Tóm tắt lịch sử việt nam từ năm 1919 - 1930

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thư Viện Ngôn Từ, 23 Tháng mười một 2023.

  1. A, MỤC TIÊU

    - Chính sách tăng cường khai thác Việt Nam của thực dân Pháp trong Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai Các hoạt động tiêu biểu của phong trào yêu nước từ 1919 – 1925.

    - Đường lối hoạt động chính của các tổ chức yêu nước cách mạng từ 1925-1930.

    - Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, sự xuất hiện và lớn mạnh của xu hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản.

    - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: Nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Ái Quốc


    B, KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

    - Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam

    + Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất vừa kết thúc. Cuộc chiến tranh đó đã làm cho Pháp thiệt hại nặng nề, các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng phơrăng bị mất giá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng thiếu ở các nước tư bản đã khiến cho kinh tế Pháp gặp nhiều khó khăn.

    + Để khắc phục những khó khăn về kinh tế, chính phủ Pháp, một mặt, đầu từ ở trong nước và một mặt khác trút gánh nặng lên các nước thuộc địa. Đông Dương là thuộc địa giàu có bậc nhất của thực dân Pháp, đã trở thành nơi được tiến hành khai thác trên quy mô lớn.

    - Chương trình khai thác thuộc địa lần hai ở Việt Nam được thực hiện trong vòng 6 năm (1924 – 1929), tư bản Pháp đã đầu tư vào Đông Dương 4 tỷ phơràng, tập trung vào hai ngành chính: Nông nghiệp và công nghiệp.

    + Trong nông nghiệp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điển, vơ vét nông sản mang về chính quốc (cướp 1, 2 triệu ha vào năm 1930 "- chiếm 1/4 diện tích canh tác)

    + Trong công nghiệp, chú ý đến lĩnh vực khai mỏ và cũng mở thêm một số xí nghiệp chế biến (gỗ, giấy, diêm, rượu, xay xát gạo)

    + Về thương nghiệp, thực hiện việc độc chiếm thị trường Đông Dương. Năm 1929 - 1930, số hàng hóa Pháp nhập vào Việt Nam là 63% (so với trước chiến tranh là 37%).

    + Về giao thông vận tải: Nhiều tuyến đường sắt, thủy bộ nối các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp và vùng nguyên liệu đã được xây dựng, củng cố.

    - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã làm biến đổi sâu sắc kinh tế và xã hội nước ta

    + Về kinh tế, quan hệ kinh tế TBCN tiếp tục được mở rộng, song nền kinh tế phong kiến vẫn được duy trì. Trong quá trình tư bản Pháp đầu vào nước ta một số nhân tố mới đã được du nhập, như công nghiệp làm diêm, dệt vải. Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối về cơ cấu và phụ thuộc vào Pháp.

    + Về xã hội các: Giai cấp cũ, như địa chủ phong kiến và nông dân bị phân hóa, giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản) cũng có những thay đổi. Giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng

    2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 1930.

    a) Đôi nét về tình hình Việt Nam và thế giới từ 1919 – 1930:

    Những sự biến đổi trong xã hội Việt Nam, tư tưởng dân chủ tư sản đã không đáp ứng yêu cầu lịch sử, Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thắng lợi


    b) Hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở Trung Quốc và Pháp:

    + Tại Quảng Châu (Trung Quốc) và một số thành phố lớn ở Pháp, như Pari, Macxây, số người Việt Nam sinh sống và học tập tại đây đã tập hợp nhau trong các tổ chức và có nhiều hoạt động thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.

    + Ở Trung Quốc, ngoài những hoạt động tuyên truyền của Phan Bội Châu còn có phong trào do tổ chức Tâm tâm xã, thành lập vào năm 1923, hoạt động sôi nổi nhằm mục tiêu" phục quốc "(tức là giải phóng dân tộc) và đoàn kết nhân dân. Vào tháng 6/1924, tổ chức này đã tiến hành vụ ám sát viên Toàn quyền Méchanh, khi đến Quảng Châu, do Phạm Hồng Thái thực hiện. Tuy không thành công nhưng sự kiện này đã để lại một tiếng vang lớn, nó như" chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân ".

    + Ở Pháp, hoạt động của nhưng người Việt Nam yêu nước sinh sống tại đây rất sôi nổi Tiêu biểu là Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, nhất là Nguyễn Ái Quốc.

