Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ. - Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện. - Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao. - Có quy mô khác nhau phụ thuộc vào vai trò, giá trị sản xuất công nghiệp và tính chất chuyên môn hóa. Vùng công nghiệp - Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất. - Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia. - Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế. - Là vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất. - Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên chuyên môn hóa của vùng, trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ. - Sản xuất mang tính chất hàng hóa. 7. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ A) Vai trò của dịch vụ - Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. - Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. - Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội. - Thúc đẩy phân công lao động, toàn cầu hóa và hội - nhập quốc tế. B) Đặc điểm của dịch vụ - Sản phẩm của ngành dịch vụ không mang tính vật chất. - Hoạt động dịch vụ có tính linh hoạt cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội. - Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống. Các nhóm ngành dịch vụ là những mắt xích trong một chuỗi liên kết giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với cung ứng, với tiêu dùng.. - Không gian lãnh thổ của dịch vụ ngày càng mở rộng. Hoạt động dịch vụ không giới hạn ở một khu vực, một quốc gia mà phát triển toàn cầu. C) Cơ cấu ngành dịch vụ - Dịch vụ là kết quả của quá trình lao động nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống con người nên có cơ cấu ngành đa dạng và phức tạp. - Phân chia các ngành dịch vụ hiện nay dựa vào hoạt động dịch vụ: Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. D) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành du lịch Vị trí địa lí Kinh tế - xã hội Tự nhiên 8. Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông A) Giao thông vận tải * Vai trò - Thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển. - Phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương, là phương tiện giúp các nước giao lưu và hội nhập, giải quyết việc làm cho người lao động.. - Tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, làm cho khoảng cách địa lí được rút ngắn lại. - Góp phần khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. * Đặc điểm - Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra. - Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. - Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành kinh tế khác. - Có sự phân bố đặc thù, theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông. * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải Vị trí, lãnh thổ Kinh tế - xã hội Tự nhiên B) Địa lí các ngành giao thông vận tải * Đường ô tô * Đường sắt * Đường sông, hồ * Đường biển * Đường hàng không C) Bưu chính viễn thông * Vai trò - Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế. - Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. - Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia. * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông - Trình độ phát triển kinh tế - Khoa học - công nghệ - Vốn đầu tư - Nhân tố khác: Mức sống dân cư, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng.. D) Tình hình phát triển và phân bố * Bưu chính - Tình hình phát triển + Dịch vụ bưu chính bao gồm nhận, vận chuyển và chuyển phát thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, điện báo, điện tín, chuyển tiền từ nơi gửi (người gửi) đến nơi nhận (người nhận). + Hoạt động bưu chính ngày càng phát triển, nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện. + Bưu chính không thể tách rời xã hội và khách hàng mà ngành phục vụ. - Phân bố: Hầu như mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính, trong đó, có khoảng 1, 5 tỉ người trên toàn thế giới đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính. * Viễn thông - Tình hình phát triển: Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại. + Điện thoại là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin. + Máy tính cá nhân là phương tiện được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. + Internet bao gồm mạng toàn cầu www và các thiết bị phần cứng (máy tính, mạng truyền dẫn) đã mở ra kỉ nguyên mới cho ngành viễn thông. - Phân bố: Dịch vụ viễn thông có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới. 9. Thương mại, tài chính ngân hàng và dịch vụ A) Thương mại * Khái niệm: Thương mại là khâu tất yếu của quá trình sản xuất, được coi là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò quan trọng về nhiều mặt. * Vai trò - Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. - Điều tiết sản xuất, giúp hàng hóa được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất. - Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế của mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới. - Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới. * Đặc điểm - Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. - Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương). - Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại - Trình độ phát triển kinh tế - Đặc điểm dân số - Khoa học - công nghệ và chính sách - Nhân tố khác: Các nhân tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn.. Nội thương * Tình hình phát triển - Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra bên trong phạm vi của một quốc gia. - Hoạt động nội thương là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng. - Nội thương đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong