Tổng hợp một số câu hỏi ôn tập môn Pháp Luật Đại Cương - P2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trà Lam, 27 Tháng chín 2021.

  1. Trà Lam

    Bài viết:
    46

    Bộ máy Nhà nước CHXHCN VN

    1. Bộ máy Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập.

    Trả lời: Sai, bộ máy Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước

    2. Cơ quan nhà nước là tổ chức quyền lực nhà nước.

    3. Bộ máy nhà nước việt Nam là sự tập hợp của 3 hệ thống cơ quan: Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp.

    4. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương, chỉ thực hiện chức năng lập pháp.

    Trả lời: Sai, theo điều 69, 70 Hiến pháp 2013 thì Quốc hội có 3 chức năng: Lập pháp, lập hiến; Quyết định các vấn đền quan trọng của đất nước; và chức năng giám sát tối cao

    5. Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

    Trả lời: Sai, vì theo điều 113, Hiến pháp 2013 quy định: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên

    6. Quốc hội do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

    7. Ủy ban thường vụ quốc hội là cơ hành chính nhà nước ở trung ương.

    Trả lời: Sai, Ủy ban thường vụ quốc hội là cơ quan trực thuộc quốc hội nên sẽ không phải là cơ quan hành chính

    8. Nguyên thủ quốc gia của Nước CHXHCN Việt Nam luôn được bầu trong số các đại biểu Quốc hội.

    9. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, có thẩm quyền quản lý mọi hoạt động của quốc gia và không phải báo cáo trước Quốc hội.

    Trả lời: Sai, theo điều 94 Hiến pháp năm 2013: Là cơ quan hành chính cao nhất thực hiện quyền hành pháp; là cơ quan chấp hành của quốc hội, vì vậy chính phủ phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước quốc hội.

    10. Nhiệm kỳ của Quốc hội là không hạn chế.

    Trả lời: Sai, theo điều 69, 70 thì nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm

    11. Bảo hiểm xã hội Vn, Ngân hàng Nhà nước VN, Thông tấn xã Việt Nam là các cơ quan thuộc Chính phủ.

    12. Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, chỉ chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

    Trả lời: Sai theo điều 114 Hiến pháp 2013: Ủy ban nhân dân các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước hội đòng nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.

    13. Tòa án và viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan thực hiện chức năng xét xử.

    Trả lời: Sai, theo điều 102 Hiến pháp 2013 thì tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước ta và thực hiện quyền tư pháp, còn viện kiểm sát nhân dân có hai cuhwsc năng là thực hiện quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp

    14. Kiểm sát tuân thủ và thực hành quyền công tố là nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.

    Trả lời: Sai, theo điều 102 Hiến pháp 2013 thì tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước ta và thực hiện quyền tư pháp, còn viện kiểm sát nhân dân có hai cuhwsc năng là thực hiện quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp.

    15. Việc xét xử của Tòa án luôn được tiến hành theo 4 cấp xét xử là: Sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

    16. Việc xét xử của Tòa án luôn được tiến hành theo nguyên tắc công khai trong mọi trường hợp.

    17. Ủy ban thương vụ Quốc hội là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

    Trả lời: Sai, theo điều 69, 70 hiến pháp 2013 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu quốc hội, thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải hoạt động theo chuyên trách và không phải là thành viên của chính phủ

    18. Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân chỉ thực hiện chức năng giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

    Trả lời: Sai, theo điều 113 Hiến pháp năm 2013: HĐND sẽ thực hiện hai chức năng cơ bản là:

    * Quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

    * Giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện các nghị quyết của hội đòng nhân dân tối cao đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương

    19. Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng lập hiến và lập pháp.

    Trả lời: Đúng, theo điều 69, 70 Hiến pháp 2013 một trong ba chức năng của Quốc hội là lập hiến và lập pháp

    20. Viện kiểm sát chỉ có chức năng duy nhất là thực hành quyền công tố.

    Trả lời: Sai, theo điều 102 Hiến pháp 2013 viện kiểm sát sẽ có hai chức năng là thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp

    Quy phạm pháp luật

    1. Tất cả các quy phạm pháp luật đều có đủ 3 bộ phận: Giả định, quy định và chế tài.

    Trả lời: Sai, vì không phải quy phạm pháp luật nào cũng hội tụ đủ 3 bộ phân trên mà có những quy phạm chỉ có 1 hoặc 2 bộ phận như các quy định của Bộ luật hình sự thường chỉ có hai bộ phận là giả định và chế tài

    2. Quy phạm pháp luật không có tính cưỡng chế.

    Trả lời: Đúng, quy phạm pháp luật có các đặc điểm:

    * Là một loại quy phạm xã hội

    * Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận

    * Mang tính phổ biến bắt buộc chung

    * Mang tính xác định chặc chẽ về mặt hình thức

    * Được nhà nước bảo đảm thực hiện

    3. CHỉ pháp luật mới có tính quy phạm.

    Trả lời: Sai, vì trong giáo điều tôn giáo hay tín ngưỡng thì vẫn luôn có tính quy phạm

    4. Quy phạm pháp luật là yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng

    5. Quy phạm pháp luật có thể không mang tính ý chí của Nhà nước.

    Trả lời: Sai, vì mọi quy phạm pháp luật đều phản ánh ý chí của nhà nước đó

    6. Trật tự sắp xếp của các quy phạm pháp luật luôn luôn là giả định, quy định, chế tài.

    7. Phần quy định là bộ phận quan trọng nhất trong 1 quy phạm pháp luật.

    8. Phần giả định chỉ trả lời cho câu hỏi "trong điều kiên hoàn cảnh nào".

    Trả lời: Sai, phần giả định sẽ trả lời cho những câu hỏi: Là ai? Khi nào? Và trong điều kiện hoàn cảnh nào?