    + Hoạt động của nhưng người Việt Nam yêu nước ở Trung Quốc và Pháp đã tác động đến phong trào cách mạng ở trong nước.


    c, Những cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc và bộ phận tiểu tư sản

    + Sau Chiến tranh thế mới lần thứ nhất, tư sản dân tộc Việt Nam có điều kiện phát triển, song trong quá trình kinh doanh họ bị sự chèn ép của tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều nên đã đấu tranh. Năm 1919, từ sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng hàng nội hóa (sản xuất hàng hóa trong nước) và bài trừ ngoại hóa (tức là hàng hóa từ nước ngoài mang vào). Năm 1938, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn. Một số người như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long đã tập hợp các nhà tư sảnViệt Nam trong Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ và tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi (được bầu vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, Phòng Thương mại và Canh nông.) thì sẵn sàng thỏa hiệp. Điều đó thể hiện bản chất hai mặt của tư sản dân tộc

    + Cùng với hoạt động yêu nước của tư sản dân tộc là phong trào của trí thức tiểu tư sản, tập hợp trong các tổ chức chính trị, như Việt Nam nghĩa đoàn (1925), Thanh niên Cao vọng.. Họ tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tinh, bài khóa, thành lập các nhà xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội, Cường học thư xã (Sài Gòn) để ra sách báo tiến bộ. Trong phong trào yêu nước của trí thức tiểu tư sản thời kì này có hai sự kiện tiêu biểu: Cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và phong trào để tang Phan Châu Trinh (3/1926), thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

    - Khởi nghĩa Yên Bái và sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

    + Khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng tiến hành và tháng 2/1930, dưới sự lãnh đạo của Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu. Cuộc khởi nghĩa được tiến hành trên tinh thần: Dốc toàn bộ lực lượng đánh trận cuối cùng, dù" không thành công cũng thanh nhân "

    + Khởi nghĩa nổ ra vào đêm ngày mùng 9 rạng ngày mùng 10/2/1930 chủ yếu ở Yên Bái và nhiều tỉnh thành khác, như Phú Thọ, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Bình, Hà Nội. Tuy nhiên sau một tuần lễ cuộc khởi nghĩa trang này đã thất bại nhanh chóng. Hàng ngàn người bị thực dân Pháp bắt tù đày, chém giết. Nguyễn Thái Học và những người đồng chí của ông đã bị hành quyết tại thị xã Yên Bái.

    + Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại vì chưa có sự chủ động trong kế hoạch, bị lộ và lực lượng tham gia bị dàn mỏng ra nhiều nơi, ngày giờ khởi nghĩa không thông nhất. Nhưng nó đã có tác dụng cổ vũ lòng yêu nước, đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.

    + Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái thể hiện sự không phù hợp của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, và một số nguyên nhân chủ yếu sau:

    • Một là, đến những năm 20-30 của thế kỷ XX hệ tư tưởng dân chủ tư sản không còn hấp dẫn như giai đoạn trước, thực dân Pháp vẫn còn mạnh, đủ sức đối phó với các phong trào, tổ chức của Việt Nam Quốc dân đảng lỏng lẻo

    • Hai là, giai cấp tư sản Việt Nam yếu cả về thể lực kinh tế và địa vị chính trị, tinh thần đấu tranh không triệt để. Giai cấp tiểu tư sản có đời sống kinh tế bấp bênh nên chưa kiên định vững vàng.


    d, Phong trào công nhân những năm 1919 – 1929

    - Từ 1919 - 1945 Thời kỳ đấu tranh tự phát

    + Đời sống của công nhân vô cùng cơ khổ: Ngày làm 9-10 giờ, lương thấp 0, 30-0, 40₫/ ngày, bị đánh đập đối xử tàn tệ

    Bị áp bức, bóc lột đã khiến cho công nhân Việt Nam đấu tranh mạnh mẽ:

    + Ở thời kì đầu, để trình độ nhận thức và giác ngộ còn thấp nên công nhân chủ yếu đấu tranh với các hình thức: Phá bỏ giao kèo, đập phá máy móc, đánh lại chủ, bỏ trốn tập thể và phong trào diễn ra lẻ tẻ, rời rạc chưa có sự phối hợp. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu đòi các quyền lợi về kinh tế như: Tăng lương, giảm giờ làm

