Tổng hợp những câu chuyện của các bài hát trên Youtube

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Utakatanokoi, 14 Tháng chín 2022.

  1. Utakatanokoi

    Bài viết:
    18
    Âm nhạc cũng là một loại phương tiện truyền đạt hay giao tiếp. Thế nên, mỗi bài hát đều có câu chuyện của mình.

    1. Câu chuyện của "Phi điều và ve sầu" - Nhậm Nhiên

    Một bài hát da diết với giai điệu nhẹ nhàng. Một lần nghe là một lần hoài niệm. Là một bài hát dành cho những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Phi Điểu thích rong ruổi trên trời cao, rồi trong một mùa hạ, Phi điểu quen Ve Sầu. Cả hai bên nhau hạnh phúc trong những ngày nắng vàng ngọt ngào của mùa hạ. Rồi mùa thu ngày càng đến gần, Phi Điểu sắp phải bay về phương Nam, trước khi đi Phi Điểu nói với Ve Sầu rằng: "Anh sắp phải đến nơi xa, mùa hè năm sau anh sẽ trở về tìm em, tạm biệt nhé." Ve Sầu lưu luyến nói nhỏ: "Được ạ, nhưng em sẽ không gặp anh vào mùa hè năm sau được, em sẽ xuất hiện của mùa thứ năm của tháng mười ba, lúc đó anh hãy tới gặp em nhé."

    Phi Điểu tung cánh bay lên trời cao, chỉ còn Ve Sầu lặng lẽ đậu trên cành cây nhìn bóng dáng người yêu xa dần. Ve Sầu trở lại tổ ấm nhỏ sinh hoạt một mình, chiều chiều vẫn đậu trên cành cây nhìn về hướng Phi Điểu đã rời đi, cứ thế ngày qua ngày, cho tới lúc Ve Sầu lột xác. Ngày Ve Sầu chính thức trưởng thành cũng là ngày sự sống bắt đầu đếm ngược.

    Không có mùa thứ năm, cũng không có gọi là tháng thứ mười ba. Cho dù Phi Điểu từ phương Bắc xa xôi có bay nhanh đến thế nào cũng không thể bay tới mùa thứ năm được, cũng không thể gặp lại Ve Sầu nữa. Vòng đời của Ve Sầu đã kết thúc vào mùa hè năm ấy rồi. Hai người thuộc hai thế giới khác nhau, định mệnh cũng chỉ cho phép hai người gặp gỡ trong một chốc ngắn ngủi. Nhưng ít ra trong vòng đời ngắn ngủi của Ve Sầu, em ấy cũng đã kịp trao đi tình cảm của mình, cho dù tình cảm đó không có kết quả nhưng chắc chắn có ý nghĩa.


    2. "Gió nổi lên rồi" - Mua Ớt Cần Mua Cả cuống

    Bản cover của Mua Ớt Cần Mua Cả cuống là bản mình thích nhất, mình có cảm giác như anh ấy vừa hát vừa rơi lệ, nghe vừa nghẹn ngào vừa day dứt. Bản dịch ấy cũng hay đến nổi buổi chiều trời mưa ấy, mình cũng khóc. Nội dung bài hát này dựa trên một bộ phim Nhật Bản "The wind rises", kể về thời chiến tranh, một chàng trai với mơ ước chế tạo ra chiếc máy bay, trên con đường mơ ước ấy, chàng trai nỗ lực học tập chàng và tìm thấy tình yêu của cuộc đời mình. Nhưng khi chiếc máy bay cất cánh bay được thì người con gái anh yêu cũng ra đi mãi mãi. Hình ảnh chiếc máy bay khi cất cánh bay đi chẳng trở về giống như tình yêu đã mất mà chàng trai không thể lấy lại được.

    Mình cũng giới thiệu cho các bạn bài "YAKIMOCHI" - Takahashi Yu, là bài hát gốc, "Gió nổi lên rồi" được Ngô Thanh Phong phổ lại lời tiếng trung. Nội dung bài hát khác nhau nhưng không thể phủ nhận độ hay của cả hai bài hát. Cảm nhận bằng cả trái tim mình sẽ giúp kết nối mọi người lại với nhau. Âm nhạc tuyệt vời như thế đấy.

