Đề số 1 I. Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tôi nhớ lúc ó là một chiều đông. Cha đón hai chị em tôi về nhà. Trên xe, chúng tôi bật đĩa rock của nhóm Gạt TÀn Đầy. Đến bài "Đám cưới chuột" cả ba chúng tôi đều hát theo. Đột nhiên cha tấp xe vào lễ đường, bật volune hết cỡ rung cả sàn chiếc xe còi, ba cha con vỗ nhịp vào vô lăng, vào thành xa, ầm ĩ ' ai mang cá đến cho con mèo hoang tàn ác, ai mang cá đến cho con mèo hoang say mềm ".. Mẹ tôi bình luận, lại" sáng kiến ngoại trình "rồi! Mẹ chỉ chế giễu một casch hài hước thế thôi. Cha tôi có" lập trình "với" lên kế hoạch "gì đâu, mà cũng chẳng sáng kiến, chỉ là" ngoại trình "thôi. Nói như bà ngoại có vẻ đúng hơn: Bố tụi nhỏ phồng phồng tẹt tẹt, vui buồn cũng chuyển hướng bất ngờ, nhưu chuyển động Brown! Sáng kiến ngoại trình phải là những gì nảy sinh bất ngờ, vượt khỏi sự lập trình có sẵn. Như truyện khoa học giả tưởng người ta tạo ra con rô bốt thông minh, nhưng không ngờ nó có thể.. biết yêu chẳng hạn, và gây khó xử cho người tạo ra nó! Như ông Kim Ngọc, khi đang là bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc chảng hạn. Trong một đường ray được lập trình sẵn của nền kinh tế bao cấp, ruộng đất đương nhiên phải là tập thể hóa. Ông lại nảy ra sáng kiến" ngoại trình "là khoán hộ, khởi đầu cho sự đổi mới phù hợp với quy luật khách quan 0, mang lại hạnh phúc cho đất nước thời kì đổi mới đất nước sau này. * * * Tất nhiên sẽ là khó khăn gian khổ. Là bao nhiêu hệ lụy phải trả giá. Nhưng lịch sử luôn ghi nhận những trí tuệ và trái tim cao thượng. Bí thư Kim Ngọc ngày xưa bị kỉ luật vì dám nói khác làm khác, thì ngày nay nhiều ngôi trường mang tên ông, và sẽ có thêm nhiều đường phố mang tên ông. Nếu cuộc sống cứ ao tù phảng lặng, con người cứ đồng phục tư duy, thì đất nước sẽ không người nối người đi lên như ngày nay. Khoan nói đến những sáng kiến ngoại trình, chỉ là một chút" ngoại trình "không" sáng kiến ", chỉ là một chút ngẫu hứng của cha tôi thôi, mà chiều đông hôm ấy cũng đường như ấm áp hơn, gần gũi và yêu thương hơn. Các bạn bây giờ hay nois là phải refresh bản thân thường xuyên, phải làm mới mình mỗi ngày. Cuộc sống đang mong chờ những đột phá và sáng tạo để làm ăn với thiên hạ, để ra biển lớn. Cá tính đang được khích lệ. Những phút ngẫu hứng tự nhiên có thể sẽ là" refresh "để đi xa hơn. Nhưng cũng cần phải lphana biệt cá tính và quái tính, như câu truyện con cua thường bỏ ngang. Một hôm có nàng cua trông thấy một con cua bò dọc. Nàng thấy chàng ta" độc đáo "quá," cá tính "quá, bèn đem lòng yêu. Hôm sau không thấy chàng ta bò dọc nữa, hỏi thì tràng ta trả lời tỉnh rụi: Có phải hôm nào tui cũng say rượu như thế đâu! (Sáng kiến ngoại trình, Một chú bé và một người cha) Câu 1. Người viết đã lí giải thế nào là" sáng kiến ngoại trình " Câu 2. Theo đoạn trích, sáng kiến của bí thư tỉnh ủy Kim NGọc là gì? Câu 3. Anh chị hẫy phân biệt" cá tính "và" quái tính " Câu 4. Theo đoạn trích trên anh chị hãy rút ra bài học về cách viết bài văn nghị luận sao cho thuyết phục. II. Làm văn Câu 1. Từ đoạn trích thuộc phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, sử dụng thao tác lập luận so sánh, trình bày suy nghĩ của anh chị về tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống. Câu 2. Cảm nhận của aanhchiij về đoạn thơ sau: Em ơi em Hãy nhìn rất xa Và bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra đất nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại. (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) Gợi ý làm bài I. Đọc hiểu Câu 1. Theo đoạn trích" sáng kiến ngoại trình "là những gì nảy sinh bất ngờ, vượt khỏi sự lập trình có sẵn. Câu 2. Sáng kiến của bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc là khoán hộ Câu 3." Cá tính "là tính cách riêng giúp phân biệt với