    + Từ năm 1920 – 1925 có 25 cuộc bãi công của công nhân. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân thủy thủ tàu Sắc- nô (1919). Năm 1920, thủy thủ cảng Sài Gòn đòi phụ cấp đắt đỏ. Cuối năm 1922, 600 công nhân thợ nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn bãi công. Cuộc bãi công này được đánh giá là" dấu hiệu của thời đại mới "và" lần đầu tiên một phong trào như thế nhóm lên ở thuộc địa "

    + Năm 1920. Tôn Đức Thắng thành lập Công hội đỏ đầu tiên. Tháng 6/1925. Công hội đã tổ chức một cuộc bãi công có quy mô lớn, với sự tham gia của hàng nghìn công nhân hãng tàu Ba Son, đưa ra yêu sách đòi tăng 20% lương, đòi thợ bị đuổi việc được trở lại làm và giữ lệ nghỉ nửa giờ vào ngày phát lương. Kết quả là giới chủ phải tăng 10% lương và đáp ứng các yêu cầu của công nhân. Cuộc bãi công của công nhân hàng tàu Ba Son còn làm kéo dài thời gian sửa chữa tàu Misole, không cho tàu chở vũ khí, binh lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc.

    Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925), đánh dấu bước chuyển biến mới trong phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam dần đi vào nề nếp có tổ chức lãnh đạo và mục tiêu chính trị rõ ràng.

    - Từ 8/1925 – 1929:

    Phong trào công nhân thời kì này có sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

    + Về số lượng: Năm 1926 - 1927 có 27 cuộc đấu tranh của công nhân. Tiêu biểu là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926), của công nhân đồn điền Phù Riêng (1927).

    Buớc sang năm 1928 -1929 đã có 40 cuộc bãi công của công nhân, số lượng tham gia gấp đôi thời kỳ trước. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Tràng Thi (Vinh), nhà máy Avia (Hà Nội), dệt Nam Định.

    + Về chất lượng: Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương" vô sản hóa "- đưa các hội viên, cán bộ vào hầm mỏ, nhà máy, đồn điền.. sống, lao động, đấu tranh cùng với công nhân, tuyên truyền, giác ngộ cho công nhân, người lao động về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng và đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Phong trào" Vô sản hóa "đã thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam chuyển nhanh sang xu hướng cách mạng vô sản. Và quá trình kết hợp phong trào công nhân, phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mac-Lenin diễn ra nhanh chóng tạo cơ sở đi chính đáng giai cấp vô sản xuất hiện.

    + Phong trào công nhân không chỉ giới hạn ở mục tiêu kinh tế mà cả chính trị, không chi trong phạm vi một xí nghiệp, một địa phương hay một ngành nghề mà có sự liên kết nhiều ngành, nhiều xí nghiệp, nhiều địa phương ở khắp ba kì phong trào nổ ra liên tục, đều khắp, có lãnh đạo. Ngày 15 /1999 công nhân hãng sửa chữa ô tô Avia tiến hành bãi công dưới sự lãnh đạo của Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Chi bộ Cộng sản đầu tiên. Đến tháng 7-1929 Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập. Nó thể hiện phong trào đấu tranh đã có ý thức và kỉ luật cao, thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân.


    đ, Những tổ chức cách mạng xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

    - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

    + Hoàn cảnh ra đời

    · Đến năm 1925, phong trào yêu nước và phong trào công nhân đã có những bước phát triển mạnh mẽ

    · Nguyễn Ái Quốc sau một thời gian ở Liên Xô, tháng 11/1921, vớ Quảng Châu Trung Quốc để thực hiện dự định thức tỉnh, huấn luyện quần chúng, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập, từ đó chún dân tộc. Tại đây, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tháng 6/1925)

    + Tổ chức và hoạt động

    · Sau khi thành lập. Hội đã công bố Chương trình hành động, điều lệ cụ thể. Mục đích của Hội là" làm cách mạng dân tộc "(đánh đổ thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở) rồi sau làm cách mang thể giới" lột đồ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản ".

    · Chương trình của Hội gồm: Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, giành lấy chính quyền khi có cơ hội tốt, lập chính phủ công nông binh, thực hiện chính sách kinh tế mới, đoàn kết vô sản quốc tế. Chương trình trên đã thể hiện rõ lập trường quan điểm cách mạng của giai cấp công nhân.

