Tổng Hợp Kiến Thức Vật Lí 11 Chương IV Từ Trường

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Jenny QwQ, 18 Tháng một 2022.

  1. Jenny QwQ Muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm lí do <3

    Bài viết:
    24
    Chủ đề 1: Từ Trường - Chiều của Lực từ

    A. Lý thuyết

    1. Xuất hiện:

    - Từ trường là môi trường vật chất tồn tại xung quanh nam châm, dòng điện, điện tích chuyển động.

    2. Tương tác từ: là tương tác giữa nam châm với nam châm; dòng điện với dòng điện; nam châm với dòng điện.


    3. Tính chất cơ bản cơ bản của từ trường: là gây ra lực từ tác dụng lên có thể là nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó.

    Kí hiệu là B

    4. Cảm ứng từ: là 1 đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.

    Kí hiệu là B; đơn vị là Tesla (T)

    5. Lực từ: là lực tương tác giữa nam châm với nam châm, dòng điện với dòng điện, nam châm với dòng điện


    6. Công thức: F= B. I. L. Sin a

    7. Đường sức từ:


    - Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó

    - Quy ước chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó

    . - Có thể quan sát hình dạng của những đường sức từ bằng thí nghiệm từ phổ.

    Các đặc điểm đường sức từ:

    * Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng:

    [​IMG]

    - Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam.

    - Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).

    *Đặc điểm đường sức từ của nam châm chữ U:


    [​IMG]

    - Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm chữ U, có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vao cực Nam.

    - Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).

    - Đường sức từ của từ trường trong khoảng thời gian giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.

    *Từ trường của dòng điện thẳng rất dài


    [​IMG]

    A) Các đường sức từ của dòng điện thẳng là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.

    B) Có chiều được xác định bởi quy tắc nắm tay phải sau đây: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều các đường sức từ.


    *Từ trường của dòng điện tròn

    [​IMG]

    - Các đường sức từ của dòng điện tròn đều có chiều đi vào một mặt và đi ra mặt kia của dòng điện tròn ấy.

    + Đường sức từ ở tâm dòng điện là một đường thẳng vuông góc với mặt dòng điện tròn.

    + Quy ước: Mặt Nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt Bắc thì ngược lại.

    - Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra từ mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.

    + Ta có thể dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ tại tâm của dòng điện tròn: Khum bàn tay phải sao cho chiều cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện tròn, thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ đi qua tâm của dòng điện tròn.


    8. Từ trường đều:

    - Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.

    - Từ trường đều có thể được tạo thành giữa hai cực của một nam châm hình chữ U.

    9. Các tính chất của đường sức từ:

    A) Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

    B) Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

    C) Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc)


    D) Người ta quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào yếu thì các đường sức từ thưa.


    Còn tiếp!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...