Tổng hợp bộ đề ôn thi tốt nghiệp môn Sinh năm 2022 (5 bộ đề) - Có đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lạc Hoa Lưu Thủy, 21 Tháng tư 2022.

  1. Lạc Hoa Lưu Thủy

    Bài viết:
    12
    ĐỀ 1:


    Câu 1: Dung dịch có 80% Adenin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba nuclêôtit thì trong dung dịch này có bộ ba mã hóa isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ:

    A. 51,2%

    B. 38, 4%

    C. 24%

    D. 16%

    Câu 2: Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội

    A. Thể ba.

    B. Thể tam bội.

    C. Thể một.

    D. Thể không.

    Câu 3: Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?

    1. Mất đoạn

    2. Lặp đoạn NST

    3. Đột biến gen

    4. Đảo đoạn ngoài tâm động

    5. Chuyển đoạn không tương hỗ 6. Đột biến lệch bội

    A. 4

    B. 3

    C. 2

    D. 1

    Câu 4: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit còn số liên kết hidro của gen thì giảm?

    A. Thay một cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T

    B. Thêm một cặp nuclêôtit

    C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X

    D. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A

    Câu 5: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:

    A. Vùng khởi động.

    B. Vùng kết thúc.

    C. Vùng mã hoá

    D. Vùng vận hành.

    Câu 6: mARN không có đặc điểm nào dưới đây?

    A. có cấu trúc mạch đơn.

    B. gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

    C. gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

    D. có cấu trúc mạch thẳng.

    Câu 7: Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 5 '...GXT XTT AAA GXT...3'. Biết các bộ ba mã hóa các axit amin là GXU: Ala, AAA: Lys, XUU: Leu. Trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là

    A. – Leu – Ala – Lys – Ala –

    B. – Ala – Leu – Lys – Ala –

    C. – Lys – Ala – Leu – Ala –

    D. – Leu – Lys – Ala – Ala –

    Câu 8: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen

    B. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.

    C. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.

    D. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.

    Câu 9: Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?

    A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của cùng một kiểu gen.

    B. Ở giống thuần chủng, các gen đều có mức phản ứng giống nhau.

    C. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.

    D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.

    Câu 10: Yếu tố qui định mức phản ứng của cơ thể là

    A. Điều kiện môi trường

    B. Thời kì sinh trưởng

    C. Kiểu gen của cơ thể

    D. Thời kì phát triển

    Câu 11: Ở mèo, kiểu gen DD quy định màu lông đen; dd quy định màu lông hung; Dd quy định màu lông tam thể. Gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Nhận định nào sau đây là đúng?

    A. Không xuất hiện mèo đực tam thể.

    B. Những con mèo đực lông đen luôn có kiểu gen đồng hợp.

    C. Ở mèo cái, mèo tam thể thường xuất hiện với tỉ lệ lớn.

    D. Cho mèo đực lông hung giao phối với mèo cái lông đen, đời con chắc chắn xuất hiện toàn mèo tam

    Câu 12: Ở mèo, kiểu gen DD quy định màu lông đen; dd quy định màu lông hung; Dd quy định màu lông tam thể. Gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Nhận định nào sau đây là sai?

    A. Không xuất hiện mèo đực tam thể

    B. Những con mèo đực lông đen sẽ không có kiểu gen đồng hợp

    C. Ở mèo cái, mèo tam thể thường xuất hiện với tỉ lệ lớn

    D. Cho mèo đực lông hung giao phối với mèo cái lông đen, đời con xuất hiện 2 loại kiểu hình

    Câu 13: Yếu tố qui định giới hạn thường biến của kiểu hình là:

    A. Điều kiện môi trường

    B. Thời kì sinh trưởng

    C. Kiểu gen của cơ thể

    D. Thời kì phát triển

    Câu 14: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật?

    A. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

    B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẽo về kiểu gen để thích ứng.

    C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.

    D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi.

    Câu 15: Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật?

    A. đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

    B. biến đổi đồng loạt giống nhau.

    C. biến đổi đa dạng trong quần thể.

    D. thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.

    Câu 16: Cây cỏ thi (Achillea millefolium) mọc ở độ cao 30 m (so với mặt biển) thì cao 50 cm, ở mức 1400 m thì cao 35 cm, còn ở mức 3050 m thì cao 25 cm. Hiện tượng này biểu hiện:

    A. Thường biến.

    B. Mức phản ứng của kiểu gen.

    C. Sự mềm dẻo kiểu hình.

    D. A + B + C.

    Câu 17: Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt trội hoàn toàn so với a: mắt lồi; B mắt xám, trội hoàn toàn so với b : mắt trắng. Biết gen nằm trên NST thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb × AaBb , người ta thu được 789 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi màu trắng là

    A. 65

    B. 260

    C. 195

    D. 130

    Câu 18: Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau thu được F2 có 150 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lý thuyết, hãy cho biêt số cây mang kiểu gen AaBbDd

    A. 2400 cây

    B. 1200 cây

    C. 1600 cây

    D. 1500 cây

    Câu 19: Cho biết gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng, gen B quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt xanh. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho P thuần chủng cây hoa đỏ, hạt xanh giao phấn với cây hoa trắng, hạt vàng được F1, F1 giao phấn tự do được F2. Lấy 4 cây ở F2, xác suất để trong 4 cây này có một cây hoa đỏ, hạt vàng là:

    A. 16,6%

    B. 9,42%

    C. 4,71%

    D. 18,84%

    Câu 20: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện bệnh di truyền nào đưới đây:

    A. Hội chứng Đao

    B. Hội chứng Tơcnơ

    C. Hội chứng Claiphentơ

    D. Bệnh pheninketo niệu

    Câu 21: Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể ở:

    A. cặp thứ 21

    B. cặp thứ 22

    C. cặp thứ 13

    D. cặp thứ 23

    Câu 22: Người mang hội chứng Etuôt, trong tế bào xôma

    A. cặp NST 21 có 3 chiếc

    B. cặp NST 13 có 3 chiếc

    C. cặp NST 18 có 1 chiếc

    D. cặp NST số 18 có 3 chiếc

    Câu 23: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm

    A. trước sinh sản và đang sinh sản

    B. trước sinh sản

    C. đang sinh sản.

    D. đang sinh sản và sau sinh sản

    Câu 24: Trong điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, mức tử vong cao nhất thuộc về tập hợp nhóm tuổi nào trong quần thể?

    A. Nhóm tuổi trước và sau sinh sản.

    B. Nhóm tuổi đang sinh sản vả sau sinh sản.

    C. Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.

    D. Chỉ có nhóm đang sinh sản.

    Câu 25: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?

    A. Cánh ong

    B. Cánh dơi

    C. Cánh bướm

    D. Vây cá chép

    Câu 26: Ý nghĩa của các cơ quan tương đồng với việc nghiên cứu tiến hóa là:

    A. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy

    B. Phản ánh sự tiến hóa phân li

    C. Phản ánh nguồn gốc chung các loài

    D. Cho biết các loài đó sống trong điều kiện giống nhau

    Câu 27: Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là:

    A. Loài

    B. Cá thể

    C. NST

    D. Quần thể

    Câu 28: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều nòi (thứ) vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:

    A. Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo

    B. Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.

    C. Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên

    D. Phát sinh các biến dị cá thể

    Câu 29: Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên những nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của:

    A. Phân tử Hêmôglôbin

    B. Axit nuclêic

    C. Phân tử ADN

    D. Cả A, B và C Đáp án: Kimura đã nghiên cứu sự biến đổi trên phân tử Hêmôglôbin

    Câu 30: Trong các hệ sinh thái, tại sao thuật ngữ chu trình được sử dụng để mô tả việc tuần hoàn vật chất, trong khi dòng chảy được sử dụng để nói về trao đổi năng lượng?

    A. Vật chất được sử dụng nhiều lần, nhưng năng lượng đi qua và ra khỏi hệ sinh thái.

    B. Cả vật chất và năng lượng được tái chế và sau đó được chuyển sang các hệ sinh thái khác như một dòng chảy.

    C. Vật chất được luân chuyển từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái khác, nhưng năng lượng liên tục chảy trong hệ sinh thái.

    D. Cả vật chất và năng lượng chảy theo một dòոg không bao giờ kết thúc trong một hệ sinh thái.

    Câu 31: Trong các hệ sinh thái, tại sao tuần hoàn vật chất là chu trình, còn trao đổi năng lượng là dòng chảy?

    A. Năng lượng được sử dụng nhiều lần, nhưng vật chất đi qua và ra khỏi hệ sinh thái.

    B. Cả vật chất và năng lượng được tái chế và sau đó được chuyển sang các hệ sinh thái khác như một dòng chảy.

    C. Vật chất được luân chuyển tuần hoàn đi vào, đi ra và quay trở lại hệ sinh thái, nhưng năng lượng không tuần hoàn mà luôn nhận từ ánh sáng mặt trời, không có sự tái tạo lại

    D. Cả vật chất và năng lượng chảy theo một dòոg không bao giờ kết thúc trong một hệ sinh thái.

    Câu 32: Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

    A. Bậc 1

    B. Bậc 3

    C. Bậc 2

    D. Bậc 4

    Câu 33: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là

    A. SVTT bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

    B. SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2

    C. SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

    D. SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

    Câu 34: Ở Việt Nam có nhiều hệ sinh thái. Hai học sinh đã tranh luận về một số hệ sinh thái và rút ra một số nhận định:

    1. Có tính đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    2. Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    3. Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

    4. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên. Các đặc điểm không phải là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?