    + Về tổ chức, Hội chia làm 5 cấp: Tổng bộ. Ki bộ. Tỉnh bộ, Huyền bộ và Chi bộ, Tổng bộ là cơ quan cao nhất của Hội

    Về hoạt động

    · Hội đã tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, xuất bản tờ báo Thanh niên. Từ 6/1925 den 2/1930, báo ra được 208 số

    · Hồi còn mở lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ trong thời gian từ 2 đến 3 tháng. Giảng viên trực tiếp lên lớp là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn. Đến năm 1927, những bài giảng đã được tập hợp trong cuốn " Đường cách mệnh ", tố cáo tội ác của thực dân Pháp, nêu bản chất phản động của chủ nghĩa đế quốc, giải quyết những vấn để cơ bản mà cách mạng Việt Nam đang đặt ra. Đó là: Xác định con đường cách mạng giải phóng dân tộc, thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân phát huy sức mạnh của quần chúng..

    · Một thời gian sau khi thành lập, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã xây dựng được Kì bộ. Tỉnh bộ ở cả ba kì. Năm 1928- 1929, thực hiện thành công chủ trương" vô sản hóa ". Số hội viên của Hội vào năm 1929 là 1750 người (trong đó Bắc Kì là 750, Trung Kì là 300, Nam Kì là 500).

    + Ý nghĩa:

    · Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời đã đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của phong trào cách mang ở nước ta. Lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản

    · Đây là bước quá độ trong quá trình chuẩn bị để một chính đảng cộng sản ra đời ở Việt Nam.

    + Việc thành lập một tổ chức cách mạng vừa tầm như trên là một đóng góp sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.

    - Tân Việt cách mạng Đảng

    + Hoàn cảnh ra đời:

    · Tiền thân của Đảng Tân Việt là Hội Phục Việt, khi vào tháng 7/1925. Đảng đã nhiều lần thay đổi tên: Năm 1926 đổi thành Hội Hưng Nam, đến năm 1927 đổi thành Việt Nam cách mạng Đảng Việt Nam cách mạng đồng chí hội

    · Vào tháng 7-1928, Hội chính thức lấy tên là Tân Việt cách mang Đảng (goi tat la Đảng Tân Việt)

    + Tổ chức và hoạt động

    · Tổ chức thành các cấp: Tổng bộ, Kì bộ, Liên tỉnh bộ, Tỉnh bộ, Đại tổ và Tiểu tổ cơ sở. Đến năm 1929, Đảng có 42 tiểu tổ hoạt động ở khắp cả ba kì. Tuy nhiên, Trung kỳ vẫn là địa bàn hoạt động chủ yêu của Đảng

    · Là tổ chức của tầng lớp tiểu từ sản, gồm công chức, tiểu thương học sinh, sinh viên.. Về sau, Đảng chú ý phát triển trong nông dân, công nhân. Nhưng thành phần xã hội chính vẫn là tri thức, tiểu tư sản

    · Đề ra các chương trình hành động cụ thể và quy định chất chẽ về tổ chức

    · Trong quá trình tồn tại, ngoài công tác tuyên truyền, giáo dục huấn luyện đảng viên còn có lớp học ban đêm, ra sách, báo macxit nhằm gợi dậy lòng yêu nước.

    · Năm 1928 -1929, Tân Việt chủ trương" vô sản hóa "và kiên trì thực hiện việc hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tuy nhiên trong nội bộ của Đảng Tân Việt đã có sự phân hóa đấu tranh giữa hai khuynh hướng: Quốc gia tư sản và khuynh hướng cộng sản. Những đảng viên trẻ và giàu lòng yêu nước chịu nhiều ảnh hưởng của khuynh hướng cộng sản đã tuyên bố li khai khỏi Tổng bộ Tân Việt và chuẩn bì thành lập một tô chức cộng sản lấy tên Đông Dương Cộng sản liên đoàn (tháng 9/1929)

    + Ý nghĩa:

    · Thể hiện lòng yêu nước của bộ phận thanh niên trí thức tiểu tư sản Việt Nam

    · Sự chuyển biến trong nội bộ Đảng Tân Việt thể hiện xu thế tất yếu của phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Nó cũng cho thấy tính ưu việt và sự thắng thế của khuynh hướng cộng sản.