    3. "Xích Linh" - Lý Ngọc Cương

    "Lòng trung thành của đào kép"

    Tác phẩm quốc phong "Xích Linh" có văn án như thế này:

    "Dân Quốc năm thứ 26, đêm 7.7, tiếng súng quân Nhật vang lên, quốc gia rơi vào cảnh dầu sôi lửa bỏng.

    Bên trong huyện thành An Viễn lúc này chưa bị ảnh hưởng bởi chiến hỏa vẫn là một mảnh yên bình, trên bục rạp hát một khúc" Hoa Đào Phiến "buồn vui ly hợp vang vọng.

    Ngươi ở nơi nào hát hết đến ta ra sân, chẳng qua là không biết người trong hí với người ngoài hí ai mới là vui buồn ai mới là hợp tan.

    Bùi Yến Chi, chính là diễn viên ưu tú trong giới kinh kịch, mỗi một tấc vuông trên sân khấu, chỉ trông thấy tay áo hắn mềm mại uốn lượn, côn khúc uyển chuyển.

    Giữa những tiếng khen ngợi, một đời biểu diễn để sinh tồn nào dám yêu nào dám hận, không tiếc nhuộm máu hoa đào" Lý Hương Quân ".

    Chuyện nước mất nhà tan, núi sông phiêu linh mấy ai có thể tránh khỏi.

    Không lâu sau, chiến hỏa cũng kéo tới nơi đây, người Nhật bao vây huyện thành, đi tới rạp hát yêu cầu bọn họ độc diễn một trận, để an ủi quân lính Nhật.

    Chỉ đích danh Bùi Yến Chi ra sân, nếu cả gan cự tuyệt sẽ cho đốt hết toàn bộ rạp hát thậm chí là cả huyện thành, tất cả mọi người đều khó thoát khỏi cái chết.

    Bùi Yến Chi chỉ cười một tiếng, không hề cự tuyệt mà ngồi vào trước bàn trang điểm tô vẽ mi mày.

    Ban đêm, trong huyện thành nhỏ hoàn toàn yên tĩnh, rạp hát đèn đuốc sáng trưng, người Nhật đều ngồi ở dưới sân khấu, uống rượu ăn thịt, nói chuyện càn rỡ.

    Chiêng trống vang lên, màn sân khấu kéo ra, vở kịch bắt đầu.

    Trên đài không biết người hát gửi tình về nơi nào, mỗi lúc càng khắc khâu. Dưới đài là sài lang hổ báo, ác quỷ giữa đường.

    Theo tiếng trống rộn rã, khúc hí bộc phát bi phẫn, dưới đài những kẻ lang sói dường như cũng giật mình, vào thời khắc này, trên đài" Lý Hương Quân "hét lớn một tiếng" Đốt lửa! "

    Cho đến khi quân địch phát giác, thế lửa đã lan mạnh, muốn chạy trốn lại phát giác cửa đã sớm bị chặn cứng, cả tòa lầu hí bất tri bất giác đều bị hắt dầu.

    Trên đài khúc khí vẫn còn, người hát rằng:

    " Ta từng thấy trên ngọc điện Kim Lăng hoàng oanh kêu lúc tảng sáng, bên mé nước Tần Hoài biết bao nhiêu hoa sớm bung cánh, nhưng nào biết băng tuyết dễ tan.

    Mắt thấy hắn tạo lầu son, mắt thấy hắn mời tân khách, cũng chính mắt thấy lầu son sụp đổ.

    Đây rêu xanh, kia ngói chất; Ta từng say một giấc phong lưu, đem 50 năm hưng vong tự mình nhìn thỏa.. "

    Lầu sụp nhưng khúc hí chưa dứt.

    Kẻ hèn mọn chưa từng quên nỗi lo quốc gia, đều nói rằng đào kép vốn vô tình, làm sao biết đào kép cũng có lòng."


