Tổng hợp các đoạn nghị luận về cho và nhận: Bàn tay tặng hoa hồng - Sống là cho đâu chỉ nhận

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 14 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    [​IMG]

    Đề số 1: Suy nghĩ về câu nói của nhà thơ Tố Hữu "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

    Dàn ý:

    I. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề

    - Trong bài Một Khúc ca Tố Hữu đã trình bày quan điểm sống: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

    - Câu nói này đã hẳng định ý nghĩa của cho và nhận cuộc sống của mỗi chúng ta.

    II. Thân đoạn

    1. Giải thích

    - "Cho" : Ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.

    - "Nhận" : Lấy về cái được cho, được ban tặng.

    - Ý nghĩa cả câu: Sống là cho, là cống hiến, chia sẻ, là đem tình yêu thương của mình chia sẻ với người thân, với bạn bè, xóm giềng và với tất cả mọi người xung quanh chúng ta.

    2. Bình luận, chứng minh vấn đề

    - "Sống là cho" thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

    - "Cho" thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm, lo lắng chân thành, ấm áp của con người.

    - Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, tôn trọng.

    - Cho đi là hành động, là nghĩa cử đẹp.

    - Khi trao đi hạnh phúc cho người khác sẽ chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng hơn.

    - "Cho" và "nhận" sẽ gắn kết người với người bền chặt hơn.

    3. Mở rộng vấn đề

    - Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người có lối sống vị kỉ, vô cảm. Họ lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại..

    - Thậm chí, cũng có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, giả danh bán tăm, giả danh thờ tự tôn giáo để trục lợi bất hợp pháp. Những kẻ như vậy thực sự đáng lên án và cần chịu sự trừng phạt thích đáng của xã hội.

    4. Bài học

    - Cần biết sống mở rộng lòng mình, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm với mọi người xung quanh.

    - Hãy "cho" bằng tình yêu thương chân thành, tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.

    - Mỗi người hãy tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa.

    III. Kết đoạn

    Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cho và nhận trong cuộc sống.

    Bài làm

    (Tổng hợp các đoạn nghị luận xã hội 200 chữ, đề tập làm văn, môn ngữ văn về cho và nhận)


    Cuộc sống có quy luật của nó, phải biết cho đi thì mới có thể nhận lại được. Vì vậy, nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Câu nói nói lên một sự thật, cũng như một triết lí trong cuộc sống. Có thể hiểu "Cho" là cho đi, trao đi vật chất, tinh thần cũng như những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không cần đổi lấy thứ gì. "Nhận" : Chấp thuận, lấy về việc làm, tình cảm mà người khác dành cho mình. Như vậy, "cho" và "nhận" là hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện thông điệp ý nghĩa: Trao yêu thương để nhận lấy hạnh phúc, cho chính là nhận. Đây là triết lý sống, là phương châm sống đúng đắn. Như vậy, cho và nhận có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. "Cho" và "nhận" cũng giống như cặp phạm trù "nhân", "quả", trong Triết học, thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. "Cho" sẽ giúp đỡ người "nhận" đỡ đi phần nào thiếu thốn. Nó thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm, lo lắng chân thành, ấm áp của con người. Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, tôn trọng. Người biết "cho" đi sẽ càng bồi đắp tình yêu thương đồng loại, biết sống nhân ái, vị tha hơn. Cho đi là hành động, là nghĩa cử đẹp. Trao đi yêu thương, sẻ chia sẽ giúp chúng ta cảm thấy thanh thản, vui vẻ, hạnh phúc. Khi trao đi hạnh phúc cho người khác sẽ chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng hơn. Nói cách khác, cho đi là hạnh phúc; trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Đây vốn dĩ là một quy luật nhân quả giữa "cho" và "nhận" trong cuộc sống. "Cho" và "nhận" sẽ gắn kết người với người bền chặt hơn. Hơn hết, chính hành động cho đi, giúp đỡ người khác sẽ lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội, mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và nhân văn hơn. Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi biết cống hiến. Cho đi có nghĩa là cống hiến, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Một trong những tấm gương vô cùng vĩ đại biết "cho đi" là Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta. Cả cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca bất tử về sự hi sinh, cống hiến cao cả cho nhân dân cho nước. Trọn đời, Bác làm việc vì dân vì nước, trọn đời Bác hết thảy lo cho dân cho nước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng; Bác thương từ những chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh đến đoàn dân công vận tải chuyển lương đang ở ngoài rừng ướt lạnh;.. Đó còn là tấm gương của các anh chị sinh viên, thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi. Những trưa tháng 6 oi ả, nóng như đổ lửa nhưng các anh chị ấy chẳng ngại "Đón tiếp và hỗ trợ thí sinh", "Giao thông xanh" (hướng dẫn phân luồng giao thông), phát khẩu trang miễn phí, xịt sát khuẩn tay cho thí sinh trước khi vào và sau khi rời khỏi khu vực thi; hỗ trợ đội ngũ y tế khi cần thiết trong việc đo thân nhiệt cho thí sinh trước khi vào khu vực thi tốt nghiệp THPT. Ngày nay, cộng đồng Việt Nam cũng đang ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa nhân văn của hoạt động hiến tạng. "Cho đi là còn mãi". Một trong những gương tiêu biểu là câu chuyện cả gia đình tiến sĩ Đặng Hoàng Giang cùng nhau đi đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não là nghĩa cử "cho" thật trân quý và vĩ đại. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người có lối sống vị kỉ, vô cảm. Họ lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại. Đó là những người chỉ muốn nhận những điều tốt đẹp của người khác mà không muốn cho đi hoặc người chỉ biết nhận mà không biết cho đi và những người cho đi nhằm vụ lợi, toan tính cá nhân. Thậm chí, cũng có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, giả danh bán tăm, giả danh thờ tự tôn giáo để trục lợi bất hợp pháp. Những kẻ như vậy thực sự đáng lên án và cần chịu sự trừng phạt thích đáng của xã hội. Bởi thế, để lan tỏa thông điệp