    - Việt Nam Quốc dân Đảng

    + Hoàn cảnh ra đời

    Việt Nam quốc dân Đảng là tổ chức tiêu biểu cho xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam, ra đời vào cuối năm 1927 trên cơ sở nhà xuất bản Nam đồng thư xã, do Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm lập ra vào đầu năm 1927 phố Trúc Bạch, Hà Nội. Đây là nơi lui tới của những tri thức, thanh niên yêu nước như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính.

    +Tổ chức và hoạt động

    · Trong quá trình hoạt động, Việt Nam quốc dân Đảng không đề ra được một đường lối cụ thể, rõ ràng. Chính cương, Điều lệ của Đảng thay đổi nhiều lần. Ban đầu Đảng ghi chung chung" trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới ". Đến tháng 7/1928, Bản Điều lệ của Đảng nêu" chủ nghĩa Đảng là xã hội dân chủ "với mục đích làm cách mang dân tộc, xây dựng dân chủ, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.

    · Sang năm 1929, Đảng lại theo nguyên tắc" Tự do - Bình đẳng – Bác ái "(khẩu hiệu của Cách mạng tư sản Pháp năm 1789). Đến năm 1930, cương lĩnh của Việt Nam Quốc dân Đảng lại mô phỏng theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, nhưng những nguyên tắc cách mạng như" Liên Nga "," Liên cộng "." Bình quân địa quyển "không được nhắc tới.

    · Việt Nam Quốc dân Đảng được chia làm bốn cấp: Tổng bộ, Kì bộ, Tinh bộ, Chi bộ. Nhưng các cấp trên chưa bao giờ trở thành một hệ thống trong cả nước. Cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng chủ yếu ở Bắc Kỳ và một phần ở Nam Kỳ. Thành phần đảng viên trong Đảng chủ yếu là học sinh, sinh viên người làm nghề tự do, địa chủ, phú nông, binh linh người Việt trong quân đội Pháp. Chính điều này thể hiện sự ô hợp trong tổ chức Đảng và thiếu đi cơ sở vững mạnh trong quần chúng. Về cơ bản, Việt Nam Quốc dân đảng đại diện cho quyền lợi của tư sản dân tộc và tiểu tư sản lớp trên.

    · Công tác tuyên truyền trong Đảng tiến hành không tốt, nội bộ Đảng chia rẽ nên dễ bị kẻ địch lợi dụng

    + Ý nghĩa:

    · Thể hiện tinh thần dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn

    · Tính không bền vững của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản


    E, Hoạt động của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ai Quốc từ 1920 – 1930

    + Từ 1911 – 1920 hành trình tìm đường cứu nước và xác định con đường cứu nước đúng.

    · Người đi đến nhiều nơi trên thế giới và làm nhiều nghề khác nhau (phụ bếp, đốt lò, quét tuyết, thợ ảnh)

    · Do đó, Người trực tiếp tiếp xúc được với nhân dân lao động các nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, và nhận ra rằng: Ở đâu người lao động làm thuê cũng bị đối xử tàn bạo, bất công. Từ đó Người rút ra một kết luận quan trọng: Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù của cách mạng

    ·. Cuối năm 1917 Người rơi nước Anh sang Pháp. Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra đã có những ảnh hưởng tích cực đến Người. Ở Pháp, Người đã gia nhập" Hội những người Việt Nam yêu nước "để đoàn kết Việt kiều tuyên truyền giác ngộ cho họ.

    · Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp - một Đảng tiến bộ ở Pháp lúc bấy giờ. Tháng 6/1919. Người đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Vécxai (Pháp) bản Yêu sách 8 điểm, đòi quyền tự trị, tự do hội họp, báo chí, thả tù chính trị phạm.. Bản Yêu sách 8 điểm được đăng lần đầu tiên trên báo Laymanite (" Nhân đạo "– cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp) với nhan đề là" Quyền của các dân tộc ". Tuy bản yêu sách đã không được các nước tham gia Hội nghị Vécxai chấp nhận, nhưng nó đã gây tiếng vang lớn trong dư luận tiến bộ ở Pháp và thức tỉnh những người Việt Nam yêu nước.