người khác." Quái tính "là tính cách quái đảng, quái dị khiến người khác khó chịu. Câu 4. Từ đoạn trích anh chị có thể rút ra bài học về cách viết bài văn nghị luận sao cho thuyết phục, như: Lập luận chặt chẽ (" sáng kiến ngoại trình "là gì? ," sáng kiến ngoại trình "mang lại những lợi ích, tác dụng gì? , Làm thế nào để cố được những" sáng kiến ngoại trình"), lý lẽ phải gắn liền với dẫn chứng, dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu (dẫn chứng từ bản thân người viết, dẫn chứng về bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc), lời văn tự nhiên, chân thành, giàu cảm xúc, thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của người viết, có những liên hệ, liên tưởng thú vị, độc đáo (câu chuyện của chàng cua).. II. Làm văn Câu 1. Trên cơ sở những hiểu biết về phần đọc hiểu, anh chị có thể trình bày suy nghĩ của nah chị về vấn đề cần nghị luận (tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy sáng tạo trong học tập cũng như cuộc sống) theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục chẳng hạn: - Mang lại hứng thú học tập, làm việc cho mỗi người. - Hình thành những tư tưởng mới mẻ, độc đáo, tạo dựng ra của cải vật chất, sản phẩm mới giá trị hơn cho cuộc sống, góp phần cải thiện cuộc sông. - Tư duy sáng tạo giúp con người năng động, tự tin, hoạt bát, khiến cuộc sống của mỗi người có ý nghĩa hơn.. Đoạn văn được viết trong khoảng 200 chữ, sử dụng thao tác lập luận so sánh. Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm [và trích đoạn Đất Nước, anh chị có thể cảm nhận về đoạn thơ theo nhiều cách nhưng phải hợp lý có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý: * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ * Cảm nhận về đoan thơ Đoạn thơ là sự cảm nhận về Đất Nước thông qua vai trò, những hy sinh, đóp góp to lớn của nhân dân trên phương diện chiều dài lịch sử (bốn nghìn năm Đất Nước). Đất nước được Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận không phải bằng sự hiện diện của các chiều dài trong lịch sử, bằng các vĩ nhân đã được ghi danh trong sử sách (trong Bình Ngô đại cáo: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần.. cũng có), mà bằng chính cuộc đời của những con người bình dị vô danh, không ai nhớ mặt đặt tên. - Các danh từ chung (người người lớp lớp, con gái, con trai, người con gái, người con trai, đàn bà, nhiều người, nhiều anh hùng, lớp người) không chỉ cá nhân một con người cụ thể mà chỉ chung cho nhân dân. - Cấu trúc Họ + động từ chỉ hành động (giữ và truyền, chuyền, truyền, gánh, đắp đập be bờ, chống, vùng lên, đánh bại) làm nổi bật vai trò của nhân dân đối với Đất Nước. Tuy bình dị, vô danh nhưng chính nhân dân đã gìn giữ, truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của Đất Nước, của dân tộc. - Các danh từ cụ thể hạt lúa, lửa, hòn than, con cúi, đập, bờ, cây, trái gợi đến các giá trị vật chất, hữu hình, các danh từ trừu tượng giọng điệu, tên xã, tên làng gợi đến các giá trị tinh thần, vô hình. Sự xuất hiện của hàng loại các danh từ gồm cả cụ thê và trừu tượng mang đến cảm nhận về vai trò vô cùng to lớn của nhân dân trong việc xây dựng và giữ gìn những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của Đất Nước, của dân tộc. Và cũng chính nhân dân là những người khi có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội thù thì vùng lên đánh bại. *Nhận xét, đánh giá - Thể thơ tự do, giọng điẹu tâm tình ngọt ngào như lời thủ thỉ, chuyện trò, như tiếng nói của người yêu đã góp phần thể hiệnn sự ghi nhận, lòng biết ơn và niềm tự hào của Nguyễn khoa Điềm về công lao to lớn của nhân dân đối với Đất Nước suốt bốn nghìn năm lịch sử. - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: Giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, con người Việt Nam.
Đề số 2 Bấm để xem Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui có người buồn. Người vui vì trời đã đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa dông chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần theo làn mưa. Người vui vì khoai sắn mọc nhanh như thổi trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng muối hòa theo hạt mưa rơi. Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong túi ni lông, như không hay biết có hai đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc nhà mình. Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái, mặt phải. Làm sao chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may rất tinh tế, khéo léo. Để làn da trẻ con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc với đường gân (vì thế mà quần áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn. Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trường, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau, đừng để những con kênh tành kênh nước đen, đừng để những dòng sông thành sông chết. Làm sao để sân golf mang nièm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn cho người cầm cuốc cầm cày. Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ có thể lấp đầy nỗi lo của người nông dân mất đất. Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở. Tôi có đọc một truyện ngắn của tổng thư kí toàn soạn báo Sinh viên Việt Nam -hoa học trò mang tên "Huyền thoại phần mía ngọn". Câu truyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần mía ngọn, để phàn mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga. [..] Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình. (Huyền thoại phần mía ngọn, Yêu xứ sở thương đồng bào) Câu 1. Đoạn trích vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào đẻ niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người khác? Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và phép đối trong đoạn văn in đậm Câu 4. Em đã biết nhận "phần mía ngọn hay chưa" Lời giải: Câu 1. Đoạn trích vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận Câu 2 Để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia, tác giả cho rằng mỗi người cần biết nghĩ đến người khác khi nói cũng như khi làm điều gì đó. Câu 3 Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và phép đối trong đoạn văn in đậm: Thể hiện những suy nghĩ, trăn trở nung nấu của người viết về việc làm thế nào để cân bằng những đối cực trong cuộc sống, để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn mỗi người. Cây 4. Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết anh chị phải hiểu "biết nhận phần mía ngọn" tức là biết những nhịn sẻ chia, biết yêu thương, biết ứng xử đẹp đối với mọi người. Anh chị trung thực, chân thành trả lời câu hỏi.
Đề số 3 Bấm để xem Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Thắp mình để xuân sang Đâu chỉ lộc nõn đầu cành thắp lên ngọn lửa xanh. Em đã thấy lửa đỏ thắp trên bàn thờ tiên tổ từ hôm đưa ông Công ông Táo về trời. Rồi đèn nến sẽ nồng đượm suốt những ngày trước và sau Tết nguyên đán. Thảng hoặc, que hương lại cháy đỏ trên tay khách phương xa về quê ăn Tết, thăm nhà, thắp lên bàn thờ tổ tiên. Ừ nhỉ, mùa xuân về với lửa ấm. Em thấy lửa đỏ trong màu xôi gấc, em thấy lửa trong bánh trưng rền, trong lát mứt gừng cay bỏng lưỡi. Em thấy pháo hoa tung những quầng lửa reo vui giao thừa, em thấy lửa đốt đì đẹt tràng pháo tép trong tranh Đông Hồ. Em thấy lửa trong những chiếc đèn ú đứng xếp hàng trang nghiêm trước cổng chùa Từ Đàm hay trong sân Đại hội. Trong sợi rơm có lửa, trong hòn cuội có lửa, trong bùn có lửa. Lửa có cả trong con cừu con dê, hạt lạc hat vừng.. Và lửa Mặt Trời làm nên mùa xuân. Cây cối đâm chồi, lòng người nở hoa. Trẻ em thường lớn nhanh hơn trong mùa xuân. Còn người lớn thì hạnh phúc với xuân tình xuân sắc xuân xanh.. Loài người chir thành người khi có lửa, bầy đàn thành gia đình chỉ khi có bếp lửa. Có lửa, con người sẽ sánh ngang với thần thánh. Thần Zeus chỉ muốn loài người ngu muội, thấp hèn nên không cho lửa. Khi Promete đánh cắp lửa của Thần Zeus mang cho loài người thì lập tức chàng bị Thần Zeus xiềng xích, đọa đày trên dãy núi Cocaz. Tôi xin cúi mình tạ ơn những Promete trẻ tuổi của đất nước Việt Nam này. Từ hòn than, ử lửa những nùi rơm con cúi, cháy suốt nhiều đêm trường để một ngày cháy lên thành ngọn lửa soi sáng con đường đất nước.. Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa, để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa giáng sinh. Nước việt Nam hình chữ "S", hiện thân của số nhiều, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải rồng, chỉ là con giun con rắn. Không có lửa, làm gì có "nồng" nàn "nhiệt" tâm! Làm gì có "sốt" sắng, 'nhiệt "tình p! Làm gì còn" nhiệt "huyết," cháy "bỏng! Sẽ đau rồi" lửa "yêu thương? Việc mẹ việc cha, việc nhà việc nnướcc, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa, em lấy gì" hun "đúa ý chí," nấu "sửa sôi kinh? Em không thể" WOOT! "Cũng chẳng" hot ", sống đời thực vật nhưu lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ.. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ phẩm cách -người, nhân cách -Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân? Vậy thì: Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân. (Theo Yêu xứ sở thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy) Câu 1. Người viết đã dẫn lại điển tích nào trong thần thoại Hy Lạp? Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân Câu 3. Vì sao tác giả lại viết: Nước việt hình chữ"... " Hiện thân của số nhiều? Câu 4. Anh chị có suy nghĩ gì về" chất lửa "trong những người trẻ ngày hôm nay? Lời giải Câu 1 Người viết đã dẫn lại điển tích Promete đánh cắp lửa của thần Zeus mang cho loài người và bị thần Zeus xiềng xích, đày đọa trên dãy núi Cocaz Câu 2 Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thắp mình, đất nước sang xuân) Câu 3 Câu văn Nước Việt hình chữ"... " Hiện thân của số nhiều được viết dựa trên một liên tưởng về ngữ pháp trong tiếng anh. Trong tiếng anh, các danh từ số nhiều thường được thêm s ở phía sau. Liên tưởng này giúp tác giả thể hiện nhận thức về sự kết nối, hợp thanh, về tinh thần đoàn kết của nhiều cá nhân để làm nên một đất nước đông đúc, lớn mạnh. Câu 4 Anh chị phải hiểu" chất lửa "là cách nói ẩn dụ, tượng trung cho tinh thần nhiệt huyết, cho nhiệt tâm của con người (đặc biệt là tuổi trẻ) trước một việc gì đó. Anh chị có thê nêu suy nghĩ nghĩ của mình về" chất lửa", tức nhiệt huyết, nhiệt tâm cống hiến của những người trẻ hôm nay theo hai hướng: Rất nhiều người trẻ có lòng nhiệt tình, tâm huyết, say mê học tập, lao động có ích cho đời sông cũng không ít bạn lại tự làm lụi, làm tắt nhiệt huyết sống của tuổi trẻ bằng những hành động, thói quen vô ích, vô nghĩa..
Đề số 4 Bấm để xem Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Mỗi khi có dịp xem một cuộc chạy marathon, tôi thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỉ lục này nọ không. Tôi thấy những người về chót thụ vị hơn nhiều. Lần nào cũng vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời truyển hình, rồi đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ. Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vách đích để bấm thời gian cho họ và người xem cũng đã ra về gần hết. Bám sát gót những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường. Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm. Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò gì trong các cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quang cho ai, mà thất bại của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp không phải là một quốc gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc phông phải là lựa chọn của họ. (Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang) Câu 1. Tác giả thấy gì khi đứng ven đường và ngắm những người chạy marathon về chót? Câu 2. Động cơ nào khiến những người về chót trong mỗi cuộc thi marathon không bỏ cuộc giữa chừng? Câu 3. Người về đã thể hiện tình cảm, thái độ ra sao đối với những người marathon về chót? CÂu 4. Theo anh chị, có nhất thiết phải theo hết hành trình marathon không khi biết mình không phải là người về đích đầu tiên? Lời giải Câu 1 Khi đứng ven đường và ngắn những người chạy marathon về chót, tác giả đã nhìn thấy họ vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số cuối cùng với lòng quyết tâm đầy đau đớn. Câu 2 Những người về chót trong môi cuộc thi marathon vẫn không bỏ cuộc giữa chừng, vì có thể họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ nhưng bỏ cuộc không phải là sự lựa chọn của họ Câu 3 Qua đoạn trích, có thể thấy người viết đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt cùng lòng cảm thông, sẻ chia và trân trọng đối với những người thi marathon về chót Câu 4 Lựa chọn hoàn thành hay không hoàn thành hết hành trình marathon khi biết mình không phải là người về đích đầu tiên thuộc về mỗi người, chính xác hơn là thuộc về mục đích của họ khi đến với hành trình này là gì.. Dẫu vậy, khi bắt đầu đã đẳt ra mục tiêu và dù không thể thực hiện tốt dự định ấy, ta vẫn nên hoàn thành nó, bởi nếu cứ bỏ cuộc một cách dễ dàng, không tự chiến thắng bản thân, thì nhiều hành trình khác sẽ trở nên gian nan hơn nhiều.
Đề số 5 Bấm để xem Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mười hai câu Hữu Thính Nguyễn Du viết Kiều hơn hai trăm năm Gió vẫn lạnh trên vai người phận bạc Chèo Quan Âm trẻ già đều thuộc Nỗi oan khuất ở đời nào đã chịu vơi đâu Lép Tôn- xtôi viết "Chiến tranh và hòa bình" Với hy vọng đó là cuộc chiến tranh cuối cùng trên Trái Đất Mùa đậu xuống mộ Ông với mày cây thành thực Có ai ngờ lại thấy máu nhiều thêm Tôi đã gặp những dòng sông hùng dũng đẩy băng đi Nhưng rút cuộc cầm tù trong rét buốt Nho biết vậy buông những chùm quả ngọt Đến tay người gấp gáp trước mùa Đông 2-1988 (Theo chuyên mục nhà văn-tác phẩm: Nhà thơ Hữu Thỉnh) Câu 1. Chỉ ra tên các sáng tác văn học được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu Câu 2. Theo anh chị, vì sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ là "Mười hai câu" Câu 3. Nếu hiệu quả nghệ thuật của phép đối được sử dụng trong bài thơ Câu 4. Thông điệp anh chị nhận được bài thơ gì? Gợi ý làm bài Câu 1 Tên các sáng tác văn học được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Quan Âm thị kính (Chèo dân gian), Chiến tranh và và hòa bình (L. Tôn-xtôi) Câu 2 Nhan đề "Mười hai câu" như là một sự giới hạn cho số dòng thơ trong bài (mười hai dòng thơ) Câu 3 Phép đối (đối ý) được sử dụng triệt để trong bài thơ: Nguyễn Du viết Truyện Kiều (hơn hai trăm năm) thấm đượm tinh thần nhân đạo mà (đến bây giò) vẫn còn rất nhiều những kiếp đời nhỏ bé cay cực, nỗi oan của Thị Kính (trong chèo Quan Âm Thị Kính) cuối cùng đã được giải tỏa mà trong đời thực vẫn đầy rẫy những oan khuất trớ trêu, khát vọng hòa bình vĩnh cửu (Trong Chiến tranh và hòa bình) đến nay vẫn chưa thành hiện thực trong cuộc đời, mùa xuân, những dòng sông chảy trôi đẩy những tảng băng vỡ ra biển khơi nhưng trước đó, suốt mùa đông, nước sông đã bị cầm tù bị giá lạnh dưới lớp băng giày đặc.. Hiệu quả nghệ thuật: Nhà thơ muốn bày tỏ nỗi cảm khái trước sự hiện hữu, hằng tồn của những bất công, éo le, ngang trái, những nghịch lí, những nỗi đau.. trong cuộc sống con người. Câu 4. Thông điệp của bài thơ: Cuộc đời thực luôn ngổn ngang tồn tại những bi kịch đau đớn, con người phải đối mặt với rất nhiều nghịch lí. Song cách tốt nhất để vượt qua những nghịch lí và bi kịch ấy là bình thân đối diện và dâng hiến những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời.
Đề số 6 Bấm để xem Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Hạt mưa Nguyễn Linh Khiếu Ta là hạt mưa muôn đời trong suốt mát rượi Ta luôn luôn đầm đìa những mùa hạn hán cánh đồng mẹ Ta luôn luôn trở về từ trời xanh Mẹ sinh ta trong những căn bếp chật chọi mịt mù khói ngổn ngang rơm rạ Ngày nhỏ ta lẽo đẽo ngồi bên bếp lửa xem mẹ nấu rượu Chợt hiểu bí quyết mẹ đã làm ra ta Ngút ngàb bay hơi từ nồi gạo nếp cái hoa vàng mẹ hằng dành dụm Ngút ngàn bay lên nóng hôi hổi ngất ngây căn bếp nhỏ nhà mình Ngút ngàn bay lên trong suốt vần vũ vô cùng vũ trụ Rồi một ngày đất đai hạn hán mẹ gọi ta về Là hạt mưa Bao giờ ta cũng sống ở trên trời Bao giờ ta cũng trong suốt Bao giờ cũng mát rười rượi Bao giờ cũng đầm đìa những mùa hạn hán trần gian Ta bay lên trời từ căn bếp nghèo mịt mù khói ngổn ngang rơm rạ. (Theo www. Nhandan.com.vn, 07/01/2006 ) Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào Câu 2. Các biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng để sáng tạo nên hình ảnh hạt mưa? A. Ẩn dụ, so sánh B. Nhân hóa, liệt kê C. Ẩn dụ, nhân hóa D. So sánh, liệt kê Câu 3. Vì sao những câu thơ của Nguyễn Linh Khiếu không được viết hoa chữ cái đầu tiên? Câu 4. Nêu cảm nhận của anh chị về hình ảnh căn bếp, hình ảnh luôn được trở đi trở lại trong bài thơ. Lời giải Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do Câu 2. C. Ẩn dụ, nhân hóa Câu 3. Việc không viết hoa chữ cái đầu tiên ở mỗi câu thơ là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Linh Khiếu. Đặc điểm hình thức này khiến những câu thơ xuất hiện như là những ghi chép rất nhanh, rất vội, cho kịp dòng cảm xúc đang tuôn chảy trong tâm hồn tác giả về hạt mưa. Câu 4. Hình ảnh căn bếp được trở đi trở lại trong bài thơ (mẹ sinh ta trong những căn bếp chật chội mịt mù khói ngổn ngang rơm rạ, ngày nhỏ ta lẽo đẽo ngồi bên bếp lửa xem mẹ nấu rượu, ngút ngàn bay lên nóng hôi hổi ngất ngây căn bếp nhỏ nhà mình, ta bay lêm trời từ căn bếp nghèo mịt mù khói ngổn ngang rơm rạ) gợi đến nhận thức cùng xúc cảm thương yêu, tự hào của hạt mưa về gốc gác bình dị, thân thương của mình.
Đề số 7 Bấm để xem Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Đầu năm ngoái, tôi sang Myanmar. Điều ngạc nhiên thứ nhất là thành phố Yangon đã cấm hoàn toàn xe máy gần 10 năm rồi. Điều ngạc nhiên thứ hai là tôi không thấy bất kì cảnh sát giao thông nào trên phố trong cả bốn ngày ở đó, mặc dù đã để ý quan sát. Tôi thắc mắc. Bạn tôi giải thích là do thời tiết ở Myanmar nóng, cảnh sát giao thông ngồi wor trụ sở cho mát, khi nào mất điện, đèn giao thông không hoạt động thì joj mới xuất hiện để điều hành đèn giao thông. Điều đấy cho thấy ý thức tuân thủ đèn xanh-đèn đỏ ở Myanmar rất tốt. Còn ở các đô thị nước ta, vào giờ cao điểm ở ngã ba, ngã tư nào cũng có vài ba cảnh sát vất vả điều hành giao thông, mặc dù đèn xanh -đèn đỏ vẫn đang hoạt động. Cả nước có bao nhiêu ngã ba, ngã tư? Cần bao nhiêu cảnh sát giao thônh cho đủ? Sự bất tuân thủ đèn xanh, đèn đỏ và nhiều quy tắc giao thông khác của người dân dẫn đến hậu quả phải duy trì một lực lượng cảnh sát giao thông lớn khủng khiếp nhưng trật tự giao thông vẫn thua những nước lân cận. Khi thành phố Quy Nhơn (Bình Định) treo băng rôn "vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học" thì dư luận ầm ầm phản đối, bảo nói như thế là xúc phạm người dân. Theo tôi, không có gì xúc phạm người vượt đèn đỏ hơn chính hành động của họ. Tuy nhiên, chính xác hơn thì tấm băng rôn kia cần phải sửa lại là "vượt đèn đỏ là vô văn hóa". Tôi cho rằng những người vượt đèn đỏ cần nhận được thái độ khinh bỉ, hình phạt nghiêm khắc. Họ làm rối loạn giao thông, gây nguy hiểm cho người khác và chính họ. Một phần cũng vì họ mà tốc độ ô tô trong các thành phố nước ta bị giới hạn phổ biến ở mức 50km/h, so với mức 100km/h trên các phố singapore. Mấy năm trước, dù đường vắng anh họ của tôi đi xe máy, nghiêm túc dừng xe trước đèn đỏ và gãy chân do kẻ vượt đèn đỏ đâm từ phía sau. Anh ấy chắc chắn không phải ngưòi duy nhất phải trả giá cho sự bất tuân thủ quy tắc của những kẻ vô văn hóa khác. (Trích Người vượt đèn đỏ đáng nhận sự khinh bỉ, theo Kẻ trăn trở, Lương Hoài Nam) Câu 1. Ở Myanmar, nhân vật người viết đã ngạc nhiên bởi điều gì? Câu 2. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân nào khiến nước ta phải duy trì một lực lượng cảnh sát giao thông lớn khủng khiếp nhưng trật tự giao thông vẫn thua những nước lân cận? Câu 3. Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ gì của Lương Hoài Nam đối với vấn đề được bình luận? Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến cho rằng những người vượt đèn đỏ cần nhận được thái độ khinh bỉ, hình phạt nghiêm khắc không? Vì sao? Lời giải Câu 1. Khi sang Myanmar, người viết đã ngạc nhiên bởi hai điểm: - Thứ nhất, thành phố Yangon đã cấm hoàn toàn xe máy gần 10 năm - Thứ hai, nhán vật tôi không thấy bất kì cảnh sát giao thông nào trên phố trong cả 4 ngày ở đó. Câu 2. Theo tác giả, sự bất tuân thủ đèn xanh, đèn đỏ và nhiều quy tắc giao thông khác của người dân chính là nguyên nhân khiến nước ta phải duy trì một lực lượng cảnh sát giao thông lớn khủng khiếp nhưng trật tự giao thông vẫn thua những nước lân cận. Câu 3. Đoạn trích thể hiện thái độ bất bình, thậm chí phẫn nộ của Lương Hoài Nam khi bàn về ý thức tham giao giao thông của nhiều người dân Việt Nam. Đồng thời, tác giả còn thể hiện sự đồng tình với khẩu hiệu "vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học", thậm chí đề nghị thay đổi thành "vượt đèn đỏ là vô văn hóa". Điều này chúng tỏ người viết có thái độ lên án nghiêm khắc đối với vấn đề được bàn luận. Câu 4. Anh chị có thể bày tỏ thái độ đồng tinbf hoặc không đồng tình với ý kiến cho rằng những người vượt đèn đỏ cần nhận được thái độ khinh bỉ, hình phạt nghiêm khắc, tuy nhiên phải có lý lẽ hợp lý, thuyết phục. Ở đây có thể thấy tác giả đã rất nghiêm khắc với những người tham gia giao thông vi phạm an toàn giao thông và cơ sở để người viết có thái độ đó chính là tính chất nguy hiểm của hành vi vượt đèn đỏ.
Đề số 8 Bấm để xem Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: ".. Tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên nó thi chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đnag học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gàn đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xa và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỉ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run cầm cậo tôi mới cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khii khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và hỏi:" đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói ". Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường nó sẽ ăn ngấy nghiến ngay lúc đó nhưng không, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời:" Bởi bì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ ". Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ o tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu. Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là" nhân sinh nhất mộng, bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị phật ". Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cảm ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tốt của nó một cách vô tư không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa" (Theo ione.vnexpress.net, 19/3/2011) Câu 1. Cậu bé trong câu chuyện đã ứng xử ra sao khi nhận được túi lương khô của người kể chuyện? Câu 2. Bài học mà nhân vật "tôi", người kể chuyện, đã nhận được từ cậu bé là gì? Câu 3. Người kể chuyện thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào đối với cậu bé? Câu 4. Nếu là cậu bé trong câu chuyện, em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống tương tự? Lời giải Câu 1. Khi nhận được túi lương khô của ngưòi kể chuyệ cậu bé đã khom người cảm ơn và ôm túi lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm, để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Câu 2. Bài học mà nhân vật "tôi", người kể chuyện, đã nhận được từ cậu bé chính là bài học về sự nhẫn nại chịu đựng gian khổ và đức hi sinh. Câu 3. Đoạn trích cho thấy lòng yêu mến, trân trọng, thái độ ngợi ca của người kể chuyện đối với cậu bé. Câu 4. Nếu ở trong tình huống như cậu bé em sẽ nhận lấy ăn và cảm ơn sự giúp đỡ đó
Đề số 9: Bấm để xem Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Vị của Tổ quốc Nếu tổ quốc tôi có một hương vị, nếu tôi có thể nâng niu bằng hai bàn tay và đặt môi hôn, tôi nghĩ rằng nó sẽ có vị mặn. Vị mặn của biển bởi khi ông nội tôi xa quê thèm món cá khô. Vị mặn trong không khí của những miền duyên hải lộng gió làm tâm hồn người đắm lại. Vị mặn của sữa mẹ khi em bé vội vàng bập vào bầu vú còn đẫm mồ hôi của buổi làm đồng. Vị mặn của bát nước mắm chấm chung trong mâm cơm đại gia đình. Vị mặn của hạt muối miền xuôi cần cù gửi lên miền ngược. Vị mặn của máu những người trai trẻ năm xưa đổ xuống cho một dải đất sau hai mươi năm chia cắt được nối liền. Vị mặn của nước mắt bà tôi trong những năm tháng chiến tranh khóc ông tôi, khóc bác tôi, chú tôi, những người ra trận rồi không trở về, nước mắt chảy xuôi trên má, lăn xuống bộ ngực nhăn nheo, nước mắt chảy ngược vào trong, lặn vào tim, làm trái tim nặng trĩu.. Đất nước này mặn, nước non này mặn.. Xứ sở của chúng ta nóng bỏng, nước biển bốc hơi để lại vị mặn, vị thịt da của con người lao động cũng mặn vị mồ hôi. Nước da mặn mòi, đến tình yêu cũng mặn nồng. Trong ngôn ngữ của chúng ta, mặn là đẹp, là hay. Bát cơm thơm, cây cầu mới, chiếc cúp vàng, bộ phim hay, với tôi đều mặn. Với tôi, Tổ quốc Việt Nam thật mặn! Câu 1. Theo bài viết, vì đâu Tổ quốc có vị mặn? Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Đất nước này mặn, nước non này mặn. Câu 3. Nêu cách hiểu của anh chị về câu văn in đậm Câu 4. Anh chị có đồng tình với cảm nhận của tôi về hương vị của Tổ quốc không? Vì sao Lời giải Câu 1. Theo bài viết, vị mặn của Tổ quốc được mang đến từ vị mặn của biển khơi, từ không khí của những miền duyên hải lộng gió, từ mồ hôi mẹ, từ bát nước mắm chấm chung trong mâm cơm, từ hạt muối, từ máu của những ngưòi lính trẻ hy sinh vì Tổ quốc, từ nước mắt bà.. Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ Câu 3. Câu văn: Với tôi, Tổ quốc Việt Nam thật mặn vừa thể hiện nhận thức, sự thấu hiểu của ngưòi viết về một đất nước dung dị, gần gũi, tuy còn lam lũ, gian lao nhưng nồng đượm tình yêu thương, vừa thể hiện mỗi đồng cảm, trân trọng dành cho quê hương. Câu 4. Anh chị bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với cảm nhận của tôi về hương vị của Tổ quốc, đông thời lý giải thuyết phục lý do đồng tình hoặc không đồng tình
Đề số 10: Bấm để xem Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của việc kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc moden nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn moden. Lập tức nghe thấy một tiếng "á" kinh dị từ tầng trên, và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn "hứng" sóng wifi "chùa". Nhưng tắt moden rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù. Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách "ngắt kết nối" trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn. Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vài những thử thách mà con người cần phải trái để trở nên "Người" hơn. Bạn có nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là việc tập luyện để học, đọc hah viết lách. Đó còn là cách "tu luyện" để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất cứ hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu. (Trích kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân theo Sống như cây rừng) Câu 1. Phản ứng của một số người trước việc một ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem là gì? Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn? Câu 3. Giải thích nghĩa của các từ ngữ "kết nối: ," ngắt kết nối "trong đoạn trich Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến cho rằng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối không? Vì sao? Gợi ý làm bài Câu 1. Phản ứng của một số người trước việc một ông bố cứ 23 giờ là tắt nhuồn Modem: Từ tầng trên có tiếng" á "kinh dị của ngưòi con và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn" hứng "sóng wifi" chùa ". Câu 2. Để không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn, theo tác giả, chúng ta cần luyện được cách" ngắt kết nối "trong thời đại số. Câu 3. - Kết nối: Liên kết hai hay nhiều đối tượng với nhau. Đây là thuật ngữ được sử dụng nhiều trên mạng xã hội chỉ sự tương tác giữa người với ngưòi để gặp gỡ, trò chuyện, kết bạn, xâg dựng tình cảm.. - Ngắt kết nối: Tạm dừng, tạm ngưng viếc kết nối, tương tác. Câu 4. Anh chị có thể bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình với ý kiến cho rằng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối, tuy nhiên phải đưa ra được lý lẽ hợp ký, thuyết phục. Chẳng hạn đồng tình vì, việc kết nối liên tục (qua các ứng dụng trên máy tính hay điện thoại thông minh) sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và làm tốn thời gian của chúng ta, thế giới mà chúng ta giao tiếp/tương tác qua mạng xã hội chỉ là thế giới ảo, lượng thông tin tiếp thu được từ mạng xã hội ít chất lượng," ngắt kết nối"để có được những khoảng lặng giúp chúng ta bình tâm, tĩnh tâm suy nghĩ, chiêm nghiệm..