    A. 1, 2.

    B. 2, 4.

    C. 3, 4.

    D. 2, 3.

    Câu 35: Số đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp là :

    (1) Nguồn năng lượng được cung cấp gồm : điện, than, dầu mỏ, thực phẩm....

    (2) Toàn bộ vật chất đều được tái sinh

    (3) Ngoài năng lượng mặt trời còn bổ sung thêm nguồn vật chất khác như : phân bón, thuốc trừ sâu...

    (4) Phần lớn sản phẩm được đưa ra khỏi hệ sinh thái để phục vụ con người

    (5) Phần lớn sản phẩm được chôn lấp hoặc chuyển sang hệ sinh thái khác

    A. 4

    B. 3

    C. 1

    D. 2

    Câu 36: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:

    A. Diễn thế nguyên sinh

    B. Diễn thế thứ sinh

    C. Diễn thế khôi phục

    D. Diễn thế nguyên sinh hoặc Diễn thế khôi phục

    Câu 37: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng

    A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.

    B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.

    C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

    D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.

    Câu 38: Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại?

    A. Mg 2+

    B. Ca 2+

    C. Fe 3+

    D. Na +

    Câu 39: Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự

    A. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Bó His -> Mạng lưới Puôckin

    B. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Bó His -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin

    C. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin -> Bó His

    D. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Mạng lưới Puôckin -> Nút nhĩ thất -> Bó His

    Câu 40: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim

    A. Pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung -> pha co tâm thất

    B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha giãn chung

    C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung

    D. pha giãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ

    ĐỀ 2:
    Câu 1: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

    A. anticodon.

    B. triplet.

    C. axit amin.

    D. codon.

    Câu 2: Điều hòa hoạt động gen chính là

    A. Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra

    B. Điều hòa lượng mARN

    C. Điều hòa lượng tARN

    D. Điều hòa lượng rARN

    Câu 3: Đột biến gen là:

    A. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST.

    B. Là sự biến đổi kiểu hình thích nghi với môi trường.

    C. Là sự biến đổi xảy ra trong phân tử AND có liên quan đến 1 hoặc một số cặp NST.

    D. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit

    Câu 4: NST ở sinh vật nhân thực có bản chất là?

    A. ADN

    B. Prôtêin

    C. Lipit

    D. ARN

    Câu 5: Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

    A. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.

    B. Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.

    C. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.

    D. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

    Câu 6: Khi so sánh điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN ở sinh vật nhân thực, người ta đưa ra một số nhận xét sau đây:

    1) ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch.

    2) ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.

    3) Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của ARN.

    4) ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN.

    Số phát biểu đúng là:

    A. 1

    B. 2

    C. 3

    D. 4

    Câu 7: Phân tử mARN có chiều dài 3468 ăngstron để cho 5 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:

    A. 1695 axit amin

    B. 5100 axit amin

    C. 1700 axit amin

    D. 2034 axit amin

    Câu 8: Hãy hoàn chỉnh nội dung định luật của Menđen khi xét về một cặp tính trạng: "Khi lai giữa các cá thể khác nhau về (A) và (B), thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng (C)". (A), (B), (C) lần lượt là:

    A. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trội.

    B. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trung gian,

    C. Hai cặp tính trạng; thuần chủng, trội.

    D. Các cặp tính trạng; thuần chủng; trội

    Câu 9: Trong các kiểu gen dưới đây, kiểu gen nào giảm phân bình thường chỉ cho một loại giao tử?

    A. Aabb

    B. AABb

    C. aaBB

    D. AaBb

    Câu 10: Ở loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng một kiểu gen quy định màu hoa ỏ, các tổ hợp gen khác chỉ mang một trong hai loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình màu trắng. Tính trạng màu hoa đỏ là kết quả của hiện tượng:

    A. Trội hoàn toàn

    B. Trội không hoàn toàn

    C. Tác động bổ sung

    D. Tác động át chế

    Câu 11: Nhận định nào sau đây về liên kết gen là KHÔNG đúng?

    A. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng.

    B. Liên kết gen là hiện tượng di truyền phổ biến, vì số lượng NST ít mà số gen rất lớn.

    C. Các gen càng nằm ở vị trí gần nhau trên một NST thì liên kết càng bền vững.

    D. Di truyền liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

    Câu 12: Khi nói về gen trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây không đúng?

    A. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa gen qui định giới tính, không có gen qui định các tính trạng thường

    B. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

    C. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính Y mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính X

    D. Có những gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và có cả alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

    Câu 13: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào

    A. Hàm lượng phêninalanin có trong máu.

    B. Hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn.

    C. Khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin.

    D. Khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não.

    Câu 14: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do 2 gen không alen là A và B cùng quy định tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen, nếu cứ thêm 1 alen trội A hoặc B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ:

    A. 6.25%

    B. 37.5%

    C. 50%

    D. 25%

    Câu 15: Bản chất quy luật phân li của Menđen là

    A. sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân

    B. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh

    C. sự phân li đồng đều và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh

    D. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân

    Câu 16: Cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử:

    A. 6

    B. 8

    C. 12

    D. 16

    Câu 17: Khi lai hai giống bí ngô thuần chủng quả dẹt với nhau được F1 đều có quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 355 bí quả tròn, 238 bí quả dẹt, 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của quy luật di truyền

    A. Trội không hoàn toàn

    B. Liên kết hoàn toàn

    C. Phân li độc lập

    D. Tương tác bổ sung

    Câu 18: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi

    A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản

    B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn

    C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính

    D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng

    Câu 19: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma

    B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính

    C. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY

    D. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX

    Câu 20: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn tồn tại trên cơ thể có thể là do:

    A. Các gen quy định cơ quan thoái hóa là những gen lặn.

    B. Vì chúng ít có hại cho cơ thể sinh vật nên không bị CLTN loại bỏ.

    C. Chưa đủ thời gian tiến hóa để CLTN có thể loại bỏ chúng.

    D. Có thể chúng sẽ trở nên có ích trong tương lai nên không bị loại bỏ.

    Câu 21: Sự giống nhau nào trong các bằng chứng tiến hóa sau không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen:

    A. Các cơ quan thoái hóa.

    B. Các cơ quan tương đồng.

    C. Sự giống nhau của các cơ quan tương tự.

    D. Cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa.

    Câu 22: Bằng chứng tiến hóa nào là phù hợp nhất để sử dụng giải thích nguồn gốc tổ tiên chung của các loài trên trái đất?

    A. Bằng chứng giải phẫu so sánh

    B. Hóa thạch

    C. Cơ quan tương đồng

    D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

    Câu 23: Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh giới ?

    A. Hóa thạch

    B. Phôi sinh học so sánh

    C. Tế bào học và sinh học phân tử

    D. Giải phẫu học so sánh

    Câu 24: Ý nào sau đây không phải là quan điểm của Đacuyn về tiến hóa?

    A. Loài mới được hình thành trên cơ sở của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

    B. Nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là biến dị cá thể.

    C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng xác định.

    D. Biến dị xác định ít có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

    Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?

    A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

    B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.

    C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.

    D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.

    Câu 26: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

    A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

    B. Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

    C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

    D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường

    Câu 27: Nhóm sinh vật có mức năng lượng cao nhất trong một hệ sinh thái là:

    A. Động vật ăn thịt

    B. SV sản xuất

    C. SV phân hủy

    D. Động vật ăn thực vật

    Câu 28: Chuỗi thức ăn là ?

    A. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

    B. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau

    C. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau

    D. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau

    Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?

    A. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định

    B. Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau

    C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật

    D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.

    Câu 30: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn? (1) Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật (2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật. (3) Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn. (4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.

    A. 4

    B. 2

    C. 3

    D. 1

    Câu 31: Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

    A. Bậc 1

    B. Bậc 3

    C. Bậc 2

    D. Bậc 4

    Câu 32: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp?

    A. Diệp lục a

    B. Diệp lục b

    C. Diệp lục a. b

    D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

    Câu 33: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

    A .Có cuống lá.

    B. Có diện tích bề mặt lớn.

    C. Phiến lá mỏng.

    D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.

