VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Thượng kinh kí sự ) - Lê Hữu Trác - I. Vài nét về tác giả - Lê Hữu Trác (1724-1791) - Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông - Quê: Tỉnh Hưng Yên - Ông vừa là một danh y xuất sắc nhất trong thời trung đại, vừa là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà. II. Tác phẩm 1. Xuất xứ - "Thượng kinh kí sự" : Tập kí bằng chữ Hán. - Hoàn thành 1783, xếp ở cuối bộ "Hải thượng y tông tâm lĩnh". 2. Nghệ thuật - Khả năng quan sát tỉ mỉ. - Ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể sống động. - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, chân thực, hài hước. - Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm. - -> Đặc sắc cho thể loại kí sự. 3. Nội dung - Miêu tả quang cảnh, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh, quyền uy thế lực của nhà chúa và thái độ coi thường danh lợi của tác giả. 4. Hệ thống luận điểm A) Cảnh sống xa hoa đầy quyền uy trong phủ chúa Trịnh B) Thái độ, tâm trạng của tác giả C) Đặc sắc bút pháp kí sự của tác giả
TỰ TÌNH II (Hồ Xuân Hương) Bấm để xem I. Tác giả: - Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm", là nhà thơ của phụ nữ. - Cuộc đời, tình duyên của bà nhiều éo le, ngang trái. - Sáng tác của bà gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. - Thơ bà vừa trào phúng vừa trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian. II. Tác phẩm: 1. Xuất xứ: "Tự tình II" nằm trong chùm thơ "Tự tình" gồm ba bài của nữ sĩ. 2. Nội dung chính: Bài thơ là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. 3. Nghệ thuật chính: + Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú ngắn gọn, hàm súc. + Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm mà rất tinh tế. + Nhiều biện pháp tu từ độc đáo: Đảo ngữ, phép đối lập, ẩn dụ. + Giọng thơ vừa buồn thương cay đắng vừa mạnh mẽ mãnh liệt. 4. Hệ thống luận điểm A) Hai câu đề: Tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong đêm khuya. B) Hai câu thực: Nỗi buồn tủi của nhân vật trữ tình. C) Hai câu luận: Niềm phẫn uất trước duyên phận éo le. D) Hai câu kết: Khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.
CÂU CÁ MÙA THU (Nguyễn Khuyến) Bấm để xem I. Tác giả - Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo và đỗ đầu ba kì thi: Thi Hương, thi Hội, thi Đình. - Ông là người có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. - Thơ ông nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình bạn bè; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực; châm biếm đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân với nước. - Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng. II. Tác phẩm 1. Vị trí: Bài thơ "Câu cá mùa thu" nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. 2. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời gian tác giả về ở ẩn ở quê nhà 3. Chủ đề: Bài thơ cho thấy vẻ đẹp bình dị của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ và tâm hồn thanh cao, sự u hoài của nhà thơ trước thời cuộc. 4. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng, đậm đà chất dân tộc. - Cách gieo vần đặc biệt: Vần "eo" khó làm nhưng được tác giả sử dụng một cách độc đáo góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ. - Nghệ thuật lấy động tả tĩnh là một trong những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ phương Đông. - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. 5. Nội dung: Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm sự của tác giả. 6. Hệ thống luận điểm A) Cảnh Thu - Điểm cảm nhận mùa thu của tác giả. - Khí thu, hình ảnh, màu sắc, đường nét. B) Tình thu
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (SA HÀNH ĐOẢN CA) - CAO BÁ QUÁT - Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (Nguyễn Công Trứ) Bấm để xem I. Tác giả: - Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn. - Xuất thân trong gia đình nho học ở Hà Tĩnh. - Cuộc đời nhiều thăng trầm. Là người có tài năng và nhiệt huyết trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. - Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. - Là người đầu tiên đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó. II. Tác phẩm 1. Hoàn cảnh sáng tác: trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. 2. Thể loại: Hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân. 3. Nội dung chính: Qua thái độ "Ngất ngưởng" tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, có bản lĩnh: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp mọi được - mất, khen – chê ở đời. Đồng thời, nhà thơ luôn ý thức rõ về giá trị bản thân: Tài năng, địa vị, phẩm chất. 4. Nghệ thuật chính: – Sử dụng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc trang trọng. – Thủ pháp nghệ thuật: Điệp từ kết hợp liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức danh đã từng trải qua. Thể hiện một ý thức rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân. – Giọng điệu: Lúc khoe khoang, phô trương; lúc tự cao tự đại, khinh đời. 5. Hệ thống luận điểm a) Từ "Ngất ngưởng" :( Nghĩa đen, nghĩa bóng) b) Sáu câu đầu: Ngất ngưởng khi làm quan. - Tự hào về trách nhiệm trang nam tử. - Tự hào về tài năng, bản lĩnh và phẩm cách. c) 10 câu tiếp: Ngất ngưởng khi về hưu . - Cuộc sống tự do phóng khoáng. - Thái độ sống an nhiên tự tại. d) 3 câu cuối: Ngất ngưởng với các quan lại đương triều .