    4. "Tinh Hoa Phù Mộng" - Winky Thi

    Blog của Winky Thi viết:

    "Nữ nhi hồng là loại rượu nổi tiếng của Giang Nam, hầu như người của cả đại giang nam bắc đều biết đến cái tên dịu dàng này. Nữ nhi hồng là rượu được người cha chôn xuống đất khi con gái mới sinh ra, luôn chôn cho tới lúc con gái lấy chồng mới lấy lên làm rượu mừng. Đó là rượu hạnh phúc, rượu chúc phúc. Ở cổ đại, có một cô gái, trong ngày xuất giá, người chồng bị bắt đi xung quân. Từ đây một đi không trở lại. Vài chục năm đi qua, cô gái biến thành một bà lão, hũ rượu nữ nhi hồng chưa kịp uống năm nào vẫn luôn được đặt dưới giường của cô gái. Cuối cùng cũng có một ngày cô ấy gặp lại tướng công mà bản thân ngày nhớ đêm mong. Nhưng người chồng đó giờ cũng đã thành chồng của người khác trong hơn bốn mươi năm. Khi bà lão nhìn thấy ông ấy, ông ấy đang cười với người con trai của mình, đó là một nụ cười vui vẻ. Bà lão không khóc cũng không đi tìm gặp hắn. Chỉ yên lặng về nhà, lấy hũ nữ nhi hồng đã cất giữ hơn sáu mươi năm ra, ngồi ở bờ sông, nghe tiếng dòng nước chảy, từ từ uống. Nữ nhi hồng cạn dần, cuối cùng hóa thành vết máu loang lổ dính lên người. Say nằm bên bờ sông, yên tĩnh qua mấy ngàn năm. Chỉ là một câu chuyện xa xưa như th, không có nhiều tình tiết đau lòng, nhưng Tiểu Thi thực sự tán thưởng một người con gái có thể vì tình yêu mà kiên cường chờ đợi như vậy.

    " Tôi nghĩ cô ấy không đau lòng, dù sao cô ấy cũng biết được người mình yêu hạnh phúc. Bản thân cô cũng sẽ hạnh phúc thôi..""
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng chín 2022
  2. Utakatanokoi

    Bài viết:
    18
    5. Pháo hoa chóng tàn - Châu Kiệt Luân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Công nguyên năm 420, thời Nam Triều, Bắc Triều, hai bên muốn bành trướng lực lượng, chiến tranh liên miên. Công nguyên năm 422, Tống Vũ Đế bệnh chết, Ngụy vương Minh Nguyên Đế đại công nước Tống, đoạt lấy Kim Đường (Lạc Dương), Hổ Lao, Hoạt Thái. Công nguyên năm 430, Tống Văn Đế đánh lui Ngụy quân đồng thời chiếm lại Hoạt Thái, Lạc Dương, Hổ Lao. Cùng năm đó Ngụy quân toàn quân xuất kích, lại chiếm lại được những vùng trên. Công nguyên năm 449, Tống Văn Đế thực hiện bỏ qua công trạng mà giết đi một số thân tướng, làm quân đội suy yếu, lại thêm nhiều năm chiến tranh liên miên, quốc lực suy giảm, tướng giỏi đã hết, không chịu chiêu mộ hiền tài, quần thần phản đối, đã phải rút về, không còn năng lực chiếm lại được Trung nguyên. Công nguyên năm 493, Ngụy vương Lý Văn Đế dời đô về Lạc Dương, phát quân tấn công xuống phía nam, tới lúc này, Bắc Ngụy, Nam Tề đã có 23 năm chiến tranh liên miên..

    Và câu chuyện Mưa Già Lam (Già Lam là tên viết tắt tiếng Phạm của Tăng Gia Lam Ma, sau còn gọi là Tăng Già Lam) diễn ra trong thời kỳ này. Trong chùa, một tăng nhân đang ngồi gõ cá gỗ tụng kinh, trời chợp đổ mưa, tăng nhân nọ chậm rãi cầm con cá gỗ lên, dần bước ra ngoài phòng thiền, nhìn lên bầu trời đang mưa trắng xóa, tư tưởng nao nao, bay về một nơi phương xa nào đó..