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đề số 2: Anh/ chị suy nghĩ gì về câu nói sau đây: "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm"

    Dàn ý:

    I. Mở đoạn: Giới thiệu về "cho" và "nhận" trong cuộc sống.

    - Con người khi trao đi yêu thương cho người khác, tức là họ cũng đã nhân lại yêu thương cho mình, và con người đó luôn có được những điều tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh nữa.

    - Câu nói sau đây: "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm" thật ý nghĩa, văn minh.

    II. Thân đoạn

    1. Giải thích

    +Bàn tay: Chỉ con người

    + Hoa hồng: Nghĩa đen là chỉ một loài hoa đẹp. Nghĩa ẩn dụ chỉ tình yêu thương, tấm lòng sẻ chia, giúp đỡ.

    + Tặng: Chỉ hành động trao đi tự nguyện, chân thành.

    + Phảng phất hương thơm: Nghĩa đen chỉ mùi hương thơm của hoa hồng. Nghĩa ẩn dụ là chỉ những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp mà ta đón nhận được sau khi trao đi tình yêu thương đó.

    => nghĩa đen của câu ngạn ngữ là: Khi tặng một bông hoa hồng trên tay mình cho người khác thì hương thơm đó không hề bị mất đi mà vẫn sẽ được lưu giữ lại, phảng phất mãi trên tay mình.

    2. Bình luận, chứng minh vấn đề

    - Hành động "tặng hoa hồng" thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

    - Trao đi yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ sẽ giúp đỡ người "nhận" đỡ đi phần nào thiếu thốn. Nó thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm, lo lắng chân thành, ấm áp của con người.

    - Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, tôn trọng.

    - Trao đi yêu thương, sẻ chia sẽ giúp chúng ta cảm thấy thanh thản, vui vẻ, hạnh phúc.

    - Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương.

    - "Cho" và "nhận" sẽ gắn kết người với người bền chặt hơn.

    - Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ tạo sức mạnh giúp cuộc sống tốt đẹp.

    3. Mở rộng vấn đề

    - Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người có lối sống vị kỉ, vô cảm. Họ lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại..

    - Thậm chí, cũng có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, giả danh bán tăm, giả danh thờ tự tôn giáo để trục lợi bất hợp pháp. Những kẻ như vậy thực sự đáng lên án và cần chịu sự trừng phạt thích đáng của xã hội.

    4. Bài học

    - Cần biết sống mở rộng lòng mình, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm với mọi người xung quanh.

    - Hãy "cho" bằng tình yêu thương chân thành, tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.

    - Mỗi người hãy tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa.

    III. Kết đoạn

    Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của câu nói trong cuộc sống.

    Bài làm tham khảo

    Trong cuộc sống bộn bề lo toan, trao yêu thương và sẻ chia rất quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa "cho" người mà còn là "cho" chính mình. Giống như ý nghĩa câu nói "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm". Có thể hiểu "bàn tay" là từ chỉ con người; từ "hoa hồng" theo nghĩa đen chỉ một loài hoa đẹp; theo nghĩa ẩn dụ chỉ tình yêu thương, tấm lòng sẻ chia, giúp đỡ. Tặng là từ chỉ hành động trao đi tự nguyện, chân thành. Còn từ Phảng phất hương thơm theo nghĩa đen chỉ mùi hương thơm của hoa hồng; còn theo nghĩa ẩn dụ là chỉ những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp mà ta đón nhận được sau khi trao đi tình yêu thương đó. Như vậy, từ nghĩa đen chỉ việc khi tặng một bông hoa hồng trên tay mình cho người khác, hương thơm đó không hề bị mất đi mà vẫn sẽ được lưu giữ lại, phảng phất mãi trên tay mình thì thông điệp của câu ngạn ngữ thể hiện qua nghĩa bóng: Khi ta biết yêu thương, giúp đỡ người khác bằng sự chân thành thì ta đã nhận lại được cảm xúc hạnh phúc từ chính tình yêu thương mà ta đã trao đi, vẻ đẹp đó còn sẽ lan tỏa làm cho cuộc sống đẹp hơn. Như vậy, câu nói khuyên nhủ con người hãy trao yêu thương, hãy làm những việc tốt, sống có ích, giúp đỡ người khác, những người có hoàn cảnh khó khăn cũng là để nhận lấy hạnh phúc trong tâm hồn chính mình. Đây là triết lý sống, là phương châm sống đúng đắn. Như vậy, trao đi yêu thương, quan tâm, chia sẻ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Trao đi yêu thương thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. "Trao đi" hoa hồng "yêu thương, quan tâm sẽ giúp đỡ người nhận hoa hồng đỡ đi phần nào thiếu thốn, khó khăn, nguy nan. Trao đi yêu thương sẽ giúp chính mình càng biết sống nhân ái, vị tha hơn; giúp ta cảm thấy thanh thản, vui vẻ, hạnh phúc. Trao đi yêu thương còn thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm, lo lắng chân thành, ấm áp của con người. Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, tôn trọng. Như vậy, Cho đi là hành động, là nghĩa cử đẹp. Khi trao đi hạnh phúc cho người khác sẽ chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng hơn. Nói cách khác, cho đi là hạnh phúc; trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Đây vốn dĩ là một quy luật nhân quả giữa" cho "và" nhận "trong cuộc sống. Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn." Cho "và" nhận "sẽ gắn kết người với người bền chặt hơn. Cho đi có nghĩa là cống hiến, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác chính là sức mạnh giúp cuộc sống tốt đẹp. Một trong những tấm gương vô cùng vĩ đại biết" trao tặng hoa hồng "yêu thương, nhân ái là Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta. Cả cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca bất tử về sự hi sinh, cống hiến cao cả cho nhân dân cho nước. Trọn đời, Bác làm việc vì dân vì nước, trọn đời Bác hết thảy lo cho dân cho nước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng; Bác thương từ những chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh đến đoàn dân công vận tải chuyển lương đang ở ngoài rừng ướt lạnh;.. Bởi" Cho đi là còn mãi "nên một trong những gương tiêu biểu cho lòng cho đi thơm thảo là câu chuyện cả gia đình tiến sĩ Đặng Hoàng Giang cùng nhau đi đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não là nghĩa cử" cho "thật trân quý và vĩ đại. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người có lối sống vị kỉ, vô cảm. Họ lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại. Đó là những người chỉ muốn nhận những điều tốt đẹp của người khác mà không muốn cho đi hoặc người chỉ biết nhận mà không biết cho đi và những người cho đi nhằm vụ lợi, toan tính cá nhân. Thậm chí, cũng có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, giả danh bán tăm, giả danh thờ tự tôn giáo để trục lợi bất hợp pháp. Những kẻ như vậy thực sự đáng lên án và cần chịu sự trừng phạt thích

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề bài: Suy nghĩ về vấn đề Cho và Nhận trong c uộc sống.