    Câu 34: , Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là:

    A. miệng -> hầu -> thực quản -> diều -> mề -> ruột -> hậu môn.

    B. miệng -> hầu -> mề -> thực quản ->diều -> ruột -> hậu môn.

    C. miệng -> hầu -> diều -> thực quản -> mề -> ruột -> hậu môn

    D. miệng -> hầu -> thực quản -> mề -> diều -> ruột -> hậu môn

    Câu 35: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là:

    A. miệng -> thực quản ->dạ dày -> diều -> ruột -> hậu môn

    B. miệng -> thực quản -> ruột -> dạ dày -> diều -> hậu môn

    C. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày -> ruột -> hậu môn

    D. miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> diều -> hậu môn

    Câu 36: Khẳng định đúng về bệnh di truyền phân tử

    A. Bệnh có thể phát hiện bằng việc quan sát cấu trúc NST

    B. Bệnh do các đột biến gen gây nên

    C. Đao là một trong các bệnh điển hình của bệnh di truyền phân tử

    D. Bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ

    Câu 37: Khi nói về đặc điểm của bệnh ở người, có các đặc điểm sau:

    1. Cơ chế gây bệnh ở mức phân tử

    2. Chủ yếu do đột biến gen

    3. Do vi sinh vật gây nên

    4. Có thể được di truyền qua các thế hệ

    5. Không có khả năng chữa trị, chỉ có thể hạn chế bằng chế độ ăn kiêng

    6. Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc

    7. Chữa trị bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh

    Số đặc điểm không đúng về bệnh di truyền phân tử:

    A. 5

    B. 4

    C. 3

    D. 2

    Câu 38: Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:

    (1) Tạo môi trường sạch.

    (2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

    (3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.

    (4) Sử dụng liệu pháp gen.

    Số biện pháp đúng là:

    A. 2

    B. 4

    C. 1

    D. 3

    Câu 39: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

    A. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi

    B. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây

    C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương

    D. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì

    Câu 40: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật sinh sản hữu tính?

    (1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

    (2) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài

    (3) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau

    (4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau

    (5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau

    (6) Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, không giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi biển....

    A. (2),(3),(6)

    B. (1),(3),(6)

    C. (1),(4),(6)

    D. (2),(3),(5)

    ĐỀ 3:

    Câu 1: Phân tử mARN có chiều dài 4488 ăngstron để cho 6 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:

    A. 4362 axit amin

    B. 3426 axit amin

    C. 2346 axit amin

    D. 2634 axit amin

    Câu 2: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên

    A. phân tử tARN

    B. mạch gốc của gen

    C. phân tử rARN

    D. phân tử mARN

    Câu 3: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ:

    A. Phiên mã

    B. Sau phiên mã

    C. Trước phiên mã

    D. Dịch mã

    Câu 4: Có bao nhiêu trường hợp sau đây, gen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình? (Cho rằng đột biến không ảnh hưởng đến sức đống của cơ thể sinh vật)?

    (1). Đột biến lặn phát sinh trong nguyên phân

    (2). Đột biến phát sinh trong quá trình phân chia ti thể

    (3). Đột biến trội phát sinh trong quá trình hình thành giao tử

    (4). Đột biến trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của hợp tử

    (5). Đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X có ở giới dị giao tử

    A. 1

    B. 3

    C. 4

    D. 2

    Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:

    A. ARN và protein

    B. ADN và protein histon

    C. ADN và tARN

    D. ADN và mARN

    Câu 6: Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

    A. 2n - 1

    B. n + 1

    C. 2n + 1

    D. n – 1

    Câu 7: Bộ ba đổi mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là

    A. 3'XAU5'

    B. 3'AUG5'

    C. 5'AUG3'

    D. 5'XAU3'.

    Câu 8: Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do

    A. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

    B. Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

    C. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

    D. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân

    Câu 9: Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden là:

    A. Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.

    B. Bố mẹ phải thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

    C. Số lượng con lai phải lớn.

    D. Các gen quy định tính trạng phải nằm trên NST thường

    Câu 10: Lúa mì hạt màu đỏ tự thụ phấn cho F1 phân tính gồm 149 đỏ + 10 trắng. Quy luật chi phối sự di truyền có thể là:

    A. Tương tác bổ sung.

    B. Tương tác cộng gộp

    C. Phân li Menđen

    D. Tương tác át chế.

    Câu 11: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là

    A. 2.

    B. 8.

    C. 4.

    D. 6.

    Câu 12: Tính trạng có túm lông ở vành tai di truyền theo quy luật nào?

    A. Di truyền ngoài nhân

    B. Tương tác gen

    C. Theo dòng mẹ

    D. Liên kết với giới tính

    Câu 13: Thường biến là những biến đổi

    A. đồng loạt, không xác định, không di truyền.

    B. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.

    C. đồng loạt, xác định, không di truyền.

    D. riêng lẻ, không xác định, di truyền

    Câu 14: Tính trạng nào ở người không chịu ảnh hưởng của môi trường ?

    A. Tính cách

    B. Màu da

    C. Nhóm máu

    D. Trí thông minh

    Câu 15: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen phát biểu nào sau đây là sai?

    A. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

    B. Kiểu hình của mỗi sinh vật do kiểu gen quy định và sẽ duy trì không đổi suốt đời cá thể.

    C. Nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen

    D. Một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.

    Câu 16: Thường biến là những biến đổi về

    A. Cấu trúc di truyền.

    B. Kiểu hình của cùng một kiểu gen.

    C. Bộ nhiễm sắc thể.

    D. Một số tính trạng.

    Câu 17: Các bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền theo quy luật nào?

    A. Di truyền ngoài nhân

    B. Tương tác gen

    C. Theo dòng mẹ

    D. Liên kết với giới tính

    Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về liên kết gen?

    A. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp chất của loài.

    B. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp chất của loài.

    C. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài.

    D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài.

    Câu 19: Ở một loài thực vật xét 2 cặp gen (A, a và B, b); trong kiểu gen có mặt cả 2 gen trội A và B quy định kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định kiểu hình hoa trắng. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ tối đa trong loài là?

    A. 3

    B. 2

    C. 1

    D. 4

    Câu 20: Môi trường sống của sinh vật gồm có:

    A. Đất-nước-không khí

    B. Đất-nước-không khí-sinh vật

    C. Đất-nước-không khí-trên cạn

    D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật

    Câu 21: Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là

    A. Nước có nhiều khoáng hơn đất.

    B. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.

    C. Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.

    D. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

    Câu 22: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là

    A. Trên cạn

    B. Sinh vật

    C. Đất

    D. Nước

    Câu 23: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của

    A. quần thể qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.

    B. quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định

    C. quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong

    D. quần thể qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần thể không thay đổi qua thời gian.

    Câu 24: Nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là:

    A. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế.

    B. Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.

    C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế.

    D. Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.

    Câu 25: Khi loài ưu thế "tự đào huyệt chôn mình" thì loài nào sau đây chiếm vị trí của loài ưu thế?

    A. Loài đặc

    B. Loài thứ yếu

    C. Loài chủ chốt

    D. Loài đặc hữu

    Câu 26: Khi nói về diễn thế nguyên sinh nhận xét nào sau không đúng?

    A. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ thay thế dần các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn.

    B. Giới hạn của các nhân tố sinh thái ngày càng hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.

    C. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

    D. Số lượng loài trong quần xã ngày càng tăng, số cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.

    Câu 27: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể gồm:

    A. Biến dị đột biến

    B. Di nhập gen.

    C. Biến dị tổ hợp.

    D. Cả A, B và C

    Câu 28: Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa?

    A. Biến dị tổ hợp.

    B. Đột biến gen.

    C. Đột biến nhiễm sắc thể.

    D. Thường biến.

    Câu 29: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là

    A. biến dị tổ hợp.

    B. thường biến.

    C. đột biến gen tự nhiên.

    D. biến dị đột biến

    Câu 30: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có các nội dung:

    (1) Thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

    (2) Tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.

    (3) Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo hướng xác định. (4) Làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.

    (5) Đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

    (6) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo nhiều hướng khác nhau. Số nội dung đúng là

    A. 3

    B. 4

    C. 1

    D. 2

    Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng về chọn lọc tự nhiên(CLTN) theo quan niệm hiện đại?

    A. CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động đối với cả quần thể

    B. CLTN thực chất là sự phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.

    C. CLTN chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.

    D. CLTN tác động gián tiếp lên kiểu hình từ đó làm biến đổi tần số alen của quần thể

    Câu 32: Cường độ ánh sáng tăng thì

    A. Ngừng quang hợp

    B. Quang hợp giảm

    C. Quang hợp tăng

    D. Quang hợp đạt mức cực đại

    Câu 33: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì?

    A. Cung cấp năng lượng chống chịu

    B. Tăng khả năng chống chịu

    C. Tạo ra các sản phẩm trung gian

    D. Miễn dịch cho cây

    Câu 34: Côn trùng hô hấp

    A. bằng mang

    B. qua bề mặt cơ thể

    C. bằng phổi

    D. bằng hệ thống ống khí

    Câu 35: cá, tôm, cua... hô hấp

    A. bằng mang

    B. qua bề mặt cơ thể

    C. bằng phổi

    D. bằng hệ thống ống khí

    Câu 36: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống là?

    A. Quan hệ cạnh tranh.

    B. Quan hệ hỗ trợ.

    C. Quan hệ đối kháng.

    D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

    Câu 37: Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ

    A. hỗ trợ.

    B. cạnh tranh.

    C. cộng sinh.

    D. hợp tác

    Câu 38 Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người ?

    A. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh

    B. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên

    C. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến

    D. Tư vấn di truyền y học

    Câu 39: Bệnh phêninkêto niệu xảy ra do

    A. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.

    B. Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.

    C. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.

    D. Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.