    Thời vua Tống Văn Đế, có một vị tướng quân nhận được lệnh đi phòng thủ ở thành Lạc Dương. Trong thời gian thực hiện mệnh lệnh, ông đã gặp một người con gái. Lần đầu gặp nhau mà duyên phận đã gắn với nhau từ kiếp trước, họ nhanh chóng thề hẹn trọn đời sẽ bên nhau. Lúc này, Bắc Ngụy dẫn quân tới chiếm đánh, vị tướng quân tuân mệnh dẫn quân xuất chính, trước khi đi, ông nắm tay người con gái mà nói rằng: "Đợi ta chiến thắng trở về, ta nhất định sẽ cưới nàng làm vợ.." Hai người cứ thế mà từ biệt, người con gái đứng ở cổng thành tiễn đưa, mắt dõi theo vị tướng quân cưỡi ngựa lên đường, đầu không ngoảnh lại.. Tướng quân xuất chính đã được vài tháng, trong lúc này, quân Nam Tống bại trận liên miên, Tống Văn Đế tức giận, một lúc chém hai tướng. Quân Bắc Ngụy toàn quân xuất kích, vượt qua Hoàng Hà, Tống Văn Đế không nghe quân thần can ngăn, phát động phát quân phản công. Thất bại, thành Lạc Dương thất thủ, Tống Văn Đế buộc phải rút quân, còn vị tướng quân nọ, bị trọng thương đã lạc vào Chùa Già Lam. Qua thời gian, vị tương quân nọ đã lành vết thương, muốn trở về triều đình, nhưng với tình thế bây giờ, trở về chỉ còn đường chết. Chết, tướng quân không sợ, nhưng ông nghĩ về lời thề năm xưa, lại thêm việc Tống Văn Đến loạn sát tướng hiền, trong tâm lại thêm căm hận. Tướng quân nọ, không còn đường nào khác, đành xuống tóc làm tăng ở Chùa Già Lam, lòng nuôi hi vọng về một ngày chiến tranh chấm dứt, sẽ trở về tìm người con gái năm xưa. Cổng thành năm nào họ chia tay, có một người con gái, ngày nào cũng ra ngồi ở phiến đá bên cổng thành, chờ người yêu trở về. Mỗi lần gặp được người ngoài thành trở về, cô đều hỏi thăm tin tức về một vị tướng quân.. nhưng chưa lần nào có được tin tức gì. Người con gái đó đã không hề nản lòng, ngày qua ngày đều ra nơi đó đợi chờ. Câu chuyện chung tình này một truyền mười, rồi mười truyền trăm, cuối cùng đã đến tai vị tướng quân nọ ở Chùa Già Lam.. Nhưng, nhưng vị tướng quân không thể quay lại, lúc này Bắc Ngụy đã chiếm thành Lạc Dương, ông không thể ra ngoài, mà ông thì phải sống, ông đành phải đợi chiến tranh chấm dứt..

    Không biết đã qua bao nhiêu năm, chiến tranh cuối cùng đã chấm dứt. Vị tướng quân nọ lập tức dời khỏi nơi cửa núi nghiêng nghiêng, giống như lúc nào cũng muốn đổ của Chùa Già Lam. Ông trở về nơi mà ngày đêm hằng mong nhớ.. Ông đi hỏi khắp nơi trong thành, và cuối cùng cũng tới được nơi cổng thành điêu tàn, đã biến mầu, năm nào. Ông tới cái cây năm xưa mà hai người chia tay, cái cây đó bây giờ đã trụi chỉ còn trơ gốc, ông tới gần, sờ lên phiến đá mà ngày ngày người yêu vẫn ngồi đợi ông trở về.. Ngoại vi thành, vang vẳng một tiếng sáo mục đồng.. Người qua đường nói với tướng quân, nơi này đã từng có một người con gái, ngày ngày ra chờ đợi người yêu trở về.. Ở trên mảnh đất quen thuộc ngày nào, trong lòng vị tướng quân cảm thấy một cảm giác phức tạp, phảng phất như trở lại cái ngày mà người người ngưỡng mộ năm nào.. Ông ở trong tòa thành điêu tàn, tìm kiếm bóng hình người con gái năm xưa, nhưng không thể nào tìm thấy, trên trời mưa lại rơi mênh mang.. Ông luôn tin rằng, người con gái năm đó vẫn đang chờ đợi mình.. Tòa thành đổ nát, một ông lão đã nói với vị tướng quân.. có một người con gái, đã ở đây, đợi chờ người yêu mình trở về.. cho tới ngày cô chết.. Tăng nhân lại trở về ngôi chùa Già Lam, lặng thinh ngồi xuống và lại gõ con cá gỗ.. Trời vẫn đổ mưa rơi, rơi trên phiến đá bên ngoài phòng thiền, năm nào..

