Tổng hợp kiến thức Cơ bản, Trọng tâm - Môn Ngữ văn 8, Kì I Tổng quan: Tổng hợp kiến thức Ngữ văn 8, kì I, được chia làm hai phần: Phần Khái Quát- Phần Nội Dung Cơ Bản cần nắm vững của mỗi tiết học. Nhằm giúp các em hình dung được tổng quan và nhớ dễ dàng nhất các kiến thức cơ bản - trọng tâm của môn Ngữ văn lớp 8, kì I, để các em có nguồn tài liệu học tập tốt nhất cho kì thi sắp tới. A. Phần khái quát I. Phần Văn bản 1. Nhóm văn bản truyện ký Việt Nam hiện đại (giai đoạn 1930-1945) A. Tôi đi học – Thanh Tịnh B. Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng C. Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố D. Lão Hạc – Nam cao 2. Nhóm văn bản văn học nước ngoài - Cô bé bán diêm – An- déc xen - Đánh nhau với cối xay gió – Xéc van tét - Chiếc lá cuối cùng – O Hen – ri - Hai cây phong – Ai ma tốp - Đi bộ ngao du – Rút -xô - Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục – Mô li e 3. Nhóm văn bản nhật dụng. - Thông tin về ngày trái đất năm 2000. - Ôn dịch thuốc lá - Bài toán dân số. 4. Nhóm văn bản thơ hiện đại A. Văn thơ yêu nước đầu thế kỷ XX - Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu - Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải - Đập đá ở Côn Lôn- Phan Châu Trinh B. Thơ mới - Muốn làm thằng cuội – Tản Đà II. Phần tập làm văn - Kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Kiểu bài thuyết minh. III. Phần Tiếng Việt 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ 2. Trường từ vựng 3. Từ tượng hình - Từ tượng thanh 4. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội 5. Trợ từ 6. Thán từ 7. Tình thái từ 8. Nói quá 9. Nói giảm nói tránh 10. Câu ghép 11. Dấu câu 12. Dấu ngoặc đơn 13. Dấu hai chấm 14. Dấu ngoặc kép B. Nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm – phần Văn bản 1, Văn bản Tôi đi học – Thanh Tịnh - Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh - Phong cách sáng tác: Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu - Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: "Tôi đi học" là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941 - Ngôi kể: Thứ nhất - Thể loại: Truyện ngắn, phương thức biểu đạt chính: Tự sự - Giá trị nội dung: Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học - Giá trị nghệ thuật: Giọng điệu trữ tình, trong sáng. Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. 2, Văn bản: Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng - Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định, - Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cung khổ. - Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ - Hoàn cảnh sáng tác: "Trong lòng mẹ" là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả. - Thể loại của tác phẩm: Hồi kí - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự - Giá trị nội dung: Đoạn văn "Trong lòng mẹ" trích hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực, cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình qua những ứng xử tinh tế, thông minh, một mực bênh vược, bảo vệ mẹ và căm ghét cổ tục cực điểm. - Giá trị nghệ thuật: Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm. Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực, lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc. Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật. 3, Văn bản Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố - Ngô Tất Tố (1893- 1954), quê ở Hà Nội - Phong cách sáng tác: Ông là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học trước Cách mạng, thơ ông mang đậm dấu ấn hiện thực, ông thường viết cuộc sống ngừi nông dân trong xã hội phong kiến, ở đó luôn có sự bế tắc không lối thoát - Hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn- tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố - Thể loại của tác phẩm: Tiểu thuyết, phương thức biểu đạt chính: Tự sự - Giá trị nội dung: Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ - Giá trị nghệ thuật: Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí. Nghệ thuật tạo tình huống truyện rất kịch tính 4, Văn bản Lão Hạc – Nam cao - Nam Cao (1917- 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê ở Hà Nam. - Phong cách sáng tác: Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ - Hoàn cảnh sáng tác: Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943. - Giá trị nội dung: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ, thể hiện qua hình tượng nhân vật lão Hạc. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như lão Hạc. - Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật xây dụng nhân vật qua miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống đôc đáo. 5, Văn bản Cô bé bán diêm (An - đéc – xen) - An - đéc – xen nhà văn người Đan Mạch - Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông. - Phong cách sáng tác: Giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em. - Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút - Thể loại: Truyện ngắn, phương thức biểu đạt chính: Tự sự. - Giá trị nội dung: Qua câu truyện về số phận bất hạnh, đáng thương của một em bé, nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp về lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh. - Giá trị nghệ thuật: Cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng. 6, Văn bản: Chiếc lá cuối cùng (Ô Hen-ri) - Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, là nhà văn người Mĩ - Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả - Hoàn cảnh sáng tác "Chiếc lá cuối cùng" là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn trích này nằm ở phần cuối tập truyện. - Thể loại: Truyện ngắn, phương thức biểu đạt chính: Tự sự - Giá trị nội dung: Truyện ngắn kể về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau, nổi bật lên là đức hi sinh cao cả của cụ Bơ-men. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp về tình yêu thương, sức mạnh của những tác phẩm nghệ thuật chân chính là hướng tới con người và vì con người. - Giá trị nghệ thuật: Truyện có nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống hai lần tạo sự hứng thú cho người đọc. Trên đây là tổng hợp kiến thức cơ bản Ngữ văn 8, kì I, bài viết sẽ tiếp tục hệ thống kiến thức, cách làm các dạng bài tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn 8 kì 1, 2 trong bài viết sau.