    Câu 40: Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do

    A. đột biến cấu trúc trên NST thường.

    B. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin

    C. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin

    D. đột biến gen trên NST giới tính

    ĐỀ 4:
    Câu 1: Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được hoocmôn insulin vì mã di truyền có tính

    A. tính đặc trưng.

    B. tính phổ biến

    C. tính thoái hóa.

    D. tính đặc hiệu.

    Câu 2: Thể ba nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

    A. 2n - 1

    B. n + 1

    C. 2n + 1

    D. n – 1

    Câu 3: Đột biến cấu trúc NST là?

    A. Đột biến điểm

    B. Sự biến mất hoặc tăng thêm NST

    C. Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST

    D. Cả ba ý trên.

    Câu 4: Các loại đột biến gen bao gồm:

    A. Thêm một hoặc vài cặp bazơ

    B. Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

    C. Bớt một hoặc vài cặp bazơ;

    D. Cả A, B, C

    Câu 5: Ở tế bào nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen xảy ra chủ yếu ở mức độ:

    A. Từ trước phiên mã đến sau dịch mã

    B. Phiên mã

    C. Dịch mã

    D. Ở giai đoạn trước phiên mã

    Câu 6: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?

    A. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.

    B. Phân giải prôtêin.

    C. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

    D. Cấu tạo nên ribôxôm

    Câu 7: Phân tử mARN dài 5100 Å. Có một ribôxôm trượt qua 1 lần trên mARN mất 50 giây. Hãy cho biết tốc độ giữ mã của ribôxôm là bao nhiêu axit amin trong một giây?

    A. 12

    B. 6

    C. 8

    D. 10

    Câu 8: Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

    A. Số lượng cá thể con lai phải lớn.

    B. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

    C. Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường

    D. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.

    Câu 9: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội F2 Menđen đã nhận biết được điều gì?

    A. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.

    B. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1

    C. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

    D. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1

    Câu 10: Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd sẽ có:

    A. 4 kiểu hình : 9 kiểu gen;

    B. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen;

    C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen;

    D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen;

    Câu 11: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội lặn là hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Số kiểu tổ hợp giao tử, số kiểu gen và số kiểu hình xuất hiện ở F1 lần lượt là:

    A. 32, 27 và 8

    B. 64, 27 và 8.

    C. 32, 18 và 16.

    D. 32, 18 và 8

    Câu 12: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai AaBb × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?

    A. 4

    B. 2

    C. 3

    D. 9

    Câu 13: Phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

    A. AabbDd ×AaBbdd

    B. AaBbDd × AaBbDd

    C. Aabbdd × AaBbdd

    D. aabbDd × AaBbdd

    Câu 14: Tỉ lệ phân li kiểu hình nào đặc trưng cho tương tác át chế?

    A. 15:1, 9:3:3:1.

    B. 12:3:1, 9:3:4, 9:6:1.

    C. 12:3:1, 9:6:1.

    D. 12:3:1, 13:3

    Câu 15: Tỉ lệ phân li kiểu hình nào không phải là đặc trưng cho tương tác át chế?

    A. 15:1.

    B. 9:3:4

    C. 12:3:1

    D. 13:3.

    Câu 16: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu(hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là

    A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng.

    B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.

    C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

    D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng

    Câu 17: Ở gà, bộ nhiễm sắc thể 2n = 78. Số nhóm gen liên kết ở gà mái là:

    A. 38

    B. 40

    C. 78

    D. 39

    Câu 18: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là:

    A. Sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I.

    B. Sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II.

    C. Sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I.

    D. Sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

    Câu 19: Vì sao các gen liên kết được với nhau:

    A. Vì chúng nằm trên cùng 1 chiếc NST.

    B. Vì các tính trạng do chúng quy định cùng biểu hiện.

    C. Vì chúng cùng ở cặp NST tương đồng.

    D. Vì chúng có lôcut giống nhau.

    Câu 20: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì:

    A. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp

    B. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau

    C. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp

    D. Xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại

    Câu 21: Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là:

    A. Tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.

    B. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.

    C. Thành phần kiểu gen không thay đổi.

    D. Tần số các alen không thay đổi

    Câu 22: Điều không đúng về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là

    A. Góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền.

    B. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này.

    C. Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ.

    D. Cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường tới việc sinh đẻ

    Câu 23: Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào

    A. Sức sinh sản

    B. Mức độ tử vong.

    C. Cá thể nhập cư và xuất cư.

    D. Tỷ lệ đực/cái

    Câu 24: Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào sau dây là quan trọng nhất ?

    A. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu

    B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể

    C. Số lượng con non của một lứa đẻ

    D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể

    Câu 25: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp là:

    A. Đột biến và giao phối ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

    B. Đột biến luôn làm phát sinh các biến dị có lợi từ đó cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

    C. Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ alen có lợi ra khỏi quần thể.

    D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá có hướng

    Câu 26: Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là

    A. Phân hoá ngày càng đa dạng

    B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp

    C. Thích nghi ngày càng hợp lí

    D. Phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện

    Câu 27: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:

    A. Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.

    B. Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.

    C. Biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể.

    D. Đột biến gen và di nhập gen.

    Câu 28: Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình?

    A. Thuật ngữ: "Tiến hóa"

    B. Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên

    C. DNA là vật liệu di truyền.

    D. Sự phân chia độc lập các NST

    Câu 29: Bằng chứng nào sau đây không trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật?

    A. Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay.

    B. Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.

    C. Những đốt xương khủng long được tìm thấy trong các lớp đất.

    D. Xác sâu bọ được tìm thấy trong các lớp hổ phách.

    Câu 30: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là:

    A. Sinh khối ngày càng giảm.

    B. Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.

    C. Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.

    D. Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.

    Câu 31: Trong diễn thế nguyên sinh, đặc điểm nào sau đây không phải là xu hướng biến đổi chính?

    A. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

    B. Số lượng loài càng tăng, số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.

    C. Giới hạn sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.

    D. Các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ có xu hướng thay thế các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn.

    Câu 32: Sinh vật phân giải là những sinh vật:

    A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

    B..động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

    C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

    D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

    Câu 33: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:

    A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước

    B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo

    C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt

    D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn

    Câu 34: Trong lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là.

    A. Bậc dinh dưỡng thứ ba

    B. Bậc dinh dưỡng thứ tư.

    C. Bậc dinh dưỡng thứ năm.

    D. Bậc dinh dưỡng thứ hai

    Câu 35: Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được:

    A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng

    B. Năng lượng tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng

    C. Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

    D. Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

    Câu 36: Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là

    A. Nước có nhiều khoáng hơn đất.

    B. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước

    C. Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.

    D. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

    Câu 37: Cây rau riếp chứa bao nhiêu phần trăm sinh khối tươi của cơ thể?

    A. 94%

    B. 90%

    C. 85%.

    D. 80%

    Câu 38: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:

    A. Gian bào và tế bào chất

    B. Gian bào và tế bào biểu bì

    C. Gian bào và màng tế bào

    D. Gian bào và tế bào nội bì

    Câu 39: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là:

    A. miệng -> thực quản ->dạ dày -> diều -> ruột -> hậu môn

    B. miệng -> thực quản -> ruột -> dạ dày -> diều -> hậu môn

    C. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày -> ruột -> hậu môn

    D. miệng -> thực quản -> dạ dày -> ruột -> diều -> hậu môn

    Câu 40: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là:

    A. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> ruột -> hậu môn

    B. miệng -> thực quản -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> diều -> ruột -> hậu môn

    C. miệng -> thực quản -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> diều -> ruột -> hậu môn

    D. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> ruột -> hậu môn

    ĐỀ 5:
    Câu 1: Phân tử mARN dài 3366 Å. Có một ribôxôm trượt qua 1 lần trên mARN mất 33 giây. Hãy cho biết tốc độ giữ mã của ribôxôm là bao nhiêu axit amin trong một giây?

    A. 12

    B. 10

    C. 8

    D. 6

    Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, ARN đảm nhận chức năng nào sau đây?

    A. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.

    B. Cấu tạo nên ribôxôm.

    C. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

    D. Cả ba chức năng trên

    Câu 3: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:

    A. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

    B. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

    C. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).

    D. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).

    Câu 4: Các loại đột biến gen bao gồm:

    A. 2 loại: thêm và mất

    B. 2 loại: mất và thay thế

    C. 3 loại: thêm, mất và thay thế

    D. 3 loại: thêm, mất và đảo

    Câu 5: Sắp xếp nào sau đây đúng với thứ tự tăng dần đường kính của nhiễm sắc thể?

    A. Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.

    B. Sợi cơ bản → crômatit → sợi nhiễm sắc.

    C. Crômatit → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc.

    D. Sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.

    Câu 6: Dùng cônsixin gây đột biến hợp tử có kiểu gen Aa để tạo thể tứ bội, kiểu gen của thể tứ bội này là:

    A. AAAa

    B. AAAA

    C. AAaa

    D. Aaaa

    Câu 7: Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này

    A. làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ không gây ra hậu quả xấu nào.

    B. tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polipeptit mà gen này mã hóa.

    C. làm tăng tỉ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

    D. làm tăng số lượng nucleotit của phân từ mARN mà gen đó mã hóa.

    Câu 8: Một loài thực vật ,nếu có cả 2 gen trội A và B trong cùng cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình quả dài. Cho cây dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích, theo lý thuyết thì kết quả phân ly kiểu hình ở đời con là

    A. 100% quả tròn

    B. 3 quả tròn: 1 quả dài

    C. 1 quả tròn: 1 quả dài

    D. 1 quả tròn: 3 quả dài

    Câu 9: Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là

    A. 1/16

    B. 81/256

    C. 1/81

    D. 16/81

    Câu 10: Một loài sinh vật có 3 gen I, II và III có số alen lần lượt là 2; 3 và 4.Tính số kiểu gen tối đa có thể có của loài trong trường hợp: Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, gen III nằm trên cặp NST thường khác

    A. 31

    B. 63

    C. 210

    D. 2048

    Câu 11: Cho các phép lai sau:

    (1) Ab/ab × aB/ab

    (2) Ab/aB × aB/Ab

    (3) AB/ab × Ab/aB

    (4) Ab/aB × aB/ab

    (5) AB/ab × AB/ab

    (6) AB/ab × aB/ab

    Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai ở đời con cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1:2:1 và khác với tỉ lệ kiểu gen?

    A. 2

    B. 4

    C. 3

    D. 5

    Câu 12: Ở nguời, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tình trạng máu đông bình thường. Một gia đình có con trai mắc bệnh máu khó đông, bố mẹ đều bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng?

    A. Con trai đã nhận gen bệnh từ bố

    B. Mẹ bình thường có kiểu gen XHXH

    C. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp XHXh

    D. Con gái của cặp vợ chồng này có thể bị bệnh máu khó đông.

    Câu 13: Trong quy luật di truyền liên kết với giới tính, phép lai thuận nghịch cho kết quả?

    A. Tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới

    B. Con lai luôn có kiểu hình giống mẹ

    C. Con lai F1 đồng tính và chỉ biểu hiện tính trạng một bên bố hoặc mẹ

    D. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới giống nhau

    Câu 14: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen:

    A. Nằm ngoài nhiễm sắc thể.

    B. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X

    C. Nằm trên nhiễm sắc thể thường

    D. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y

    Câu 15: Thường biến là những biến đổi

    A. đồng loạt, không xác định, không di truyền.

    B. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.

    C. đồng loạt, xác định, không di truyền.

    D. riêng lẻ, không xác định, di truyền

    Câu 16: Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên:

    1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh.

    2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông.

    3. Cây ngô bị bạch tạng.

    4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 350C thì ra hoa màu trắng.

    Những biến dị thường biến là:

    A. 1, 2

    B. 1, 3

    C. 2, 3

    D. 2, 4

    Câu 17: Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến?

    A. Sâu xanh ăn rau có màu xanh như lá rau.

    B. Cây rau mác chuyển từ môi trường trên cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bán dài.

    C. Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường.

    D. Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám

    Câu 18: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: Thường biến thì

    A. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.

    B. Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.

    C. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.

    D. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường

    Câu 19: Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng

    A. Số cá thể có cùng một kiểu gen đó.

    B. Số alen có thể có trong kiểu gen đó.

    C. Số kiểu gen có thể biến đổi từ kiểu gen đó

    D. Số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó.

    Câu 20: Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

    A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

    B. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ

    C. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường.

    D. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người

    Câu 21: Điều nào sau đây sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể động vật?

    A. Tăng khả năng sinh sản của con cái.

    B. Tăng mật độ

    C. Gia tăng tỷ lệ tử vong

    D. Gia tăng vật ăn thịt

    Câu 22: : Loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soảt được của một số tế bào dẫn đến hình thành khối u chén ép các cơ quan được gọi là

    A. Bệnh ung thư

    B. Bệnh di truyền phân tử

    C. Bệnh AIDS

    D. Bệnh di truyền tế bào

    Câu 23: Ung thư là bệnh

    A. Đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào cơ thể, hình thành khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể

    B. Lành tính, không di truyền do tế bào ung thư phân chia vô hạn tạo ra khối u, nhưng ít ảnh hưởng đến sức sống của cá thể

    C. Do tác nhân môi trường tạo ra: khí độc hại, hoá chất, virut gây ung thư

    D. Ác tính và lành tính khi các tế bào khối u di căn vào máu và các nơi khác trong cơ thể, gây chết cho bệnh nhân

    Câu 24: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

    A. Tính chất của nước ối.

    B. Tế bào tử cung của ngưới mẹ.

    C. Tế bào phôi bong ra trong nước ối.

    D. Nhóm máu của thai nhi

    Câu 25: Bằng chứng nào sau đây trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật?

    A. Xác sâu bọ được tìm thấy trong các lớp hổ phách.

    B. Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.

    C. Những đốt xương khủng long được tìm thấy trong các lớp đất.

    D. Tất cả các bằng chứng

    Câu 26: Cơ quan tương đồng là những cơ quan:

    A. Cùng nguồn gốc, đảm nhận những chức phận giống nhau

    B. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận những chức phận giống nhau , có hình thái tương tự nhau

    C. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau

    D. Có nguồn gốc khác nhau , nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể có kiểu cấu tạo giống nhau

    Câu 27: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm

    A. thích nghi.

    B. chọn lọc tự nhiên.

    C. đột biến.

    D. thường biến.

    Câu 28: Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là

    A. Tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh

    B. Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.

    C. Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người

    D. Đào thải các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.

    Câu 29: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể gồm:

    A. Biến dị đột biến

    B. Di nhập gen.

    C. Biến dị tổ hợp.

    D. Cả A, B và C

    Câu 30: Thành phần nào sau đây có thể không xuất hiện trong một hệ sinh thái?

    A. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt

    B. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh.

    C. Cây xanh và các nhóm vi sinh vật phân hủy.

    D. Nhân tố khí hậu.

    Câu 31: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:

    A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

    B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

    C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

    D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

    Câu 32: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?

    A. Châu chấu.

    B. Nhái.

    C. Gà.

    D. Cáo

    Câu 33: Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?

    A. Bậc dinh dưỡng thứ 2

    B. Bậc dinh dưỡng thứ 4

    C. Bậc dinh dưỡng thứ nhất

    D. Bậc dinh dưỡng thứ 3

    Câu 34: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái hữu sinh?

    A. Độ ẩm.

    B. Ánh sáng.

    C. Vật ăn thịt.

    D. Nhiệt độ.

    Câu 35: Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể:

    (1) Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

    (2) Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường

    (3) Hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật

    (4) Dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.

    Số phương án đúng là:

    A. 2

    B. 4

    C. 3

    D. 1

    Câu 36: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái như thế nào?

    A. Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người

    B. Có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

    C. Có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai

    D. Có thể chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người

    Câu 37: Cây xương rồng khổng lồ ở Mĩ:

    A.Cao tới 30 m và hấp thụ 2,5 tấn nước / ngày

    B.Cao tới 25 m và hấp thụ 2 tấn nước / ngày

    C. Cao tới 20 m và hấp thụ 1,5 tấn nước / ngày

    D. Cao tới 15 m và hấp thụ 1 tấn nước / ngày

    Câu 38: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:

    A. Hoạt động trao đổi chất

    B. Chênh lệch nồng độ ion

    C. Cung cấp năng lượng

    D. Hoạt động thẩm thấu

    Câu 39: Nội môi là:

    A. môi trường trong cơ thể

    B. máu, bạch huyết và nước mô

    C. động mạch và mao mạch

    D. A và B

    Câu 40: Vai trò của việc cân bằng nội môi

    A. đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường

    B..giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

    C. ổn định về các điều kiện lí, hóa trong cơ thể

    D. A và B


    ĐÁP ÁN ĐỀ 1:
    1 D

    Ta có A= 0,8 và U = 0,2

    Tỉ lệ các bộ ba isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ: 0,8 × 0,2 × 0,2 + 0,8 × 0,8 × 0,2 = 0,8 × 0,2 (0,2 + 0,8) = 0,16

    2 B

    3 B Các đột biến làm thay đổi hình thái NST :(1), (2), (5). Các đột biến này làm NST mất hoặc thêm các đoạn NST → làm thay đổi hình thái của NST theo hướng ngắn đi hoặc dài ra

    4 A Khi thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số lượng nucleotit không thay đổi và số lượng liên kết hidro giảm đi 1.

    5 D

    6 B trong ARN không có timin.

    7 B

    Mạch bổ sung: 5'...GXT XTT AAA GXT...3'.

    Mạch mã gốc: 3'...XGA GAA TTT XGA...5'

    Mạch mARN: 5'...GXU XUU AAA GXU...3'.

    Trình tự a.a: – Ala – Leu – Lys – Ala –

    8 - Phát biểu đúng là A.

    B sai, đem hạt của cây này tức là đã đem đời con của cây đi làm thí nghiệm, đời con của cây dị hợp tử sẽ có nhiều kiểu gen khác nhau.

    C sai, các cá thể của 1 loài có kiểu gen khác nhau khi sống trong cùng môi trường sẽ có kiểu hình khác nhau, không thể gọi là mức phản ứng giống nhau vì mức phản ứng là xét trên 1 kiểu gen nhất định trong các môi trường khác nhau.

    D sai. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các kiểu hình chứ không phải phản ứng Đáp án cần chọn là: A

    9 - Giống thuần chủng là cơ thể có kiểu gen đồng hợp (đồng hợp trội - đồng hợp lặn), có cùng mức phản ứng trong trường hợp đồng hợp trội, hoặc đồng hợp lặn.

    Các cơ thể đồng hợp có kiểu gen khác nhau thì có mức phản ứng khác nhau trước môi trường (mức phản ứng do kiểu gen quy định, đồng thời nó chịu ảnh hưởng từ cả môi trường).

    Đáp án cần chọn là: B

    10 - Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường quy định giới hạn thường biến của kiểu hình.

    Đáp án cần chọn là: C

    11

    Phát biểu đúng là A, vì ở mèo đực có bộ NST XY nên không thể có màu lông tam thể (XDXd).

    Ý B sai vì con mèo đực lông đen luôn có kiểu gen XDY, đây không phải là KG đồng hợp

    Ý C, chưa đúng vì còn phụ thuộc vào tần số của các alen trong quần thể, kiểu giao phối.

    Ý D sai vì, vẫn xuất hiện mèo đực màu đen.

    Đáp án cần chọn là: A

    12

    Ý A đúng, vì ở mèo đực có bộ NST XY nên không thể có màu lông tam thể (XDXd).

    Ý B đúng vì con mèo đực lông đen luôn có kiểu gen XDY, sẽ không có kiểu gen đồng hợp.

    Ý C, sai vì còn phụ thuộc vào tần số của các alen trong quần thể, kiểu giao phối.

    Ý D đúng vì xuất hiện2 loại kiểu hình (mèo tam thể, màu đen).

    Đáp án cần chọn là: C

    13 - Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường quy định giới hạn thường biến của kiểu hình.

    Đáp án cần chọn là: A

    14 - C

    15 - D

    16 - D

    17 - Aa × Aa → 1/4 AA (mắt dẹt) : 2/4 Aa (mắt dẹt): 1/4 aa (mắt lồi) AA bị chết sau khi sinh → số cá thể sống sót chiếm 3/4.

    Thu được 789 con sống sót → tổng số con ban đầu là : 789: 0,75 = 1052

    Cá thể mắt lồi màu trắng (aabb) chiếm 1/16 tổng số con → số con mắt lồi màu trắng = 1052 . 1/16 = 65 con

    Đáp án cần chọn là: A

    18 - Ta có P thuần chủng về các gen tương phản => F1 dị hợp về 3 cặp gen: AaBbDd tự thụ phấn.

    Theo lý thuyết tỷ lệ aabbdd = 1/4×1/4×1/4=1/64 mà có 150 cây aabbdd => tổng số cây của F2 là: 150/ (1/64) = 9600 cây

    Tỷ lệ cây có kiểu gen AaBbDd ở F2 là:1/2×1/2×1/2=1/8 => số cây có kiểu gen AaBbDd = 1200 cây

    Đáp án cần chọn là: B

    19 - Ta có P: AAbb × aaBB

    → F1: AaBb × AaBb

    → F2: tỷ lệ cây hoa đỏ, hạt vàng là: 9/16 Xác suất lấy 4 cây trong đó có 1 cây hoa đỏ hạt vàng là: 9/16 . 7/16. 7/16 . 7/16 . 4 = 0,1884 = 18,84%

    Đáp án cần chọn là: D

    20 - Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao, Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng Claiphentơ là hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là bệnh di truyền cấp độ phân tử). Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin → hạn chế hàm lượng phenalin trong tế bào).

    Đáp án cần chọn là: D

    21 - A

    22 - D

    23 - Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm trước sinh sản và đang sinh sản

    Đáp án cần chọn là: A

    24 - Các các thể thuộc nhóm trước và sau sinh sản sức đề kháng yếu hơn đang trong lứa tuổi sinh sản → mức độ tử vong cao hơn

    Đáp án cần chọn là: A

    25 - Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng khác nhau nhưng có cùng nguồn gốc Cánh chim là cơ quan tương đồng với cánh dơi (có nguồn gốc chung là chi trước của thú)

    Đáp án cần chọn là: B

    26 - Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau

    Đáp án cần chọn là: B

    27 - B

    28 - A

    29 - A

    30 - Chu trình là có sự quay vòng tuần hoàn, còn dòng chảy thì không có sự quay vòng. Thuật ngữ chu trình để diễn tả sự tuần hoàn, luân chuyển từ dạng này thành dạng khác, được sử dụng cho vật chất vì vật chất được sử dụng nhiều lần (tái sử dụng) Thuật ngữ dòng chảy diễn tả sự vận chuyển 1 chiều, được sử dụng cho năng lượng vì năng lượng đi vào hệ sinh thái, qua các bậc dinh dưỡng rồi lại trả lại môi trường (không được tái sử dụng)

    Đáp án cần chọn là: A

    31 - Thuật ngữ chu trình để diễn tả sự tuần hoàn, luân chuyển từ dạng này thành dạng khác, được sử dụng cho vật chất vì vật chất được sử dụng nhiều lần (tái sử dụng) Thuật ngữ dòng chảy diễn tả sự vận chuyển 1 chiều, được sử dụng cho năng lượng vì năng lượng đi vào hệ sinh thái, qua các bậc dinh dưỡng rồi lại trả lại môi trường (không được tái sử dụng)

    Đáp án cần chọn là: C

    32 - Chuỗi thức ăn: cỏ → dê → hổ → vi sinh vật, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

    Đáp án cần chọn là: C

    33 - D

    34 - B

    35 - D

    36 - Đây là biểu hiện của hiện tượng diễn thế thứ sinh vì trước đó đã có 1 quần xã sinh vật sống ở đó.

    Đáp án cần chọn là: B

    37 - C

    38 - A

    39 - A

    40 - B

    ĐÁP ÁN ĐỀ 2:
    1 A - Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là anticodon


    2 A - Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra

    3 D - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit

    4 A

    5 C - Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó

    6 C

    - Các đặc điểm khác nhau giữa ADN và ARN gồm có:

    - ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch (mặc dù ARN có những đoạn có liên kết hiđrô giữa các bazơ nhưng đó chỉ là những đoạn gấp khúc do một mạch tạo nên) → ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN, 1 và 4 đúng.

    - Đơn phân của ADN có đường là deoxyribose và có các bazơ nitơ A, T , G , X. Đơn phân của ARN gồm có ribose và các bazơ nitơ A, U, G , X → 3 đúng.

    - 2 Sai, trong tARN và rARN đều có hiện tượng bổ sung.

    7 A

    - Số nuclêôtit của mARN là: rN = 3468 : 3,4 = 1020 ribonu

    Số chuỗi polipeptide tạo thành là 5 Số aa được mang vào để giải mã là (1020: 3 – 1). 5 = 1695 aa

    8 A - Phép lai của Menden là phép lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản.

    A – 1 cặp tính trạng tương phản

    B – thuần chủng

    C – trội

    9 C - Kiểu gen đồng hợp khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử.

    10 C

    - A - B biểu hiện kiểu hình hoa đỏ.

    A-bb; aaB-; aabb: kiểu hình hoa trắng.

    → Kết quả của tương tác bổ trợ.

    11 D Di truyền liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp chứ không phải không làm xuất hiện biến dị tổ hợp

    VD: Cây P: AB/ab (cao, đỏ) × AB/ab (cao đỏ) F1: 3 AB/-- : 1 ab/ab (3 cao đỏ : 1 thấp trắng) Đã xuất hiện cây thấp trắng là biến dị tổ hợp

    12 A - Trên NST giới tính X còn các tính trạng quy định tính trạng thường nên mới có hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính.

    13 A Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào hàm lượng phêninalanin có trong máu.

    14 B

    Cây thấp nhất có kiểu gen aabb cao 100cm

    → cây cao nhất có kiểu gen: AABB cao 140cm.

    Ta có P: AABB × aabb → F1: AaBb. AaBb tự thụ phấn.

    Cây có chiều cao 120cm có 2 alen trội trong kiểu gen chiếm tỷ lệ: C24 /24 =37,5%

    15 C Bản chất của quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

    16 D Cặp Aa giảm phân cho 2 loại giao tử, cặp Bd, Dd và Ee cũng tương tự Số loại giao tử là: 24 = 16

    17 D

    P: dẹt × dẹt

    F1 tròn

    F2 9 tròn : 6 dẹt : 1 dài

    F2 có 16 tổ hợp lai = 4 × 4

    → P mỗi bên cho 4 tổ hợp giao tử

    → F1: AaBb

    → F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

    Vậy A-B- = tròn

    A-bb = 3aaB- = dẹt

    aabb = dài

    Vậy tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

    18 D Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi: các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Nguyên nhân là do chúng sẽ phân li cùng nhau về 1 giao tử trong quá trình giảm phân

    19 C

    A - sai, vì ở một cơ thể thì tất cả các tế bào có chung một kiểu gen và NST giới tính có ở cả nhóm tế bào sinh dục và nhóm tế bào xô ma ( sinh dưỡng)

    B- sai, NST giới tính có chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định các tính trạng thường → hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính

    C- Đúng, vì giới XX không có Y.

