Tổng hợp 13 biện pháp tu từ - Có ví dụ - Tiểu Thiên

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi TiểuThiênTH, 16 Tháng mười 2021.

  1. TiểuThiênTH

    Bài viết:
    24
    Tổng hợp các biện pháp tu từ và tác dụng

    [​IMG]

    I. So sánh


    1. Định nghĩa

    - Là biện pháp tu từ người ta đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác, nhằm tăng sức gợi hình, biểu cảm, để dễ hình dung đối trượng được miêu tả.

    2. Phân loại

    - So sánh chia làm hai loại:

    + So sáng ngang bằng: Sử dụng từ so sánh: Như, là, giống như..

    + So sánh không ngang bằng: Sử dụng từ so sánh: Không bằng, hơn, kém..

    3. Đặc điểm cấu trúc

    Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B

    4. Tác dụng

    - Tăng sức gọi hình gợi cảm, tạo liên tưởng thú vị

    5. Ví dụ

    "Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

    Hổn hển như lời của nước mây"

    II. Nhân hóa

    1. Định nghĩa

    -
    Là biện pháp tu từ mà từ ngữ chỉ hành động, tính cách, suy nghĩ vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, con vật, sự việc

    2. Phân loại

    -
    Có 3 kiểu nhân hóa:

    + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

    Ví dụ: Chị ong nâu nâu nâu nâu

    + Dùng những từ chỉ hành động, tính chất, trạng thái của người để chỉ vật, con vật, hiện tượng

    Ví dụ: Sột soạt gió trêu tà áo biếc

    + Trò chuyện với vật như với người

    Ví dụ: Trâu ơi ta bảo trâu này.

    3. Tác dụng

    - Làm cho vật, sự vật trở nên gần gũi và thân thiết với con người.

    III. Ẩn dụ

    1. Định nghĩa

    -
    Là một biện pháp tu từ trong đó người ta gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác, giữa chúng có nét tương đồng, nhằm tăng sức gọi hình, gọi cảm.

    2. Phân loại

    -
    Có bốn loại ẩn dụ

    + Ẩn dụ hình thức

    Ví dụ: Dưới trăng quyên đã gọi hà

    Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

    + Ẩn dụ cách thức

    Ví dụ: Về thăm nhà Bác làng Sen

    Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

    + Ẩn dụ phẩm chất

    Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

    + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

    Ví dụ: Đêm đêm nằm lại nghe mùi hoa sữa.

    3. Tác dụng

    - Khi sử dụng hợp lí biện phát tu từ ẩn dụ sẽ làm tăng sức gợi hình đồng thời tạo nên những liên tưởng thú vị

    IV. Hoán dụ

    1. Định nghĩa

    -
    Là một biện pháp tu từ trong đó người ta gọi tên sự vật, sự việc mà giữa chúng có quan hệ liên tưởng.

    2. Phân loại

    -
    Có 4 loại hoán dụ

    + Lấy bộ phận để gọi toàn thể

    Ví dụ: Tay bút này vô cùng chuyên nghiệp.

    + Lấy dấu hiệu chỉ vật mang dấu hiệu

    Ví dụ: Áo nâu liền với áo xanh

    Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

    + Lất vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng

    Ví dụ: Vì sao Trái Đất nặng ơn tình

    Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

    + Lấy vật cụ thể chỉ vật trừu tượng

    Ví dụ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

    3. Tác dụng

    - Tăng sức gợi hình, gọi cảm trong diễn đạt.

    V. Nói quá

    1. Định nghĩa

    -
    Là biện pháp tu từ nhằm phóng đại quy mô mức độ, sự vật được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

    2. Phân loại

    - Nói quá bằng phép so sánh

    Ví dụ: Nhanh như chớp

    - Nói bằng những từ ngữ phóng đại

    Ví dụ: Vắt cổ chày ra nước

    3. Tác dụng

    -
    Nhằm tăng sức gợi hình, biểu cảm, nhấn mạnh

    VI. Nói giảm nói tránh

    1. Định nghĩa

    -
    Là một biện pháp tu từ trong đó người ta dùng cách diễn đạt tinh tế, uyển chuyển để tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê rợn, thiếu lịch sự.

    2. Phân loại

    - Dùng từ đồng nghĩa

    Ví dụ: Nạn nhân đã tử vong

    - Dùng cách nói phủ định

    Ví dụ: Không được hay cho lắm

    - Dùng cách nói vòng

    Ví dụ: Anh nên tìm hiểu nhiều hơn

    - Dùng cách nói trống

    Ví dụ: Không tốt đâu

    3. Tác dụng

    -
    Thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự tôn trọng với người nghe, góp phần bộc lộ phong cách của người có văn hóa. Tuy vậy khi cần nói thẳng thật không nên dùng cách nói giảm nói tránh

    VII. Điệp ngữ

    1. Định nghĩa

    -
    Là một biện pháp tu từ trong đó người ta sử dụng nhiều lần một từ, một ngữ.. nào đó (có khi là một câu, một đoạn) một cách có chủ ý làm nổi rõ ý đồng thời khẳng đinh, nhấn mạnh.