    Soucre: Loidich.com

    6. Lan Đình Tự - Châu Kiệt Luân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lan Đình Tự là một bài hát. Lan Đình thi tập là một tập thơ, người tổng hợp tập thơ này là Vương Hi Chi. Vương Hy Chi sinh ra dưới thời Đông Tấn, được mệnh danh là là "thư thánh", cũng là nhà thư pháp nổi danh nhất trong lịch sử Trung Hoa.

    Lan Đình tập tự này Vương Hy Chi viết cho tập thơ do các bạn ông sáng tác trong một buổi hội thơ ở Lan Đình, núi Cối Kê (Lan Đình là tên một ngôi đình cổ ở Sơn Âm, nay thuộc Triệu Hưng, Chiết Giang) do Vương Hy Chi và anh em danh sĩ Tạ An xây dựng). Buổi hội này tổ chức nhân dịp lễ "hễ". Lễ "hễ" là lễ trừ tà, tẩy uế gồm có lễ xuân hễ tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, và thu hễ tổ chức vào 14 tháng 7 âm lịch (tính theo tây lịch, buổi hội thơ này nhằm vào ngày 22-4-353).

    Thuở xưa khi vào cuối xuân khí trời chuyển ấm, người ta thường ra nơi bờ sông, suối làm lễ tẩy uế, tắm rửa – theo tín ngưỡng thì để trừ đi tà khí của mùa đông lạnh khi khí trời ấm lên. Sang đến đời Lục triều thì thì ý nghĩa trừ tà mất đi, buổi lễ trở thành một dịp họp mặt của các văn nhân thi sĩ.

    Hôm ấy, Vương Hy Chi cùng với 41 thi khách tham gia buổi hội thơ, tham dự trò chơi thả chén đặt thơ. Trong trò chơi này mọi người sẽ theo thứ tự già trẻ ngồi dọc theo bên bờ suối, những chén rượu được thả trôi xuống từ đầu dòng nước, lần lượt các thi nhân được mời hạ bút sáng tác một bài thơ trước khi cái chén trôi qua trước vị trí của mình. Nếu không xong thì sẽ bị phạt rượu. Chỉ có 26 người được cuộc trong trò chơi này. Và 26 bài thơ đó được tập thành trong một tập thơ gọi là Lan Đình thi tập . Thi tập này được Vương Hy Chi viết lời tựa bằng một bút pháp tinh xảo của riêng ông theo thể Hành. Và từ đó trở về sau những người luyện thư pháp thường lấy làm mẫu để mô phỏng lối viết của ông và để viết những tấm thiếp tặng cho nhau mà người đời sau thường gọi thủ bút của ông là thiếp Lan Đình.

    Nguyên bản thủ bút của Vương Hy Chi giờ đây không còn nữa, tương truyền là vào đời Đường, Đường Thái Tông vì quá mê thư pháp của Vương Hy Chi đã ra lệnh chôn những bức họa thư đó cùng với mình. Đời nay còn lại chỉ là các bản lâm của các thư gia nổi tiếng.

    Source: Thivien.net

    Lời bài hát rất đẹp, từ cổ trong bài hát cũng vô cùng đẹp.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...