    D - sai, vì động vật có vú thì con đực có bộ NST XY ; cái là XX nên các gen nằm trên NST X sẽ được truyền cho cả XX và XY

    20B - Nguyên nhân là do B Cơ quan thoái hóa là các cơ quan không thực hiện chức năng thường không có hại và cũng không có lợi → không gây hại cho sinh vật → không bị CLTN loại bỏ.

    21C - Sự giống nhau của các cơ quan tương tự không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen, các cơ quan tương tự thực hiện các chức năng như nhau nhưng không có cùng nguồn gốc. Cơ quan thoái hóa, cơ quan tương đồng có nguồn gốc từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên → giống kiểu gen.

    22D - Bằng chứng phù hợp để chứng minh các loài có chung nguồn gốc là bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử, bởi vì các bằng chứng này biến đổi ít trong quá trình lịch sử.

    23D - Bằng chứng tiến hóa cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh giới là bằng chứng giải phẫu so sánh.

    24C - Ý sai là C vì đây là quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại

    25A - Dòng năng lượng đi vào trong hệ sinh thái qua sinh vật sản xuất, được truyền theo 1 chiều, từ dạng này qua dạng khác rồi cuối cùng trả lại hết cho môi trường

    26C

    - Đặc điểm đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

    -BA sai do sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

    - B, D sai do trong hệ sinh thái, năng lượng chỉ được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

    27B

    28A

    29B

    - A sai, trong 1 quần xã, mỗi loài có thể ăn nhiều loài sinh vật và bị nhiều loài sinh vật ăn ↔ tham gia nhiều chuỗi thức ăn

    - C sai, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài khác nhau

    - D sai, quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp

    30B - Các phát biểu đúng là :(2), (4) Ý (1) sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất. Ý (3) bậc dinh dưỡng cao nhất là sinh vật cuối cùng của chuỗi thức ăn

    31C - Chuỗi thức ăn: cỏ → dê → hổ → vi sinh vật, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2

    32A

    33B

    34A

    35C

    36 B - Bệnh di truyền phân tử là bệnh do các đột biến gen gây nên. Không thể phát hiện bằng quan sát cấu trúc NST, gen gây bệnh sẽ truyền cho đời sau nhưng để biểu hiện thành tính trạng thì còn phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp chứa gen đó. Down là một hội chứng có nguyên nhân là tồn tại 3 NST số 21

    37 D - Bệnh di truyền phân tử không có đặc điểm: - Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc - Chữa trị bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh

    38 D

    39 B - Tập hợp sinh vật là quần thể là: tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây Tập hợp A, C, D đều là quần xã, vì có nhiều loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh

    40 A

    ĐÁP ÁN ĐỀ 3:
    1 D - Số nuclêôtit của mARN là: rN = 4488 : 3,4 = 1320 Số chuỗi polipeptide tạo thành là 6 Số aa được mang vào để giải mã là (1320 : 3 – 1). 6 = 2634

    2 A - Bộ ba đối mã nằm trên phân tử tARN; bộ ba đối mã liên kết bổ sung với bộ ba mã hóa trên phân tử mARN.

    3 A - Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã.

    4 C - Các trường hợp đột biến biểu hiện ra kiểu hình là :(2),(3),(4),(5) Trường hợp (1) gen đột biến ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử

    5 B - Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là ADN và protein histon.

    6 A - Thể một nhiễm: 2n-1

    7 D - Axit amin mêtiônin được mã hóa bởi codon 5'AUG3'. Trên mARN là 5'AUG3' thì trên tARN, là anticôđon 3'UAX5'

    8 A - Theo Menđen cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản là sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Ở thời điểm đó, Menden chưa giải thích được học thuyết của mình bằng alen và NST.

    9 A- Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden là:Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.

    10B

    - P: hạt đỏ - tự thụ

    F1 : 15 đỏ : 1 trắng

    Do F1 có 16 tổ hợp lai

    → P cho 4 tổ hợp giao tử

    → P: AaBb

    → F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

    Do F1 : 15 đỏ : 1 trắng và P AaBb là đỏ

    → A-B- = A-bb = aaB- = đỏ và aabb = trắng

    Vậy qui luật chi phối ở đây là tương tác cộng gộp. có 4 alen lặn thì sẽ cho kiểu hình màu trắng

    11C - Số nhóm gen liên kết bằng số NST bộ đơn bội và bằng 4

    12D

    - Tật túm lông ở vành tai là do các gen lặn, nằm trên NST giới tính Y qui định

    → cơ chế di truyền là di truyền liên kết với giới tính

    13C - Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo một hướng xác định (phù hợp với ngoại cảnh tác động) đối với 1 nhóm cá thể cùng KG, cùng điều kiện sống. Thường biến không do những biến đổi của KG nên không di truyền.

    14C - Tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường là nhóm máu

    15B - Phát biểu sai là B vì kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào cả kiểu gen và điều kiện môi trường cơ thể đó sinh sống và có thể thay đổi trong đời sống cá thể.

    16B -

    17D - Các bệnh mù màu, máu khó đông là do các gen lặn, nằm trên NST giới tính X qui định → cơ chế di truyền là di truyền liên kết với giới tính

    18C - Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài (n).

    19D - Số kiểu gen của cây hoa đỏ là 4: AABB; AABb; AaBB; AaBb

    20 D

    21C - Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít

    22B - Vi khuẩn này sống cộng sinh trong cây họ Đậu, chúng có môi trường sống là sinh vật

    23B - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định

    24C - Nguyên nhân bên trong gây diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế trong quần xã → biến đổi điều kiện của quần xã → tạo điều kiện làm biến đổi môi trường trong quần xã → diễn thế sinh thái

    25B - Khi loài ưu thế "tự đào huyệt chôn mình" thì loài thứ yếu sẽ thay thế loài ưu thế

    26A - Ý A sai vì: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn thay thế dần các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ.

    27D

    28A - Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa theo quan điểm hiện đại là biến dị tổ hợp, còn nguyên liệu sơ cấp là đột biến gen.

    29D

    30D

    - Ý (2) sai vì: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình.

    - Ý (3) sai vì: CLTN là nhân tố thay đổi tần số alen , thành phần kiểu gen theo hướng xác định.

    - Ý (4) sai vì :CLTN không làm xuất hiện alen mới.

    - Ý (6) sai vì: khi môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo 1 hướng xác định.

    31A

    - A Đúng, CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động đối với cả quần thể

    - B sai, CLTN thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen

    - C sai vì CLTN chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chống lại alen trội

    - D- sai, theo quan niệm của tuyết tiến hóa hiện đại CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình từ đó gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể

    32 C

    33 C

    34 D

    35 A

    36 B - Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

    37 A - Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ hỗ trợ. Vì đây là hai cá thể cùng loài.

    38 B - Biện pháp không giúp bảo vệ vốn gen loài người là sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khỏe vị thành niên (chỉ bình ổn dân số)

    39 A - Bệnh Pheninkêto niệu: do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa phenin alanin thành tirozin (trên NST 12). Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin. Phenin alanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, gây độc tế bào thần kinh

    40 B - Bệnh Pheninkêto niệu: do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác chuyển hóa phenin alanin thành tirozin (trên NST 12). Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin. Phenin alanin không được chuyển hóa nên ứ đọng trong máu, gây độc tế bào thần kinh


    ĐÁP ÁN ĐỀ 4:
    1B - Các loài sinh vật cùng dùng chung một bộ mã di truyền (trừ 1 vài ngoại lệ), cùng một bộ ba sẽ tổng hợp cùng 1 axit amin → mARN trưởng thành của người vào vi khuẩn sẽ được dịch mã thành protein thực hiện chức năng

    2C

    3C - Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

    4D - Các loại đột biến gen bao gồm: Thêm một hoặc vài cặp bazơ; Bớt một hoặc vài cặp bazơ; Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

    5B - Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã

    6B - Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng phân giải protein.

    7D

    rN = 5100: 3,4 = 1500 ribonu Số bộ ba của mARN = 1500 : 3 = 500 bộ ba → Tốc độ giữ mã của riboxom là 500 : 50 = 10

    8C - Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện quá trình giảm phân diễn ra bình thường.

    9D

    F2 (trội) :(1/3 AA : 2/3 Aa) × aa

    G :(2/3A : 1/3a) a

    Fb: 2/3Aa : 1/3aa

    10D - Phép lai: AaBbDd x AaBbDd dị hợp 3 cặp gen Mỗi phép lai tính trạng như Aa x Aa sẽ cho 2 kiểu hình và 3 kiểu gen 3 phép lai → 23 Kiểu hình = 8 KH và 33 kiểu gen = 27 KG

    11D

    P: AaBbDd x AabbDd

    AaBbDd cho số loại giao tử là 23 = 8

    AabbDd cho số loại giao tử là: 2 x 1 x 2 = 4

    Vậy phép lai trên cho số kiểu tổ hợp giao tử là 8 x 4 = 32

    F1 có số loại kiểu gen là 3 x 2 x 3 = 18

    F1 có số loại kiểu hình là: 2 x 2 x 2 = 8

    12A - AaBb × aabb → (Aa × aa)(Bb × bb) (Aa × aa)

    → 2 kiểu gen (Bb × bb)

    → 2 kiểu gen

    → Tổng là: 2x2 = 4 kiểu gen (1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb)

    13B - Phép lai cho nhiều loại kiểu gen nhất là B: 27 kiểu gen

    A: 3×2×2=12

    C: 3×2×1=6

    D: 2×2×2=8

    14D

    Kiểu tương tác bổ sung (bổ trợ): 9:6:1, 9:7, 9:3:3:1.

