Tổng hợp lý thuyết lý 11 học kì I quan trọng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi LavilleDeLtte, 5 Tháng một 2022.

  1. LavilleDeLtte

    Bài viết:
    22
    ÔN TẬP HỌC KỲ 1

    1. Nêu bản chất dòng điện trong kim loại. Viết công thức liên hệ giữa điện trở suất của kim loại khi ở nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

    - Bản chất dòng điện trong kim loại: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do ngược chiều điện trường.

    - Công thức liên hệ giữa điện trở suất của kim loại khi ở nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp:

    ρ = ρ0[1 + α (t - t0) ] hay R=Ro[1 + α. (t-t0) ]

    Trong đó:

    + ρ0, R0 là điện trở suất, điện trở ở nhiệt độ t0oC

    + ρ, R là điện trở suất, điện trở ở nhiệt độ toC

    + α là hệ số nhiệt điện trở (K-1)

    1. Trong kim loại có những hạt mang điện nào, trong đó hạt nào là hạt tải điện?

    • Hạt mang điện trong kim loại: Ion dương (+) và Electron tự do (-).
    • Hạt tải điện là electron tự do.

    1. Hãy cho biết chiều chuyển động của hạt tải điện của kim loại khi kim loại được đặt vào điện trường ngoài.

    - Điện trường

    [​IMG] do nguồn điện ngoài sinh ra, làm electron chuyển động ngược chiều điện trường, tạo ra dòng điện.

    1. Khi nhiệt độ tăng, tính dẫn điện của kim loại thay đổi như thế nào? Giải thích dựa vào thuyết electron.

    • Khi nhiệt độ tăng, các ion kim loại ở nút mạng tinh thể dao động mạnh. Do đó độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại tăng làm tăng sự cản trở chuyển động của các electron tự do. Vì vậy, khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại tăng, điện trở của kim loại tăng nên tính dẫn điện giảm

    1. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc các yếu tố nào? Nêu công thức tính suất điện động nhiệt điện, tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

    • Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:

    • Vật liệu làm cặp nhiệt điện (hệ số nhiệt điện động αT)
    • Độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện :(T1 – T2)

    E = αT (T1 - T2)

    • Trong đó:

    + T1 (K) là nhiệt độ ở đầu có nhiệt độ cao hơn (đầu nóng)

    + T2 (K) là nhiệt độ ở đầu có nhiệt độ thấp hơn (đầu lạnh)

    + αT là hệ số nhiệt điện động (V/K)

    1. Hiện tượng siêu dẫn là gì?

    • Là hiện tượng ở nhiệt độ rất thấp xuống dưới nhiệt độ TC nào đó, điện trở của kim loại hay hợp kim giảm đột ngột đến giá trị = 0. Vật liệu đó đã chuyển sang trạng thái siêu dẫn. T ≤ TC.

    1. Hiện tượng nhiệt điện là gì?

    • Cặp nhiệt điện gồm hai dây kim loại khác bản chất, hai đầu hàn dính vào nhau. Khi nhiệt độ hai mối hàn T1, T2 khác nhau, trong mạch xuất hiện suất điện động nhiệt điện, đó gọi là hiện hượng nhiệt điện

    1. Cặp nhiệt điện cấu tạo như thế nào? Khi nào trên cặp nhiệt điện xuất hiện suất điện động nhiệt điện?

    • Cặp nhiệt điện: Gồm 2 dây kim loại khác bản chất, 2 đầu hàn dính vào nhau.
    • Khi hai đầu dây kim loại có sự chênh lệch nhiệt độ thì trong mạch xuất hiện nhiệt điện động

    1. Chất điện phân là những chất nào? Hạt tải điện trong chất điện phân là các hạt mang điện nào? Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân.

    • Chất điện phân: Các dung dịch Acide, Base, Muối có khả năng dẫn điện.
    • Hạt tải điện trong chất điện phân là các hạt mang điện Ion (+), Ion (-).
    • Bản chất: Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường và của các ion âm ngược chiều điện trường

    1. Hãy cho biết chiều chuyển động của hạt tải điện của chất điện phân khi chất điện phân được đặt vào điện trường ngoài.

    • Khi có điện trường ngoài đặt vào chất điện phân thì các Ion (+) chuyển động theo chiều điện trường về Cathode (cực âm), Ion (-) chuyển động ngược chiều điện trường về Anode (cực dương) ⇒ có dòng điện chạy trong chất điện phân.

    1. Phát biểu định luật Faraday 1 và 2 về hiện tượng điện phân. Nêu công thức tính khối lượng của chất bám vào điện cực âm, tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

    B. Định luật Faraday 1: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện trường chạy qua bình đó.

    K: Đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ở điện cực

    Q: Điện lượng chạy qua bình điện phân (C)

    M: Khối lượng của chất được giải phóng ở điện cực (g)

    A. Định luật Faraday 2: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam

    [​IMG] của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là

    [​IMG], trong đó F gọi là số Farađay.

    F: Hằng số Faraday = 96500 (C/mol)

    A: Nguyên tử lượng của nguyên tố bị điện phân.

    N: Hóa trị của nguyên tố bị điện phân.

    1. Để xảy ra hiện tượng dương cực tan trong bình điện phân thì chất điện phân và điện cực Cathode phải cần có điều kiện gì?

    • Để xảy ra hiện tượng dương cực tan thì chất điện phân và điện cực Cathode phải đồng chất (dung dịch muối kim loại mà anot làm bằng chính kim loại ấy)

    1. So sánh tính dẫn điện giữa kim loại và chất điện phân. Giải thích môi trường nào dẫn điện tốt hơn.

    • Chất điện phân thường dẫn điện kém hơn kim loại vì:

    • Mật độ các iôn trong chất điện phân thường nhỏ hơn mật độ các êlectron tự do trong kim loại.

    • Khối lượng và kích thước của iôn lớn hơn khối lượng và kích thước của êlectron nên tốc độ của chuyển động có hướng của chúng nhỏ hơn so với êlectron.

    • Môi trường dung dịch điện phân rất mất trật tự nên các iôn bị cản trở nhiều hơn so với các êlectron trong kim loại.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...