Tổng Hợp Một Số Câu Hỏi Ôn Tập Môn Pháp Luật Đại Cương - P1

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trà Lam, 22 Tháng chín 2021.

  1. Trà Lam

    Bài viết:
    46
    Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao.

    1. Quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội là giống nhau.

    Trả lời: Sai, trước hết quyền lực nhà nước là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước, theo đó nhà nước ấp đặt các ý chí và bắt buộc những chủ thể khác trong xã hội phải phục tùng theo nhằm củng cố quyền lực đảm bảo an ninh duy trì trật tự xã hội. Trong khi đó quyền lực xã hội là

    2. Nguyên nhân cốt lõi cho sự ra đời của nhà nước là do chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã.

    Trả lời: Sai, nhà nước ra đời do hai nguyên nhân chính: Kinh tế và xã hội

    - Nguyên nhân kinh tế:

    • Sự phát triển của lực lượng sản xuất cùng với sự phân công lao động đã tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều so với nhu cầu làm xuất hiện tình trạng dư thừa vì vậy đồng nghĩa nảy sinh chiếm đoạt tài sản và từ đó chế độ tư hữu ra đời.

    • Do có sự phân công lao động nên không nhất thiết công việc phải mang tính tập thể, chế độ hôn nhân một vợ một chồng từ đó gia đình có cơ cấu nhỏ trở thành một đơn vị độc lập kinh tế tự chủ về sản xuất và tự quyết về tài sản

    - Nguyên nhân xã hội: Xuất phát từ chế độ tư hữu từ đó xuất hiện những bộ phân mâu thuẫn nhau về lợi ích và những mâu thuẫn đó ngày càng gây gắt, quyết liệt

    (ngoài ra còn có một số yếu tố khác như địa lý)

    3. Hội đồng thị tộc trong chế độ cộng sản nguyên thủy luôn nắm quyền lực xã hội.

    Trả lời: Đúng

    4. Quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội luôn có bộ máy cưỡng chế để thực hiện quyền lực đó.

    Trả lời: Sai, chỉ có quyền lực nhà nước mới có bộ máy cưỡng chế thực hiện quyền lực

    5. Chiếm hữu về tư liệu sản xuất chính là tiền đề kinh tế trong hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thủy.

    Trả lời: Sai, chiếm hữu về tư liệu sản xuất là một trong những nguyên nhân kinh tế làm tiền đề cho sự ra đời của nhà nước.

    6. Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất giai cấp, vừa thể hiện vai trò xã hội.

    7. Một số nhà nước chỉ mang bản chất giai cấp mà không thể hiện vai trò xã hội.

    8. Tất cả các hình thái kinh tế xã hội đều có kiểu nhà nước tồn tại tương ứng.

    Trả lời: Sai, trong hình thái kinh tế cộng sản nguyên thủy thì không tồn tại kiểu nhà nước

    9. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua 4 hình thức nhà nước là: Nhà nước nông nô, nhà nước địa chủ- phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước XHCN.

    Trả lời: Sai, có 4 hình thức nhà nước là nông nô, địa chủ phong kiến, tư bản và XHCN tuy nhiên đối với nhà nước XHCN thì chỉ có một số quốc gia đang trong công cuộc tiến lên xây dựng mà thôi và vẫn chưa hoàn thành trong có 5 nước là Việt Nam, TQ, Cu Ba, Lào và Triều Tiên

    10. Trong hình thức chính thể quân chủ, vua luôn có quyền lực tuyệt đối.

    Trả lời: Sai, hình thức chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu, theo nguyên tắc thừa kế; bao gồm: Chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Vì vậy trường hợp vua luôn có quyền lực tuyệt đối thì thuộc vào nhóm chính thể quân chủ tuyệt đối (BRUNÂY)

    11. Trong chính thể cộng hòa, mọi công dân đều có quyền bầu cử.

    Trả lời: Sai, vì trong hình thức chính thể cộng hòa bao gồm cộng hòa dân chủ thì mọi công dân đều có quyền bầu cử tuy nhiên trong cộng hòa quý tộc thì quyền bầu cử chỉ có ở những tầng lớp quý tộc.

    12. Trong 1 số trường hợp, nhà nước có thể chỉ thực hiện chức năng đối nội hoặc chức năng đối ngoại.

    13. Hình thức nhà nước luôn thể hiện dấu hiệu đặc trung cơ bản của nhà nước đó trong 1 hình thái kinh tế xã hội.

    14. Tù trưởng và thủ lĩnh quân sự là những người nắm giữ quyền lực xã hội trong hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thủy.

    15. Nhà nước chủ nô chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nô.

    16. Bản chất của nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chỉ tồn tại trong 1 xã hội có giai cấp.

    17. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.