    9. Phần quy định chỉ trả lời cho câu hỏi được làm gì và không được làm gì.

    Trả lời: Sai, phần quy định sẽ còn trả lời cho câu hỏi làm như thế nào? Và những việc phải làm.

    10. Trong 1 QPPL luôn luôn chứa đựng giả định giản đơn.

    Quan hệ pháp luật

    1. Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật trên thực tế.

    Trả lời: Đúng, khách thể chính là những giá trị vật chất, tinh thần mà các cá nhân tổ chúc mong muốn đạt được nhằm thỏa mãn các lợi ích nhu cầu khi tham gia vào các quan hệ pháp luật vì thế khách thể chính là những yếu tố thúc đẩy các cá nhân tổ chức tham gia vào quan hệ pl

    2. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá nhân đó tự quy định

    3. Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

    Trả lời: Sai, chủ thể của mọi quan hệ pháp luật cần phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định. Vd ngoài đk độ tuổi xác định thì mọi cá nhân phải được phát triển một cách bình thường về thể lực và trí lực (ko mắc các bệnh tâm thần hay những bệnh làm mất khả năng nhận thức

    4. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

    5. Năng lực pháp luật là khả năng chủ thể bằng chính hành vi của mình tham gia vào quan hệ pháp luật.

    6. Nội dung của quan hệ pháp luật và năng lực pháp luật là đồng nhất với nhau.

    7. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.

    Trả lời: Đúng, những người bị bệnh tâm thần sẽ không thể là chủ thể do không có khả năng nhận thức cũng như không phát triểm bình thường về trí và lực

    8. Tất cả quan hệ xã hội là quan hệ pháp luật và ngược lại.

    9. Áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trả lời: Đúng, chie có cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được áp dụng pl

    10. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.

    11. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều trách nhiệm pháp lý.

    12. Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật.

    Trả lời: Sai, bên cạnh việc độ tuổi xác định cần xem xét năng hành vi của người đó nếu là người tâm thần hay mất nhận thức thì không phải là chủ thể

    13. Văn bản qui phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định ban hành.

    14. Cá nhân trong mọi trường hợp đều không bị hạn chế hành vi.

    15. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng các nguyên tắc xử sự chung

    Vi phạm pháp luật – thực hiện pháp luật- hệ thống văn bản pháp lý

    1. Tất cả hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật

    Trả lời: Sai, một hành vi được gọi là hành vi trái pháp luật khi hội tụ các yếu tố:

    * Là hành vi xác định của con người

    * Mang tính trái pháp luật

    * Phải có lỗi

    * Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

    2. Thiệt hại thực tế là dấu hiệu bắt buộc của hành vi vi phạm pháp luật.

    Trả lời: Sai,

    3. Động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của VPPL.

    Trả lời: Sai, động cơ và mục đích là dấu hiệu của mặt chủ quan

    4. Công cụ, phương tiện, hậu quả là dấu hiệu của mặt chủ quan.

    Trả lời: Đúng

    5. Thiệt hại thực tế là dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan.

    Trả lời: Sai, ngoài thiệt hại thưc tế thì còn có thiệt hại về tinh thần.. là những hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật

    6. Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

    Trả lời: Sai, trong một số trường hợp có vi phạm pháp lý xảy ra nhưng đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm pháp lý nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý

    7. Khách thể của VPPL giống với khách thể của QHPL.

    8. Hành vi VPPL luôn được thể hiện dưới dạng hành động.

    Trả lời: Sai, vì hành vi VPPL có thể dưới dạng hành động hoặc không hành động

    9. Tất cả trường hợp thực hiện pháp luật đều được thực hiện dưới dạng hành vi hành động.

    Trả lời: Sai, các trường hợp thực hiện pháp luật thể hiện bằng một hoặc nhiều hành vi hợp pháp, dưới dạng hành động hoặc không hành động.

    10. Sử dụng pháp luật là không được làm điều pháp luật cấm.

    Trả lời: Sai, không dc làm điều pl cấm là nội dung của hình thức tuân thủ pháp luật

    11. Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể thực hiện các hình thức của thực hiện pháp luật.

    Trả lời: Sai, trong hình thức áp dụng pháp luật thì chỉ có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được phép thưc hiện

    12. Văn bản Áp dụng pháp luật có thể được sử dụng nhiều lần.

    Trả lời: Sai, vì văn bản Áp dụng pháp luật chỉ được sử dụng duy nhất một lần

    13. Quốc hội chỉ ban hành Luật, bộ luật.

    Trả lời: Sai, Quốc hội là cơ quan có quyền thông qua (ban hành), sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và các đạo luật khác

    14. Nghị quyết chỉ do Quốc hội ban hành.

    Trả lời: Sai, HĐND có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với hình thức nghị quyết (theo điều 113, Hiến pháp 2013 về chức năng của HĐND)

    15. Ủy ban thường vụ quốc hội chỉ ban hành Pháp lệnh.

    16. Nghị định do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành.

    Trả lời: Theo điều 94, Hiến pháp 2013 Chính phủ là cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật Nghị định

    17. Thông tư có thể được ban hành bởi Chính phủ.
     
    Ngọc ĐinhMymy.us thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...