    Trong cuộc sống bộn bề lo toan, trao yêu thương và sẻ chia rất quan trọng. Cho và nhận càng cần thiết. Có thể hiểu "Cho" là cho đi, trao đi vật chất, tinh thần cũng như những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không cần đổi lấy thứ gì. "Nhận" : Chấp thuận, lấy về việc làm, tình cảm mà người khác dành cho mình. Như vậy, "cho" và "nhận" là hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện thông điệp ý nghĩa: Trao yêu thương để nhận lấy hạnh phúc, cho chính là nhận. Đây là triết lý sống, là phương châm sống đúng đắn. Như vậy, cho và nhận có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. "Cho" và "nhận" cũng giống như cặp phạm trù "nhân", "quả", trong Triết học, thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. "Cho" sẽ giúp đỡ người "nhận" đỡ đi phần nào thiếu thốn. Nó thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm, lo lắng chân thành, ấm áp của con người. Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, tôn trọng. Người biết "cho" đi sẽ càng bồi đắp tình yêu thương đồng loại, biết sống nhân ái, vị tha hơn. Cho đi là hành động, là nghĩa cử đẹp. Trao đi yêu thương, sẻ chia sẽ giúp chúng ta cảm thấy thanh thản, vui vẻ, hạnh phúc. Khi trao đi hạnh phúc cho người khác sẽ chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng hơn. Nói cách khác, cho đi là hạnh phúc; trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Đây vốn dĩ là một quy luật nhân quả giữa "cho" và "nhận" trong cuộc sống. "Cho" và "nhận" sẽ gắn kết người với người bền chặt hơn. Hơn hết, chính hành động cho đi, giúp đỡ người khác sẽ lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội, mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và nhân văn hơn. Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi biết cống hiến. Cho đi có nghĩa là cống hiến, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Một trong những tấm gương vo ocùng vĩ đại biết "cho đi" là Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta. Cả cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca bất tử về sự hi sinh, cống hiến cao cả cho nhân dân cho nước. Trọn đời, Bác làm việc vì dân vì nước, trọn đời Bác hết thảy lo cho dân cho nước. Ngày nay, một trong những gương tiêu biểu của tấm lòng cho đi thơm thảo là câu chuyện cả gia đình tiến sĩ Đặng Hoàng Giang cùng nhau đi đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não là nghĩa cử "cho" thật trân quý và vĩ đại. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người có lối sống vị kỉ, vô cảm. Họ lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại. Đó là những người chỉ muốn nhận những điều tốt đẹp của người khác mà không muốn cho đi hoặc người chỉ biết nhận mà không biết cho đi và những người cho đi nhằm vụ lợi, toan tính cá nhân. Thậm chí, cũng có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, giả danh bán tăm, giả danh thờ tự tôn giáo để trục lợi bất hợp pháp. Những kẻ như vậy thực sự đáng lên án và cần chịu sự trừng phạt thích đáng của xã hội. Như nhà thơ Tố Hữu có câu "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Bởi thế, để lan tỏa thông điệp "Cho là nhận", "Cho và nhận", trước hết mỗi chúng ta cần hiểu ý nghĩa của sự "cho đi". Chúng ta cần biết sống mở rộng lòng mình, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm với mọi người xung quanh. Hãy "cho" bằng tình yêu thương chân thành, tự nguyện, không vụ lợi cá nhân; cũng như học cách cho đi sao cho đẹp nhất, ý nghĩa nhất, nhân văn nhất. Mỗi người hãy tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, tích cực quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Hãy trao đi yêu thương, quan tâm từ những người quan trọng, gần gũi quanh ta, như mẹ cha, ông bà, bạn bè, làng xóm. Như vậy, cho đi là hạnh phúc, cho đi là còn mãi,"sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Vậy nên, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta hãy biết trao đi yêu thương, trao đi lòng nhân ái, trao đi sự đồng cảm chia sẻ để nhận lại cuộc sống tinh thần tươi đẹp nhé!
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng tư 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...