    Pháp luật

    1. Nhà nước luôn ra đời trước pháp luật.

    Trả lời: Sai, nhà nước và pháp luật ra đời cùng một lúc do cùng có những nguyên nhân và nguồn gốc ra đời

    2. Nhà nước và pháp luật chỉ ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp.

    Trả lời: Đúng, nhà nước và pháp luật sẽ ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp, trong điều kiện lịch sử mới khi những mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt và những cuộc xung đột không thể điều hòa được

    3. Nhà nước có thể tồn tại và phát huy tốt chức năng của mình mà không cần đến pháp luật.

    Trả lời: Sai, pl là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho việc giữ vững xây dựng và phát triển đất nước

    4. Pháp luật và nhà nước có cùng nguồn gốc ra đời.

    Trả lời: Đúng,

    - Nguyên nhân kinh tế:

    * Sự phát triển của lực lượng sản xuất cùng với sự phân công lao động đã tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều so với nhu cầu làm xuất hiện tình trạng dư thừa vì vậy đồng nghĩa nảy sinh chiếm đoạt tài sản và từ đó chế độ tư hữu ra đời.

    * Do có sự phân công lao động nên không nhất thiết công việc phải mang tính tập thể, chế độ hôn nhân một vợ một chồng từ đó gia đình có cơ cấu nhỏ trở thành một đơn vị độc lập kinh tế tự chủ về sản xuất và tự quyết về tài sản

    - Nguyên nhân xã hội: Xuất phát từ chế độ tư hữu từ đó xuất hiện những bộ phân mâu thuẫn nhau về lợi ích và những mâu thuẫn đó ngày càng gây gắt, quyết liệt

    (ngoài ra còn có một số yếu tố khác như địa lý)

    5. Một số kiểu pháp luật chỉ mang bản chất giai cấp.

    6. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chỉ do Nhà nước ban hành.

    Trả lời: Sai, hệ thống pháp luật chủ yếu hình thành từ hai con đường, đó là từ các tập quán được nhà nước thừa nhận và nâng lên thành luật, và thứ hai là các văn bản pháp luật do nhà nước ban hàng

    7. Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm.

    Trả lời: Sai, vì trong những giáo điều, điều lệ của các tổ chức, tín ngưỡng tôn giáo cũng có tính quy phạm

    8. Pháp luật luôn có tính ổn định tuyệt đối.

    Trả lời: Sai, vì pháp luật cũng sẽ luôn vận động thay đổi để phù hợp với thực tiễn, với mong nuốn và nhu cầu phát triển đất nước của toàn xã hội

    9. Pháp luật cùng các quy phạm xã hội khác luôn hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh hành vi xử sự của con người.

    Trả lời: Đúng, vì nhờ có pháp luật và các quy phạm khác như đạo đức, tôn giáo.. sẽ giúp con người sống đúng đắn, hình thành nhân cách tốt và giúp cho xã hội ổn định pháp triển.

    10. Pháp luật có tính ý chí vì nó thể hiện ý chí của mọi giai cấp trong xã hội.

    Trả lời: Đúng, vì ngay cả trong hai bản chất của pháp luật là tính giai cấp và tính xã hội đều đề cập: Đối với tính giai cấp pháp luật sẽ cụ thể hóa những ý chí đó trong các văn bản được nhà nước ban hành và chúng sẽ định hướng, bảo vệ cho các mục đích của giai cấp thống trị. Bên cạnh đó pháp luật còn thể hiện ý chí của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, và việc này cần phải được quan tâm đúng mức nhằm giúp cho hoạt động của nhà nước và hệ thống pháp luật được ổn định trong quá trình quản lý xã hội.

    11. Pháp luật một yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng chỉ chịu sự tác động 1 chiều của kinh tế - một yếu tố thuộc về kiến trúc thượng tầng.

    Trả lời: Sai, mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong đó kinh tế là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và pháp luật thuộc yếu tố kiến trúc thượng tầng. Vì vậy pháp luật tác động đến kinh tế cả hai chiều theo hướng tích cực và hướng tiêu cực.

    12. Pháp luật chỉ có mối liên hệ với kinh tế và chính trị.

    Trả lời: Sai, pháp luật còn có mối quan hệ với văn hóa xã hội, khoa học kĩ thuật, giáo dục và toàn bộ các lĩnh vực của đất nước

    13. Tương ướng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu pháp luật phù hợp.

    Trả lời: Đúng, kiểu pháp luật phù hợp với hình thái kinh tế sẽ giúp cho đất nước phát triển theo đúng định hướng, những đặc điểm của kiểu pháp luật sẽ là những lợi thế điều kiện thích hợp tương ứng với mỗi hình thái kinh tế trong xã hội

    14. Kiểu pháp luật tư sản chỉ mang bản chất của giai cấp tư sản.

    Trả lời:

    15. Có 4 hình thức pháp luật là pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa.

    16. Trả lời: Sai, có hai hình thức pháp luật là hình thức bên ngoài (quy phạm pháp luật, chế định pl, hệ thống pl, nguyên tắc chung của pl) và hình thúc bên ngoài (tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pl). Pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản, XHCN là các kiểu pl

    17. Việc sử dụng các phong tục tập quán có sẵn và nâng lên thành pháp luật là thể hiện của hình thức pháp luật tiền lệ pháp.

    Trả lời: Sai

    18. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam.

    Trả lời: Đúng

    19. Tiền lệ pháp và tập quán pháp là những hình thức pháp luật không được thừa nhận tại Việt Nam.

    Trả lời: Sai, Tiền lệ Pháp không được thừa nhận ở Việt Nam nhưng Tập Quán Pháp thì được nhà nước ta kế thừa chỉnh sửa bổ sung và dựa trên đó để đưa ra các văn bản phù hợp.
     
    Mymy.us thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...