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC - NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – Bấm để xem Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu I. Cuộc đời - Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, quê cha ở Huế, quê mẹ ở Gia Định. Cha làm thư lại trong dinh Lê Văn Duyệt. - Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh: 1846 ra Huế học. Mẹ mất, ông bỏ thi về Nam chịu tang, bị bệnh mù mắt. - Cuộc đời giàu niềm tin và nghị lực: Dù mù lòa, ông vẫn dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn để truyền bá đạo lí trong xã hội. - Nguyễn Đình Chiểu có lòng yêu nước thương dân tha thiết. Thực dân Pháp xâm lược, ông kiên quyết không sống chung với giặc, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc, dùng thơ văn làm vũ khí chống kẻ thù, trọn đời giữ tấm lòng thủy chung với nước, với dân đến hơi thở cuối cùng. II. Sự nghiệp thơ văn 1. Những tác phẩm chính - Trước 1858: • Truyện Lục Vân Tiên • Dương Từ - Hà Mậu - Sau 1858: Thơ văn yêu nước • Chạy giặc • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc • Văn tế Trương Định • Ngư Tiều y thuật vấn đáp 2. Nội dung thơ văn a) Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa - Nguyễn Đình Chiểu truyền dạy những bài học về đạo làm người chân chính như nhân hậu, thủy chung, ngay thẳng, cao cả, dám đấu tranh với cái ác, cái xấu. - Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên. b) Lòng yêu nước thương dân - Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước. - Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta. - Biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. - Tố cáo tội ác giặc xâm lăng. - Lên án những kẻ bán nước, tiếp tay cho giặc. - Tác phẩm: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.. 3. Nghệ thuật thơ văn - Bút pháp trữ tình nồng đượm hơi thở cuộc sống, có sức rung động mãnh liệt sâu xa. - Hình tượng nhân vật mang sắc thái Nam Bộ độc đáo: Chất phác, cương trực, chân thành.. - Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc. - Lối thơ thiên về kể, mang màu sắc diễn xướng đậm chất văn học dân gian Nam Bộ. Phần 2: Tác phẩm I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh sáng tác - Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang, để tế những nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16/12/1861. 2. Thể loại - Văn tế viết theo thể phú Đường luật. - Bố cục: 4 phần (Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết) 3. Chủ đề - Với niềm tiếc thương kính phục những nghĩa sĩ hy sinh vì nước, tác giả đã dựng lên một bức tượng đài nghệ thuật cao đẹp về người nông dân Nam bộ chống Pháp hồi nửa cuối thế kỉ XIX. 1. Nội dung - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm hy sinh vì Tổ quốc. 2. Nghệ thuật - Bài văn tế cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình, tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động. 3. Hệ thống luận điểm A) Câu 1, 2: Hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ B) Câu 3 - 15: Tinh thần xả thân vì nước C) Câu 16 – 30: Nỗi đau đớn tiếc thương của người thân và nhân dân D) Phần còn lại: Ý nghĩa bất tử của cái chết anh hùng