    Kiểu tương tác át chế: 13:3, 12:3:1, 9:3:4.

    Kiểu tương tác cộng gộp: 15:1, 1:4:6:4:1.

    15A

    Kiểu tương tác bổ sung (bổ trợ): 9:6:1, 9:7, 9:3:3:1.

    Kiểu tương tác át chế: 13:3, 12:3:1, 9:3:4.

    Kiểu tương tác cộng gộp: 15:1, 1:4:6:4:1.

    16B

    A quy định màu đỏ, a quy định màu tím B- Có màu, b không màu

    → A-B = màu đỏ

    → A- bb = aabb = màu trắng

    → aaB- màu tím

    PL : AaBb x AaBb = ( 3 A- : 1 aa)( 3 B- : 1 bb) = 9 A- B : 3 A- bb: 3 aaB- : 1

    → 9 đỏ : 3 tím : 4 trắng .



    17B -Ở gà 2n = 78 → có 39 cặp NST, nhưng ở gà mái có bộ NST giới tính là XY nên số nhóm gen liên kết là 39 +1 = 40

    18C -Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I.

    19A - Sự phân ly của NST ở kì sau chính là nguyên nhân gây ra sự phân ly các gen hay các alen. Do đó, nếu các gen cùng nằm trên 1 NST, chúng sẽ cùng phân ly với nhau về 1 tế bào→ hiện tượng di truyền liên kết

    20A - Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì giao phối gần tạo điều kiện cho các alen lặn có hại tổ hợp với nhau biểu hiện kiểu hình lặn.

    21C - Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là: thành phần kiểu gen không thay đổi Trong khi quần thể tự phối phân li thành các dòng thuần

    22A - Di truyền y học tư vấn không góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền

    23D - Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào tỷ lệ đực cái

    24A - Yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến mức độ sinh sản của quần thể là điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu. Đây được coi là điều kiện quan trọng nhất vì quần thể cần sinh tồn, có điều kiện thích hợp để tạo nên thế hệ tiếp theo. Khi thức ăn đầy đủ , điều kiện sống thuận lợi thì mức sinh sản tăng , thiếu thức ăn nơi ở không tốt thì mức sinh sản thấp

    25B - Phát biểu không đúng là B Đột biến chỉ là phát sinh các biến dị di truyền, làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa Biến dị đó có lợi, có hại hay trung tính, để xét điều đó thì phải xét nó trong 1 tổ hợp gen và đặt trong 1 môi trường xác định

    26B - Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp

    27A - Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là: biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.

    28B - Charles Darwin đã đề xuất lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên

    29A

    - B - C - D - là hóa thạch. Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay là cơ quan thoái hóa, là bằng chứng giải phẫu so sánh.

    30B - Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành 1 quần xã tương đối ổn định, đa dạng và lưới thức ăn ngày càng phức tạp

    31D - Trong diễn thế nguyên sinh, kết quả là hình thành 1 quần xã tương đối ổn định, do đó các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn chiếm ưu thế hơn các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ

    32A - Sinh vật phân giải là những sinh vật có khả năng phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

    33B - Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

    34C - Bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là bậc dinh dưỡng đứng ở cuối mắt xích – bậc dinh dưỡng thứ năm. Càng lên cao thì tổng số năng lượng cung cấp cho bậc dinh dưỡng cao càng giảm đi → số lượng loài trong bậc dinh dưỡng đó cũng giảm

    35D - Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.→ Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

    36C - Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít

    37A

    38A

    39C

    40D

    ĐÁP ÁN ĐỀ 5:
    1 B

    rN = 3366 : 3,4 = 990 Số bộ ba của mARN = 990 : 3 = 330 → Tốc độ giữ mã của riboxom là 330 : 33 = 10

    2 D

    3 B Operon Lac bao gồm: Nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P)

    4 C Các loại đột biến gen bao gồm: Thêm một hoặc vài cặp bazơ; Bớt một hoặc vài cặp bazơ; Thay thế một hoặc vài cặp bazơ

    5 A Thứ tự tăng dần về đường kính của NST là: Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit

    6 C

    7 A Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp giảm tính có hại của đột biến vì nếu bị đột biến ở vùng không mã hóa axit amin thì sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm của gen.

    8D - AaBb × aabb → AaBb : Aabb : aaBb : aabb Tỷ lệ: 1 quả tròn : 3 quả dài

    9C - Phân li theo tỉ lệ: 9 đỏ : 7 trắng A- B đỏ A- bb = aaB- = aabb = trắng

    Xét các cây hoa đỏ có tỉ lệ các kiểu gen như sau:

    1 AABB : 2AaBB : 4 AaBb : 2AABb

    Cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn là: aabb

    Cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ xuất hiện trong phép lai của hai cá thể có kiểu gen AaBb.

    Tỉ lệ xuất hiện cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn là: 4/9×4/9×1/16=1/81

    10C - Xét 2 cặp gen liên kết

    • Số kiểu gen đồng hợp của loài: 2×3 = 6

    • Số kiểu gen dị hợp là: 6 2 = 15

    • Số kiểu gen tối đa là: 6 + 15 = 21

    Xét cặp gen phân li độc lập Số kiểu gen tối đa là: 4+42 = 10

    → Số kiểu gen tối đa của loài là: 21 × 10 = 210

    11C - Với bài này coi tất cả đều liên kết hoàn toàn.

    (1) → Tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1 → loại.

    (2) → 1 : 2 : 1 (tỷ lệ kiểu gen = tỷ lệ kiểu hình) → loại

    (3) → 1 : 1 : 1 : 1 (tỷ lệ kiểu hình 2A-B- : 1A-bb : 1aaB-)

    (4) → 1 : 1 : 1 : 1 (tỷ lệ kiểu hình 1A-B- : 1A-bb : 2aaB-)

    (5) → kiểu hình 3:1 → loại

    (6) → 1 : 1 : 1 : 1 (kiểu hình 2A-B- : 1aaB- : 1aabb)

    12C - Một gia đình có bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông XhY → con trai nhận Xh của mẹ, mẹ bình thường → mẹ có kiểu gen XHXh

    13A - Trong quy luật di truyền liên kết với giới tính, phép lai thuận nghịch cho kết quả tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới

    14D - Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen: Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.

    15C - Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo một hướng xác định (phù hợp với ngọai cảnh tác động) đối với 1 nhóm cá thể cùng KG, cùng điều kiện sống. Thường biến không do những biến đổi của KG nên không di truyền

    16D - Hiện tượng thường biến là hiện tượng cơ thể sinh vật có những biến đổi nhất định khi điều kiện môi trường thay đổi. → Hiện tượng 2 và 4

    17A - Sâu xanh ăn rau có màu xanh như lá rau không phải là hiện tượng thường biến.

    18B - Đột biến di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa còn thường biến thì không di truyền được.

    19D - Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng Số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó.

    20B - Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ vì mức sinh sản của quần thể còn phụ thuộc vào:tỷ lệ đực cái của quần thể, tuổi của các cá thể trong quần thể; các yếu tố môi trường tác động (có lợi và có hại) và phụ thuộc vào nguồn thức ăn và kẻ thù đối địch

    21A - Điều có thể làm tăng kích thước quần thể động vật là: tăng khả năng sinh sản của con cái.

    22A - Bệnh ung thư được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soảt được của một số tế bào dẫn đến hình thành khối u chén ép các cơ quan

    23A - Ung thư là bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào cơ thể, hình thành khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể ( khối u tăng sinh chiếm chất dinh dưỡng, chèn ép các bộ phận xung quanh, nhất là các bộ phận quan trọng thì càng nguy hiểm). Khi khối u đã di căn, người ta gọi đó là ung thư ác tính

    24C - Chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra tế bào phôi bong ra trong nước ối

    25D - A - B - C – đều là hóa thạch, đều là bằng chứng trực tiếp.

    26C - Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng thực hiện các chức năng khác nhau

    27B

    28B - Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật

    29D - Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là: biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen

    30A - Trong hệ sinh thái chỉ cần có sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải Không cần nhất thiết phải có sự tham gia của động vật trong hệ sinh thái

    31C - Sinh vật sản xuất: đó là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn cho mình và để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng.

    32A - Sinh vật càng ở đầu chuỗi thức ăn, mất đi càng gây hậu quả lớn

    33B - Bậc dinh dưỡng cao nhất dễ bị tuyệt chủng nhất vì ít năng lượng nhất

    34C -Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau (nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ) là vật ăn thịt.

    35B

    36B - Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái thể hiện ở việc có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

    37D

    38B

    39D

    40D

     
    Mèo MunnƯu Đàm Thanh Ti thích bài này.
    Last edited by a moderator: 21 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...