nước được thông suốt. - Trong hoạt động nội thương, chỉ tiêu Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng được coi là thước đo quan trọng. * Phân bố - Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại. - Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. - Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hóa ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online. Ngoại thương * Tình hình phát triển - Ngoại thương là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới, thông qua việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ. - Hoạt động ngoại thương gắn liền với xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. - Quan hệ so sánh giữa trị giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với trị giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu gọi là cán cân xuất nhập khẩu. - Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng. - Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới có những thay đổi rõ rệt. * Phân bố - Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á.. - Các quốc gia có trị giá xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc.. - Những nước xuất siêu là Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc.. ; những nước nhập siêu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản.. B) Tài chính ngân hàng * Vai trò - Là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống. - Tạo cơ hội cho nhà sản xuất và người dân thanh khoản trên thị trường, duy trì nguồn cung tài chính thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ. - Điều tiết và ổn định nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Góp phần hình thành quan hệ tích luỹ và tiêu dùng hợp lí. * Đặc điểm - Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng. - Các tổ chức tài chính và các ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên tài sản, doanh thu và đối tượng phục vụ. - Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất, phí dịch vụ quyết định tới việc lựa chọn các tổ chức tài chính và các ngân hàng của người tiêu dùng. * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính ngân hàng - Sự phát triển của nền kinh tế: Kinh tế càng phát triển sẽ tạo ra nhiều tổng sản phẩm xã hội, cơ sở để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu.. - Khoa học - công nghệ, mức thu nhập của dân cư.. cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của tài chính ngân hàng. - Chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của ngành. * Tình hình phát triển và phân bố - Hoạt động tài chính ngân hàng ngày càng sôi động, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng được thành lập trên thế giới và ở mỗi quốc gia. - Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải, Bắc Kinh, Xin-ga-po, Phran-phuốc, Zu-rich.. C) Du lịch * Vai trò - Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia và địa phương. - Tạo nhiều việc làm, giảm nghèo, phục hồi sức khoẻ; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia. - Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả tài nguyên; bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường (tự nhiên và nhân văn). * Đặc điểm - Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình. - Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi.. - Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ. * Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố du lịch - Tài nguyên du lịch - Thị trường khách du lịch - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật - Các nhân tố kinh tế - xã hội khác * Tình hình phát triển và phân bố du lịch - Du lịch được coi là ngành "công nghiệp không khói" và có đóng góp quan trọng vào GDP của nhiều quốc gia. - Bước sang thế kỉ XXI, lượng khách du lịch quốc tế tăng lên không ngừng. - Doanh thu từ du lịch cũng ngày càng lớn. - Các hình thức du lịch ngày càng phong phú, từ truyền thống đến các hình thức mới. - Các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng. - Những nước đứng hàng đầu thế giới về số lượt khách và doanh thu du lịch là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.. CHỦ ĐỀ 4: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH 1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên A) Môi trường * Khái niệm - Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020). - Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. * Đặc điểm - Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người. - Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người. * Vai trò - Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. - Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. - Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra. - Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình. B) Tài nguyên thiên nhiên * Khái niệm Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người. * Đặc điểm - Phân bố không đồng đều theo không gian lãnh thổ. - Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và lịch sử. - Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa dạng nhưng có giới hạn nhất định. - Phân loại: Cách phân loại thông dụng nhất hiện nay là dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. * Vai trò - Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội + Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. + Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.. - Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. 2. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh A) Phát triển bền vững * Khái niệm Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau. * Sự cần thiết phải phát triển bền vững - Về kinh tế - Về xã hội - Về môi trường B) Tăng trưởng xanh * Khái niệm - Tăng trưởng xanh là phương thức phát triển kinh tế bền vững, một bộ phận của phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên. - Theo Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP), tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế bền vững với môi trường để thúc đẩy sự phát triển cac-bon thấp và tiến bộ xã hội. * Biểu hiện: - Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu - Xanh hóa sản xuất - Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững * Tăng trưởng xanh: - Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp - Tăng trưởng xanh trong công nghiệp - Tăng trưởng xanh trong lối sống Câu 1. Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí A. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. B. Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực. C. Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến. D. Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới. Câu 2. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây? A. Chí tuyến lục địa. B. Xích đạo lục địa. C. Ôn đới lục địa. D. Cực lục địa. Câu 3. Trị số khí áp tỉ lệ A. Nghịch với tỉ trọng không khí. B. Thuận với nhiệt độ không khí. C. Thuận với độ ẩm tuyệt đối. D. Nghịch với độ cao cột khí. Câu 4. Khí áp tăng khi A. Nhiệt độ giảm. B. Nhiệt độ tăng. C. Độ cao tăng. D. Khô hạn giảm. Câu 5. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở A. Biển, đại dương; nước ngầm, băng tuyết; nước sông, suối, hồ. B. Biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển. C. Sông, suối, hồ; băng tuyết, nước trong các đại dương, hơi nước. D. Sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương. Câu 6. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là A. Dòng chảy mặt. B. Nguồn cấp nước. C. Chế độ nước. D. Lưu vực nước. Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do A. Mưa. B. Núi lửa. C. Động đất. D. Gió. Câu 8. Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm A. Vuông góc với nhau. B. Thẳng hàng với nhau. C. Lệch nhau góc 45 độ. D. Lệch nhau góc 60 độ. Câu 9. Thổ nhưỡng là lớp vật chất A. Tơi xốp ở bề mặt lục địa. B. Rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất. C. Mềm bở ở bề mặt lục địa. D. Vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất. Câu 10. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình? A. Độ ẩm. B. Độ rắn. C. Độ phì. D. Nhiệt độ. Câu 11. Lớp vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây? A. Khí quyển. B. Thạch quyển. C. Sinh quyển. D. Thổ nhưỡng quyển. Câu 12. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng từ A. 20-25km. B. 25-30km. C. 30-35km. D. 35-40km. Câu 13. Quy luật địa đới là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo A. Vĩ độ. B. Độ cao. C. Kinh độ. D. Các mùa. Câu 14. Trong tự nhiên, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật A. Địa đới. B. Địa ô. C. Thống nhất. D. Đai cao. Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng về hơi nước trong khí quyển? A. Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1%. B. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường. C. Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu. D. Phân bố không đồng đều trên Trái Đất. Câu 16. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực? A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, cực. C. Cực, xích đạo. D. Ôn đới, chí tuyến. Câu 17. Nơi nào sau đây có nhiều mưa? A. Khu khí áp thấp. B. Khu khí áp cao. C. Miền có gió Mậu dịch. D. Miền có gió Đông cực. Câu 18. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là A. Nước ngầm. B. Chế độ mưa. C. Địa hình. D. Thực vật. Câu 19. Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do A. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. B. Sức hút của hành tinh ở thiên hà. C. Hoạt động của các dòng biển lớn. D. Hoạt động của núi lửa, động đất. Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển? A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. B. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. C. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. D. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng với lớp vỏ địa lí? A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. D. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển. Câu 22. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ của A. Thổ nhưỡng. B. Địa hình. C. Thực vật. D. Sông ngòi. Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng với các khối khí? A. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chất khác nhau. B. Khối khí ở đại dương khác với khối khí ở trên lục địa. C. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khối khí. D. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyển. Câu 24. Nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do A. Sức hút của Mặt Trăng. B. Sức hút của Mặt Trời. C. Các gió thường xuyên. D. Địa hình các vùng biển. Câu 1. Frông là mặt ngăn cách giữa hai A. Khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. B. Khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp. C. Dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau. D. Tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất. Câu 2. Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí A. Xích đạo và chí tuyến. B. Chí tuyến và ôn đới. C. Ôn đới và cực. D. Cực và xích đạo. Câu 3. Khí áp là sức nén của A. Không khí xuống mặt Trái Đất. B. Luồng gió xuống mặt Trái Đất. C. Không khí xuống mặt nước biển. D. Luồng gió xuống mặt nước biển. Câu 4. Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao A. Chí tuyến về ôn đới. B. Cực về ôn đới. C. Chí tuyến về xích đạo. D. Cực về xích đạo. Câu 5. Nước trên lục địa gồm nước ở A. Trên mặt, nước ngầm. B. Trên mặt, hơi nước. C. Nước ngầm, hơi nước. D. Băng tuyết, sông, hồ. Câu 6. Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là A. Mưa. B. Đầm. C. Sông. D. Hồ. Câu 7. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều A. Thẳng đứng. B. Xoay tròn. C. Chiều ngang. D. Xô vào bờ. Câu 8. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày A. Trăng tròn và không trăng. B. Trăng khuyết và không trăng. C. Trăng khuyết và trăng tròn. D. Không trăng và có trăng. Câu 9. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho A. Sinh vật. B. Động vật. C. Thực vật. D. Vi sinh vật. Câu 10. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là A. Lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc. B. Lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hóa, đá gốc. C. Đá gốc, lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thổ nhưỡng. D. Đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hóa. Câu 11. Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ A. Của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển. B. Của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển. C. Cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển. D. Vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển. Câu 12. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại Dương là A. Độ sâu khoảng 9000m. B. Phía trên tầng đá badan. C. Độ sâu khoảng 5000m. D. Đáy vực thẳm đại Dương. Câu 13. Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo A. Vĩ độ. B. Độ cao. C. Kinh độ. D. Các mùa. Câu 14. Quy luật đai cao là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo A. Vĩ độ. B. Độ cao. C. Đông tây. D. Các mùa. Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng với khí quyển? A. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất. B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời. C. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật. D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn. Câu 16. Các vành đai nào sau đây là áp cao? A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, ôn đới. C. Ôn đới, cực. D. Cực, chí tuyến. Câu 17. Nhận định nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất? A. Mưa không nhiều ở vùng xích đạo. B. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến. C. Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới. D. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực. Câu 18. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây? A. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm. B. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm. C. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm. D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật. Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều? A. Dao động thường xuyên. B. Dao động theo chu kì. C. Chỉ do sức hút Mặt Trời. D. Khác nhau ở các biển. Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng với sinh quyển? A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí. Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí? A. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau. B. Chiều dày 30-35km trừng với giới hạn của sinh quyển. C. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội. D. Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Câu 22. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên? A. Địa đới, địa ô. B. Địa ô, đai cao. C. Đai cao, tuần hoàn. D. Thống nhất, địa đới. Câu 23. Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí A. Đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau. B. Có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau. C. Cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô. D. Có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau. Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều? A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương. B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có. C. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng. D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn. II. TỰ LUẬN Câu 1 (2, 5 điểm). Trình bày về thời gian hoạt động, nguồn gốc hình thành, hướng và tính chất của gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió mùa. Câu 2 (1, 5 điểm). Trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới. BẢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0, 25 điểm) 1. A 2. C 3. A 4. A 5. A 6. C 7. A 8. A 9. C 10. B 11. A 12. D 13. C 14. B 15. D 16. D 17. B 18. A 19. C 20. C 21. C 22. B 23. A 24. D ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II - NĂM 2022 - 2023 Môn: ĐỊA LÍ 10 – BỘ SÁCH CÁNH DIỀU I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1.1. Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo A. lao động và giới tính. B. lao động và theo tuổi. C. tuổi và theo giới tính. D. tuổi và trình độ văn hóa. Câu 1.2. Tỉ số gia tăng dân số cơ học là A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử. B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử. C. hiệu số giữa tỉ suất xuất cư và nhập cư. D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư. Câu 1.3. Phát biểu nào sau đây khôn g đúng với đặc điểm của đô thị hóa? A. Là một quá trình về văn hóa - xã hội. B. Quy mô và số lượng đô thị tăng nhanh. C. Tăng nhanh sự tập trung dân thành thị. D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi. Câu 2.1. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây quyết định đên xuất cư và nhập cư giữa các vùng trong lãnh thổ một quốc gia? A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Kinh tế. D. Việc làm. Câu 2.2. Yếu tố nào sau đây của dân cư không được thể hiện ở cơ cấu theo tuổi? A. tuổi thọ. B. quy mô. C. lao động. D. dân trí. Câu 2.3. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hướng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội? A. Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. B. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Làm ổn định lâu dài tình hình phân bố dân cư. D. Làm thay đổi các quá trình hôn nhân ở đô thị. Câu 3.1. Nguồn lực nào sau đây vai trò quan trọng trong giao lưu hợp tác phát triển kinh tế.. giữa các nước? A. Đất đai, biển. B. Vị trí địa lí. C. Khoa học. D. Lao động. Câu 3.2. Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế? A. Đất đai, biển. B. Vị trí địa lí. C. Kinh tế- xã hội D. Lao động. Câu 3.3. Nguồn lực nào sau đây tạo điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất góp phần tích lũy vốn, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế A. Đất đai, biển. B. Nguồn lực tự nhiên. C. Kinh tế- xã hội. D. Lao động. Câu 4.1. Chỉ số GNI/người không có ý nghĩa trong A. phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia. B. các tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sông. C. việc so sánh mức sông của dân cư các nước khác nhau. D. xác định tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của nền kinh tế. Câu 4.2. Thông thường những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì A. GNI lớn hơn GDP. B. GNI nhỏ hơn GDP. C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người. D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI. Câu 4.3. Đầu tư nước ngoài nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài sẽ có A. GDP lớn hơn GNI. B. GNI lớn hơn GDP. C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người. D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI. Câu 5.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp không phải là A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. B. bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. C. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu. D. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành. Câu 5.2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp? A. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. B. Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. C. Sản xuất bao gồm giai đoạn khai thác tài nguyên và chế biến. D Sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu, sinh vật, nước. Câu 5.3. Về cơ bản, sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra khi không có? A. nguồn nước. B. địa hình. C. đất đai. D. sinh vật. Câu 6.1. Nhân tố ảnh hưởng làm cho sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh là A. đất đai. B. nguồn nước. C. khí hậu. D. sinh vật. Câu 6.2. Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào A. chất lượng đất. B. diện tích đất. C. nguồn nước tưới. C. độ nhiệt ẩm. Câu 6.3. Cây lương thực bao gồm A. lúa gạo, lúa mì, B. lúa gạo, ngô, lạc. C. lúa mì, ngô, đậu. D. lúa gạo, lúa mì, mía. Câu 7.1. Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón. C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa. D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu. Câu 7.2. Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón. C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa. D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu. Câu 7.3. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của cây hoa màu? A. Làm thức ăn cho ngành chăn nuôi. B. Nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia. C. Dùng làm lương thực cho người. D. Làm nguồn hàng xuất khẩu chính. Câu 8.1. Phát biểu nào sau đây khôn g đúng với vai trò của ngành chăn nuôi? A. Cung cấp cho người các thực phẩm có dinh dưỡng cao. B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hàng tiêu dùng. C. Cung cấp lương thực nhằm đảm bảo đời sống nhân dân. D. Cung cấp nguồn phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt. Câu 8.2. Phương thức chăn nuôi nửa chồng trại và chuồng trại thường dựa trên cơ sở nguồn thức ăn nào sau đây? A. Đồng cỏ tự nhiện. B. Diện tích mặt nước. C. Hoa màu, lương thực. D. Chế biến tổng hợp. Câu 8.3. Phát biểu nào sau đâykhông đúng với tình hình trồng rừng trên thế giới? A. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng. B. Trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường. C. Diện tích trồng rừng ngày càng mở rộng. D. Chất lượng rừng trồng cao hơn tự nhiện. Câu 9.1. Vai trò chủ đạo của sản xuất công nghiệp là A. cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế. B. chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. sản xuất ra nhiều sản phẩm cho ngành nông nghiệp. D. chủ yếu khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 9.2. Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. đất đai, nước. B. vốn đầu tư, thị trường. C. khí hậu, rừng. D. vị trí địa lí. Câu 9.3. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. dân cư, lao động. B. vốn đầu tư, thị trường. C. khoáng sản, nước. D. khoa học – công nghệ. Câu 10.1. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp không phải là A. gắn liền với những tiến bộ của khoa học và công nghệ. B. có tính chất tập trung cao độ. C. tiêu thụ khối lượng nguyên nhiên liệu lớn. D. phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Câu 10.2. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, Cơ cấu ngành công nghiệp gồm các nhóm ngành chính nào sau đây? A. khai thác, chế biến, dịch vụ công nghiệp. B. chế biến, dịch vụ, công nghiệp nặng. C. dịch vụ, khai thác, công nghiệp nhẹ. D. khai thác, sản xuất điện, dịch vụ. Câu 10.3. Nhân tố vốn đầu tư và thị trường ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. đòn bẩy cho phát triển và phân bố công nghiệp. B. xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. C. ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và lãnh thổ. D. xuất hiện các ngành mới, linh hoạt trong phân bố. Câu 11.1. Nhân tố khoa học – công nghệ ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. B. tác động đến thị trường tiêu thụ. C. xây dựng thương hiệu sản phẩm. D. xuất hiện nhiều ngành mới. Câu 11.2. Nhân tố dân cư, lao động ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. B. đảm bảo lực lượng sản xuất. C. xây dựng thương hiệu sản phẩm. D. xuất hiện nhiều ngành mới. Câu 11.3. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác than? A. than là nguồn năng lượng cơ bản, quan trọng. B. than là nguồn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. C. than là nguồn tài nguyên không tái tạo được. D. các mỏ than phân bố đều ở cả hai bán cầu. Câu 12.1. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác dầu khí? A. Có khả năng sinh nhiệt lớn. B. Tiện vận chuyển, sử dụng. C. Cháy hoàn toàn, không tạo thành tro. D. không gây ô nhiễm môi trường. Câu 12.2. Đặc điểm công nghiệp điện tử - tin học là A. chi phí vận tải và vốn đầu tư không nhiều. B. đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ cao. A. nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp và thủy sản. B. vốn đầu tư ít, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển. Câu 12.3. Một trong những định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai là A. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến, tăng khai thác. B. đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. C. Phát triển nhanh các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng. D. phát triển mạnh các ngành công nghiệp gắn với các vùng nguyên liệu. Câu 13.1. Nhân tố có tác động lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng và phân bố công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam là A. vị trí địa lí. B. tài nguyên thiên nhiên. C. dân cư và nguồn lao động. D. cơ sở hạ tầng. Câu 13.2. Công nghiệp điện lực trên thế giới cũng như ở Việt Nam tăng nhanh chủ yếu do A. tập trung nâng cấp một số nhà máy điện cũ. B. kinh tế phát triển, mức sống nâng cao. C. đào tạo lao động trình độ cao trong ngành. D. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Câu 13.3. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp trên thế giới chủ yếu do A. có lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động có trình độ cao. C. sử dụng nhiều điện năng và ít vốn đầu tư. D. ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng ít nguyên liệu. Câu 14.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành có vai trò A. áp dụng có hiệu quả thành tựu công nghệ vào sản xuất. B. sử dụng hợp lí các nguồn nguồn lực của lãnh thổ. C. hạn chế tối đa các tác hại do hoạt động công nghiệp gây ra. D. phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng. Câu 14.2. Vai trò nào sau đây của tổ chức lãnh thổ công nghiệp về mặt xã hội? A. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động. B. sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn lực trên lãnh thổ. C. thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác giữa các xí nghiệp. D. tăng cường bảo vệ môi trường theo hướng bền vững. Câu 14.3. Việc hình thành các tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm mục đích A. nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp các nơi. B. tăng cường giá trị hàng hóa sản phẩm công nghiệp. C. đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường. D. giải quyết việc làm ở các vùng đất nước khác nhau. Câu 15.1. Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ nhất đến nhịp độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ? A. Quy mô dân số. B. Tỉ suất giới tính. C. Cơ cấu theo tuổi. D. Gia tăng tự nhiện. Câu 15.2. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với phân bố A. công nghiệp. B. nông nghiệp. C. dân cư. D. giao thông. Câu 15.3. Nơi nào sau đây có cả ba loại hình dịch vụ sản xuất, tiêu dùng, công cộng đều phát triển mạnh mẽ? A. Nông thôn. B. Đô thị. C. Hải đảo. D. Miền núi. Câu 16.1. Vai trò của dịch vụ đối với sản xuất vật chất là A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp. B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện. D. góp phần sử dụng tốt nguồn lao động trong nước. Câu 16.2. Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng với các ngành dịch vụ? A. Có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất. B. Sử dụng tốt hơn các nguồn lao động ở trong nước. C. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiện nhiện. D. Quyết định việc phân bố lại dân cư trong cả nước. Câu 16.3. Đặc điểm của ngành dịch vụ là A. sản phẩm phần lớn là phi vật chất. B. nhiều loại sản phẩm lưu giữ được. C. sự tiêu dùng xảy ra trước sản xuất. D. hầu hết các sản phẩm đều hữu hình. Câu 17.1. Một số khu vực dịch vụ bị mất cân đối cung cầu chủ yếu do A. quá trình sản xuất luôn đi cùng với tiêu thụ. B. sản phẩm không dùng thì không còn tồn tại. C. người tiêu dùng thường tham gia sản xuất. D. phần lớn sản phẩm là vô hình, phi vật chất. Câu 17.2. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ công. B. dịch vụ tiêu dùng. C. dịch vụ kinh doanh. D. dịch vụ cá nhân. Câu 17.3. Các hoạt động bán buôn bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục, thể dục thể thao thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ cá nhân. B. dịch vụ kinh doanh. C. dịch vụ tiêu dùng. D. dịch vụ công. Câu 18.1. Dịch vụ kinh doanh gồm A. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ cá nhân. B. vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh tài sản, tư vấn. C. vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh tài sản, giáo dục. D. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, khách sạn, nhà hàng, khoa học công nghệ. Câu 18.2. Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ sản xuất? A. Thương nghiệp, y tế. B. Giáo dục, y tế. C. Tài chính, tín dụng. D. Giáo dục, bảo hiểm. Câu 18.3. Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ tiêu dùng? A. Thương nghiệp, y tế. B. Giáo dục, y tế. C. Tài chính, tín dụng. D. Giáo dục, bảo hiểm. Câu 19.1. Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ công? A. Thương nghiệp, y tế. B. Giáo dục, y tế. C. Tài chính, tín dụng. D. Giáo dục, bảo hiểm. Câu 19.2. Giao thông vận tải là ngành kinh tế A. không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa. B. không làm thay đổi giá trị hàng hóa. C. có sản phẩm hầu hết đều phi vật chất. D. chỉ có mối quan hệ với công nghiệp. Câu 19.3. Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân là A. tạo các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương. B. phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài nước. C. tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới. D. góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hóa ở vùng xa. Câu 20.1. Ưu điểm của ngành vận tải đường sắt là A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ. B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình. C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh. D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế. Câu 20.2. Vai trò chủ yếu của bưu chính viễn thông là A. cung ứng đầu vào cho tất cả các ngành dịch vụ. B. tạo ra nhiều sản phẩm vật chất có hiệu quả cao. C. quyết định đến việc nâng cao chất lượng sống. D. góp phần quan trọng vào phân công lao động. Câu 20.3. Vai trò cua thương mại đối với phát triển kinh tế là A. điều tiết sản xuất, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ. B. hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng, thị hiếu mới. C. phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. D. giúp khai thác hiệu quả các lợi thế về tài nguyên môi trường. Câu 21.1. Vai trò của thương mại đối với môi trường là A. điều tiết sản xuất, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ. B. hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng, thị hiếu mối. C. phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. D. giúp khai thác hiệu quả các lợi thế về tài nguyên môi trường. Câu 21.2. Tổ chức nào sau đây của thế giới hoạt động về lĩnh vực thương mại? A. Tổ chức Thương mại Thế gciới (WTO). B. Ngân hàng Thế giới (WB). C. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF). D. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Câu 21.3. Các tổ chức nào sau đây của thế giới hoạt động về lĩnh vực tài chính ngân hàng? A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB). B. Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF). C. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). D. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WT0). Câu 22.1. Phát biểu nào sau đây đúng với môi trường địa lí? A. Không gian bao quanh Trái Đất có quan hệ trực tiếp với con người. B. Tất cả hoàn cảnh bao quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến con người. C. Đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến sự phát triển xã hội. D. Gồm môi trường tự nhiên, mồi trường xã hội, môi trường nhân tạo. Câu 22.2. Thành phần cơ bản của môi trường gồm A. môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội. B. tài nguyên thiên nhiên, môi trường kinh tế - xã hội. C. tự nhiên; quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối. D. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội. Câu 22.3. Phát biểu nào sau đây đúng với môi trường tự nhiên? A. Là kết quả của lao động của con người. B. Phát triển theo các quy luật của tự nhiên. C. Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc con người. D. Không có sự chăm sóc thì bị huỷ hoại. Câu 23.1. Phát biểu nào sau đây không đúng với môi trường nhân tạo? A. Là kết quả của lao động của con người. B. Phát triển theo các quy luật của tự nhiên. C. Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc con người. D. Không có sự chăm sóc thì bị huỷ hoại. Câu 23.2. Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính A. phát triển. B. cố định. C. không đổi. D. ổn định. Câu 23.3. Theo thuộc tính tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được chia thành A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp, khoáng sản. B. tài nguyên nước, sinh vật, đất, khí hậu, khoáng sản. C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật, khoáng sản. D. tài nguyên khí hậu, du lịch, nông nghiệp, sinh vật. Câu 24.1. Mục tiêu bao quát của tăng trưởng xanh là A. tăng trưởng kinh tế, phát triển, bảo vệ môi trường. B. tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả tài nguyên. C. đẩy nhanh phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. D. tăng kinh tế, nâng cao đời sống, bảo tồn tự nhiên. Câu 24.2. Biểu hiện rõ rệt của lối sống theo hướng tăng trưởng xanh là A. phát triển nông nghiệp hữu cơ. B. giảm thiểu tối đa rác thải nhựa. C. tạo ra sản phẩm chất lượng cao. D. chú ý sử dụng các vật liệu mới. Câu 24.3. Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển? A. quang rừng làm đồng cỏ, tập trung tự túc lương thực tại chỗ. B. Tăng cường khai thác khoáng sản, khai thác rừng ở quy mô lớn. C. Áp dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao đời sống nhân dân. D. Xóa đói, giảm nghèo, thu hút mạnh đầu tư của các nước ngoài. Câu 25.1. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2020 Quốc gia In-đô-nê-xi-a Cam-pu-chia Ma-lai-xi-a Phi-lip-pin Diện tích (nghìn km2) 1910, 0 181, 0 330, 8 300, 0 Dân số (triệu người) 273, 0 16, 7 32, 3 109, 5 (Nguồn: Thống kế từ Liên hợp quốc 2021, Thống kê dân số đầy đủ và mới nhất 2023 tại Danso.org ) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh diện tích và dân số năm 2020 của một số quốc gia? A. In-đô-nê-xi-a có diện tích và dân số lớn nhất. B. Cam-pu-chia có diện tích lớn hơn Phi-lip-pin. C. Ma-lai-xi-a có dân số cao hơn Cam-pu-chia. D. Phi-lip-pin có diện tích lớn hơn Cam-pu-chia. Câu 25.2. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2020 Quốc gia Ma-lai-xi-a Cam-pu-chia Mi-an-ma Thái Lan Diện tích (nghìn km2) 330, 8 181, 0 676, 6 513, 1 Dân số (triệu người) 32, 3 16, 7 54, 3 69, 7 (Nguồn: Thống kế từ Liên hợp quốc 2021, Thống kê dân số đầy đủ và mới nhất 2023 tại Danso.org ) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số năm 2020 của một số quốc gia? A. Ma-lai-xi-a cao hơn Thái Lan. B. Thái Lan cao hơn Mi-an-ma. C. Mi-an-ma cao hơn Cam-pu-chia. D. Cam-pu-chia cao hơn Ma-lai-xi-a. Câu 25.3. Cho bảng số liệu SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2020 Quốc gia In-đô-nê-xi-a Cam-pu-chia Ma-lai-xi-a Phi-lip-pin Dân số (triệu người) 271, 7 15, 5 32, 8 109, 6 Dân thành thị (%) 56, 7 23, 8 76, 6 47, 1 (Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2020, NXB Thông kê, 2021) Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây có số dân nông thôn ít nhất? A. In-đô-nê-xi-a. B. Cam-pu-chia. C. Ma-lai-xi-a. D. Phi-lip-pin. Câu 26.1. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA MI-AN-MA, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 (Đơn vị: Triệu USD) Năm Giá trị 2015 2018 2019 2020 Xuất khẩu 11432, 0 16704, 0 18110, 0 16806, 0 Nhập khẩu 16844, 0 19355, 0 18607, 0 17947, 0 (Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN 2021, ASEANstats ASEAN Statistics Web Portal ) Theo bảng số liệu, cho biết Mi-an-ma nhập siêu lớn nhất vào năm nào sau đây? A. Năm 2015. B. Năm 20018. C. Năm 2019. D. Năm 2020. Câu 26.2. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2020 (Đơn vị: Triệu người) Quốc gia In-đô-nê-xi-a Việt Nam Ma-lai-xi-a Phi-lip-pin Dân thành thị 153 37 25 51 Dân nông thôn 120 60 7 58 (Nguồn: Thống kế từ Liên hợp quốc 2020, Thống kê dân số đầy đủ và mới nhất 2023 tại Danso.org ) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh dân số thành thị và nông thôn một số quốc gia năm 2020? A. Ma-lai-xi-a có số dân nông thôn nhỏ nhất. B. In-đô-nê-xi-a có số dân thành thị lớn nhất. C. Phi-lip-pin có số dân nông thôn lớn hơn Việt Nam. D. Việt Nam có số dân thành thị nhỏ hơn Phi-lip-pin. Câu 26.3. Cho biểu đồ: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019 (Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh diện tích và dân số của một số quốc gia năm 2019? A. Dân số Mi-an-ma lớn hơn Phi-lip-pin. B. Dân số Mi-an-ma nhỏ hơn Cam-pu-chia. C. Diện tích Cam-pu-chia lớn hơn Mi-an-ma. D. Diện tích Mi-an-ma lớn hơn Phi-lip-pin. Câu 27.1. Cho biểu đồ về doanh thu du lịch của nước ta: (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sự thay đổi cơ cấu doanh thu du lịch theo vùng. B. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch theo vùng. C. Quy mô và cơ cấu doanh thu du lịch theo vùng. D. Quy mô và cơ cấu doanh thu du lịch theo ngành. Câu 27.2. Cho biểu đồ về dân số thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2010 - 2020: (Số liệu theo niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô dân số phân theo thành thị và nông thôn. B. Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn. C. Tốc độ tăng trưởng số dân phân theo thành thị và nông thôn. D. Sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn. Câu 27.3. Cho bảng số liệu: XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA XIN-GA-PO, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Năm 2010 2012 2014 2015 Xuất khẩu 471, 1 565, 2 588, 5 516, 7 Nhập khẩu 408, 6 496, 8 513, 6 438, 0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Xin-ga-po, giai đoạn 2010 - 2015? A. Giá trị xuất siêu năm 2012 lớn hơn năm 2015. B. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu. C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu. D. Giá trị xuất siêu năm 2014 nhỏ hơn năm 2010. Câu 28.1. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 (Đơn vị: Triệu đô la Mỹ) Năm 2005 2010 2012 2016 Xuất khẩu 32447, 1 72236, 7 114529, 2 176580, 8 Nhập khẩu 36761, 1 84838, 6 113780, 4 174803, 8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Đường. C. Miền. D. Cột. Câu 28.2. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ TỈNH, NĂM 2018 Tỉnh Thái Bình Kom Tum Đồng Tháp Diện tích (km2) 1 586 9 674 3 384 Dân số (nghìn người) 1 793 535 1 993 (Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô diện tích và số dân các tỉnh trên trong năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Tròn. C. Cột. D. Miền. Câu 28.3. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm 1989 1999 2009 2014 2019 Dân số (triệu người) 64, 4 76, 3 86, 0 90, 7 96, 2 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 2, 1 1, 51 1, 06 1, 08 0, 9 (Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Tròn. D. Kết hợp. II. TỰ LUẬN - Kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat; làm việc với bảng số liệu và biểu đồ - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Giải thích được sự phân bố của một số ngành công nghiệp: Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại; điện lực; điện tử-tin học; sản xuất hàng tiêu dùng; thực phẩm. - Phân tích được tác động của công nghiệp đối với môi trường, sự cần thiết phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo.