Tóm tắt quá trình phát triển Văn học Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Giang Chu, 6 Tháng mười một 2023.

  1. Giang Chu losemymind

    Bài viết:
    11
    Trong quá trình hình thành một đất nước, ngoài lịch sử ghi lại những dấu mốc quan trọng thì văn học cũng luôn song hành cùng lịch sử cuộn mình theo dòng chảy thời gian. Văn học Việt Nam được chia làm hai bộ phận lớn: Văn học Dân Gian và Văn học Viết. Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về các bước phát triển của văn học qua các sự kiện lịch sử nhé!

    I. Văn học Dân Gian

    ^Văn học dân gian là sáng tác mang tính tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động.

    - Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại của văn học dân gian, tạo nên điểm khác biệt cơ bản của bộ phận văn học này với văn học viết.

    - Đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ viết mà bằng lời nói, thông qua sự ghi nhớ qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.

    - Kể cả khi đã được ghi chép lại, các tác phẩm văn học dân gian vẫn tiếp tục được truyền miệng, chỉnh sửa và hoàn thiện.

    - Mỗi tác phẩm dân gian sau khi ra đời đều là tài sản chung của tập thể, mỗi người đều có quyền sử dụng, sửa chữa, bổ sung để thêm hoàn thiện, hấp dẫn hơn theo nhu cầu mỗi người.

    ^Các thể loại chính gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ.. và các loại hình diễn xướng như chèo, tuồng, dân ca.

    ^Các đặc trưng cơ bản: Tính tập thể, tính truyền miệng và gắn bó mật thiết với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

    II. Văn học Viết

    ^Văn học viết là những sáng tác của giới trí thức, được lưu giữ bằng chữ viết, là những sáng tạo của cá nhân nên mang dấu ấn của từng tác giả.

    1. Chữ viết:

    ^ Văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

    - Chữ Hán là văn tự của người Hán song được đọc theo cách riêng của người Việt, gọi là cách đọc Hán Việt.

    - Chữ Nôm là chữ viết cổ của người Việt, dựa trên chữ Hán đặt ra.

    - Chữ Quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

    2. Thể loại:

    ^ Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Trong văn học chữ Hán có ba nhóm thể loại chủ yếu gồm: Văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi) ; thơ (thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc) ; văn biền ngẫu là hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế..

    ^ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay: Các loại hình và loại thể văn học chủ yếu có ranh giới rõ ràng. Loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn kí (bút kí, tùy bút, phóng sự). Loại hình trữ tình có thơ trữ tình, trường ca. Loại hình kịch có kịch nói, kịch thơ.

    III. Quá trình và các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam

    *Thời kì nguyên sử (2879- 111 TCN) : Hầu hết là truyền thuyết, thần thoại

    - Thời nhà nước Văn Lang: Vào đời Hùng Vương thứ 6 (Sự tích bánh chưng bánh giầy, Truyền thuyết Thánh Gióng) ; vào đời Hùng Vương thứ 18 (truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh)

    - Thời nhà nước Âu Lạc: Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: Phần đầu là lịch sử chiến thắng và phần sau là lịch sử chiến bại.

    *Thời kì 1000 năm Bắc thuộc (111 TCN- 905) : Thời kì mà các nước phương Bắc đem văn hóa sang nước Nam vơi âm mưu thôn tính vùng đất này, vì vậy, người dân buộc phải học chữ Hán để giao tiếp và sinh sống..

    - Thời bắc thuộc lần 1 (208 TCN - 39) : Truyền thuyết Mị Châu Trọng Thuỷ (Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc)..

    * Thời kì quân chủ độc lập (939- 1407) : Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn, Thuật Hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, Hịch Tướng sĩ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu..

    [​IMG]

    * Thời kì quân chủ trung hưng (1428- 1527) : Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông)

    * Thời kì quân chủ chia cắt (1527- 1802) : Thời kì xuất hiện của chữ Nôm, một sáng tạo của dân tộc ta trên cơ sở của chữ Hán nhưng cũng coi như một bước ngoặt lịch sử khi một lượng lớn tác gia sử dụng thành công với chữ viết mới này.

    Tác giả và tác phẩm: Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, bản dịch: Đoàn Thị Điểm), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm)..

    [​IMG]

    * Thời kì quân chủ thống nhất (1802- 1884) : Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Qua đèo Ngang (Huyện Thanh Quan), Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)..

    Qua các thời kì trên, chữ Quốc Ngữ xuất hiện như một hiện tượng với khác biệt to lớn với hai loại chữ đã được sử dụng xuyên suốt lịch sử dân tộc với cách viết, cách đọc hoàn toàn mới. Bước chuyển mình vừa mang xu hướng Phương Tây nhưng được phiên âm phù hợp với cách ăn nói người Việt.

    * Thời kì kháng chiến chống Pháp (1858- 1954) : Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta sau khi đất nước được độc lập vào giai đoạn 1945.

    Trước công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện thành phố, đô thị, tầng lớp, giai cấp mới, từ đó dẫn đến xuất hiện công chúng, bạn đọc mới. Chính vì vậy, văn hóa cùng văn học dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa, văn học Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với Văn học Phương Tây, nghề in, xuất bản, làm báo, viết văn trở thành một nghề để kiếm sống.

    Tác Giả:

    - Nhà Văn: Nam Cao, Kim Lân, Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi..

    - Nhà Thơ: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Hồ Chí Minh..

    Tác phẩm:

    - Văn Xuôi: Chí phèo, Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Tắt Đèn (Ngô Tất Tố), Làng của Kim Lân, Dế mèn phiêu lưu kí, (Tô Hoài), Xung Kích (Nguyễn Đình Thi), Đôi Mắt và Nhật Kí ở rừng (Nam Cao)..

    - Thơ kháng chiến: Cảnh Khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Đồng chí của Chính Hữu, Việt Bắc (Tố Hữu), Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Đình Thi)..

    [​IMG]

    - Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại- Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa - Học Phi

    - Lí luận phê bình: Bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và Vấn đề văn Hóa Việt Nam

    * Thời kì kháng chiến chống Mĩ (1955-1975) :

    - Giai đoạn từ năm 1955 – 1964 là chặng đường văn học tập trung thể hiện hình ảnh con người lao động, ca ngợi đổi thay của đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, con người với cảm hứng lãng mạn, lạc quan, thể hiện tình cảm sâu nặng với Miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước. Từ đó, văn học kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: Chủ nghĩa nhân đạo, yêu nước và anh hùng.

    +Những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu gồm: Mùa Lạc của Nguyễn Khải; Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng; Vợ nhặt của Kim Lân; Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi; Cái sân gạch của Đào Vũ.

    +Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của thơ ca với những tác phẩm tiêu biểu như: Gió lộng của Tố Hữu; Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên; Quê Hương của Giang Nam..

    +Kịch: Phát triển tiêu biểu với các vở: Một Đảng viên- Học Phí, Ngọn lửa - Nguyên Vũ..

    - Giai đoạn từ năm 1965 – 1975 tập trung vào chủ đề ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

    +Những tác phẩm văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, tiêu biểu gồm: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Đình Thi; Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; Hòn Đất của Anh Đức; Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng; Mẫn và tôi của Phan Tứ; Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu; Bão biển của Chu Văn.

    +Thơ ca chống Mĩ cũng có nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu; Đầu súng trăng treo của Chính Hữu; Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh..

    +Đây cũng là giai đoạn rực rỡ của kịch như Quê hương Việt Nam- Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi- Đào Hồng Cẩm..

    +Những công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình.. như công trình của các tác giả Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.

    +Trong giai đoạn từ 1945 đến 1975, cần lưu ý tới văn học vùng địch tạm chiếm, trong đó có nhiều xu hướng như chống cộng, đồi truỵ, tiến bộ, yêu nước và cách mạng. Những tác phẩm tiêu biểu như Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.

    * Thời kì đổi mới (1986 đến nay) : Văn học bước vào chặng đường đổi mới cùng với đất nước song phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề, phong phú và đổi mới về thủ pháp nghệ thuật.

    - Sự nở rộ ở thể loại trường ca: Những người lính đi tới biển

    - Thơ: Di cảo thơ- Chế Lan Viên, Tự hát- Xuân Quỳnh

    - Văn Xuôi: Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng, Thời xa vắng..

    - Kịch nói phát triển mạnh mẽ: "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" - Lưu Quang Vũ..

    [​IMG]

    Trong thời kì này, văn học luôn vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, tính cảm hướng nội, đi sâu vào đời tư nên mang tính nhân văn, nhân bản, đề cao tính cá nhân, tính sáng áo của nhà văn, đối mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực đời sống như đi sâu vào đời sống, quan tâm nhiều hơn với số phận cá nhân, khám phá con người trong mối quan hệ đa diện nhiều chiều.

    [​IMG]

    Qua bài viết, ta đã nắm được sơ lược về quá trình văn học của nước nhà, từ đây, cần biết và trau dồi thêm để hiểu sâu, hiểu rõ về từng giai đoạn và vận dụng tốt vào chặng đường văn học tiếp theo.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng mười một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...