    2. Phân loại

    - Có 2 cách chia:

    +C1: Điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, điệp khúc

    +C2:

    `Điệp ngữ nối tiếp

    Ví dụ: Cùng trông mà cùng chẳng thấy

    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

    `Điệp ngữ vòng

    Ví dụ: Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

    `Điệp ngữ ngắt quãng

    Ví dụ: Nghe xao động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ

    3. Tác dụng

    -
    Sử dụng hợp lý điện ngữ sẽ khiến cho nội dung diễn đạt trở nên ấn tượng mới mẻ và có sự t ăng tiến; nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa làm nổi bật từ ngữ quan trọng khiến lời nói có sức thuyết phục lớn hơn; tạo ra sự cân đối, nhịp điệu, tính nhạc trong câu, trong văn bản.

    VIII. Chơi chữ

    1. Định nghĩa

    -
    Là một biện pháp tu từ trong đó người ta lợi dụng ngữ âm, ngữ nghĩa để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước.

    2. Phân loại

    -
    Có 6 loại chơi chữ

    + Từ đồng âm, gần âm

    Ví dụ: Bà già đi chợ cầu Đông

    Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

    Thầy bói gieo quẻ nói rằng

    Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

    + Dùng lối nói trại âm

    Ví dụ: Có tài mà cậy chi tài

    Chữ tài liền với chữ tai một vần

    + Dùng lối nói điệp âm

    Ví dụ: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

    Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

    + Nói lái

    Ví dụ: Con có đối bỏ trong cối đá

    + Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

    Ví dụ: Đi tu phật bắt ăn chay

    Thịt chó ăn được thịt cầy thì không

    + Dùng từ cũng trường nghĩa

    Ví dụ: Cô ấy ra đường Bưởi mua cam.

    IX. Tương phản

    1. Định nghĩa

    - Là một biện pháp tu từ trong đó người ta dùng từ ngữ để nói lên ý trái ngược nhau trên cơ sở chung nào đó trong cùng văn cảnh

    Ví dụ: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

    2. Tác dụng

    - Việc sử dụng tương phản đúng lúc, đúng chỗ nhằm khác họa tính chất sự vật được miêu tả một cách rõ nét.

    X. Đảo trật tự cú pháp (Đảo ngữ)

    1. Định nghĩa

    Là một biệt pháp tu từ mà người ta thay đổi trật tự thông thường của câu, của cụm từ nhằm nhấn mạnh, nổi bật ý cần diễn đạt từ đó tăng sức gợi hình, biểu cảm.

    Ví dụ: Xiên ngang mặt đất rêu tường đám

    Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

    XI. Đối ngữ

    1. Định nghĩa

    Là một biện pháp tu từ mà người ta sử dụng các từ, cụm từ, câu có cấu tạo ngữ pháp, ngữ âm tương xứng nhau, tạo tính cân đối, làm nổi bật nội dung cần diễn đạt.

    2. Phân loại

    - Đối ngữ chia làm 2 loại:

    + Đối tương phản:

    Ví dụ: Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử

    Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

    + Đối tương hỗ

    Ví dụ: Làn thu thủy, nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh

    XII. Liệt kê

    1. Định nghĩa

    - Là một biện pháp tu từ, trong đó người ta sắp xếp các từ, cụm từ theo quan hệ đẳng lập để diễn tả đầy đủ và sâu sắc những khía cạnh khác của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

    2. Phân loại

    - Cấu tạo:

    + Liệt kê theo cặp

    + Liệt kê không theo cặp

    - Ý nghĩa:

    + Tăng tiến

    + Không tăng tiến

    Ví dụ: Tre, trúc, nứa, mai, vầu..

    XIII. Câu hỏi tu từ

    1. Định nghĩa

    - Là một biện pháp tu từ mà về hình thức nó có dấu hiệu là một câu hỏi nhưng thực chất là một câu phủ định hay khẳng định để bộc lộ cảm xúc, góp phần tạo tiếng nhạc, biến hóa

    Ví dụ:

    Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?

    Em có tuổi hay không có tuổi?

    Mái tóc em là mây hay là suối?

    Thịt da em là sắt hay là đồng?
     
    SóiAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 10 Tháng tám 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...