    · Tháng 7/1920. Người được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Bản để cương đã đề cập con đường giải phóng dân tộc thuộc địa và nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Luận cương này đã khiến Nguyễn Ái Quốc vô cùng xúc động," phấn khởi và sáng tỏ biết bao ".

    · Khi đọc bản Luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã có chuyển biến về chất trong tư tưởng: Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống tiến nhận chủ nghĩa Mác-Lênin. Người khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột.

    · Tháng 12/1920, tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Phá ở Tua. Nguyễn Ái Quốc tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

    · Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Từ lòng yêu nước, Người đến với chủ nghĩa cộng sản.

    + 1920-1930: Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam.

    · Thời kì ở Pháp (từ 1920 giữa năm 1923) : Vào tháng 10/15/1921, Người cùng một số nhà yêu nước châu Phi sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

    Tháng 4/1922, Hội xuất bản tờ Le Paria (" Người cùng khổ ") Tuy chỉ xuất bản được 38 số rồi bị đình bản, nhưng báo có tiếng vang, ảnh hướng lớn đến nhân dân Việt Nam, đông đảo quần chúng lao động ở Châu Á, làm cho những người Pháp chân chính biết rõ thêm bộ mặt thật và những tội ác của bọn thực dân ở các xứ thuộc địa.

    Năm 1925, tác phẩm" Bản án chế độ thực dân Pháp "được xuất bản ở Pari. Sách, báo nêu trên có tác dụng truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thức tỉnh đồng bảo ở trong nước

    + Thời kì ở Liên Xô (từ giữa năm 1923 đến cuối năm 1924) :

    · Tháng 6/1923, Người bí mật rời Pháp sang Liên Xô học tập và hoạt động một thời gian ngắn, nhưng có ý nghĩa rất lớn

    · Tháng 10/1923, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị lần thứ nhất của Quốc tế nông dân và phát biểu về vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng vô sản, phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu của nông dân và nêu rõ nông dân không thể tự mình giải phóng được mà phải liên minh với công nhân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để phát huy được thế mạnh của mình.

    · Tháng 6/1924, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V. Người phát biểu về các vấn đề dân tộc, thuộc địa (đưa ra nhiều dẫn chứng xác thực về tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa). Người cũng dự đoán Cách mạng Đông Dương sẽ bùng nổ và phát triển chừng nào có người lãnh đạo, tổ chức và QTCS phải cung cấp những người lãnh đạo cho họ. Đề nghị của Nguyễn Ái Quốc đã được Đại hội chấp nhận. Nguyễn Ái Quốc được cử làm ủy viên Bộ Phương Đông và được cử trở lại Trung Quốc, các nước Đông Nam Á để nắm tình hình cách mạng

    + Thời kì ở Trung Quốc (từ cuối năm 1924 đến giữa năm 1927).

    · Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về đến Quảng Châu (Trung Quốc)

    · Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước Việt Nam lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản tờ Thanh niên.

    · Trên cơ sở hoạt động của tổ chức này, nhiều cán bộ cách mạng đã được đào tạo, trang bị lí luận cách mang, trình độ giác ngộ được nâng lên nhiều. Đó là một điều kiên cần thiết để xây dựng chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.

    + Thời kì từ giữa năm 1927 đến đâu năm 1930:

    · Từ 1928 -1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan)

    · Năm 1929, phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Công sản liên đoàn. Tuy nhiên sự công kích, tranh giành ảnh hưởng trang quần chúng của ba tổ chức này đã gây tổn hại cho phong trào cách mạng Việt Nam. Vì thế, một yêu cầu thống nhất các tố chức công sản được đặt ra.

    · Từ 3/2- 7/2/1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức công sản, do Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế công sản triệu tập và chủ trì, đã diễn ra tại Cầu Long (Hông Công). Người đã phân tích tình hình và phê bình những nhận thức lệch lạc. Hội nghị đã đi đến thống nhất các tổ chức công sản ở Việt Nam và lây tên gọi là Đảng Công sản Việt Nam. Các văn kiện đầu tiên, quan trọng của Đảng, gồm Chính cương vắn tất, Sách lược vắn tắt, Điều lệ, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thông qua và được xem như Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Nguyễn Ái Quốc đã đóng góp to lớn vào sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam


    G, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

    - Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929)

    + Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929)

    · Tháng 3/1929. Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời ở 5D Hàm Long, gồm 7 đồng chí (Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trịnh Đình Cứu.)

    · Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Thanh niên, đoàn đại biểu của Hội ở Bắc kì đã đề nghị giải tán Hội và thành lớp một chính đáng công sản ở Việt Nam. Nhưng đề nghị trên không được chấp thuận, họ đã bỏ về nước, ra Tuyên ngôn kêu gọi công nhân, nông dân ủng hộ sự thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Tuyên ngôn nêu rõ:" Phải tổ chức ngay dảng cộng sản thì mới dẫn đạo cho vô sàn giai cấp làm cách mệnh được "

    · Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc kì đã họp Đại hội ở nhà 312 Khâm Thiên (Hà Nội), thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, và ra báo Búa liềm. Tuyên ngôn của Đảng đã giới thiệu khái quát chủ

    Nghĩa cộng sản và chuyên chính vô sản, phân tích tình hình trong nước, quốc tế để từ đó đề ra đường lối cách mạng Đông Dương

    · Sau khi ra đời, Đảng đã phát triển được một số cơ sở và tổ chức của mình như lập Công hội đỏ, Nông hội để vận động, tổ chức công nông đấu tranh Một số chi bộ cộng sản đã ra đời ở khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy.

    + An Nam Cộng sản đảng (7/1929)

    Tháng 7/1929, những đại biểu tiên tiến của Hội Thanh niên ở Nam ki đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận.

    + Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929)

    Trước ảnh hưởng của hai tổ chức đảng trên và Tân Việt cùng phân hóa mạnh mẽ nên một bộ phận tiên tiến trong Tân Việt đã tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Đảng lấy chủ nghĩa Cộng sản làm nền tảng, liên minh công nông binh, thực hành cách mạng vô sản làm cho xứ sở hoàn toàn độc lập, xóa bỏ nạn người bóc lột người, tiến lên cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương.

    - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

    + Sự thông nhất các tổ chức cộng sản và một chính đảng cộng sản ở Việt Nam lúc này là thực sự cần thiết. Trong bức thư của QTCS gửi cho những người cách mạng ở Đông Dương chỉ rõ:" Nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp với tất cả những người cộng sản Đông Dương là sáng lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản.. Đảng ấy phải là một đảng độc nhất ".

    + Trước tình hình như vậy, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã diễn ra từ ngày 3/2 đến 7/2/1930, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, gồm các văn kiện: Chính cương, Sách lược, Điều lệ vắn tắt. Cương lĩnh đầu tiên chỉ rõ đường lối chiến lược (đường lối xuyên suốt toàn bộ cuộc cách mạng của Đảng).

    + Cương lĩnh chính trị này bao gồm 10 nội dung chính sau

    · Tính chất xã hội Việt Nam: Thuộc địa nửa phong kiến, tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là cơ bản nhất.

    · Phương hưởng:" Làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản"(Cách mạng tư sản dân quyền đã bao gồm cách mạng thổ địa, nhưng Nguyễn Ái Quốc tách ra để nhấn mạnh với đông đảo nông dân, thu hút họ hăng hái tham gia cách mạng).

    · Kẻ thù: Đế quốc xâm lược, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng

    · Nhiệm vụ: Chống đế quốc xâm lược, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng

    · Mục tiêu: Giành độc lập dân tộc, tự do dân chủ, người cày có ruộng và giành chính quyền

    Lãnh đạo: Giai cấp công nhân, thông qua bộ tham mưu của mình là đảng cộng sản. Đảng đó phải là đảng kiểu mới (nghĩa là đảng phải theo chủ nghĩa Mác- Lênin và phải liên hệ mật thiết với quầnchúng)

    Lực lượng: Giai cấp công nhân, nông dân là hai động lực chủ yếu của cách mạng. Ngoài ra còn có trung tiểu địa chủ, tiểu tư sản

    Tổ chức: Thành lập liên minh công – nông và trên cơ sở đã thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, do đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo

    Phương pháp: Đấu tranh bằng hình thức từ thấp lên cao, từ đấu tranh kinh tế lên đấu tranh chính trị, khi có thời cơ thì kết hợp với khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

    Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

    + Đánh giá: Cương lĩnh này đã thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc và mang tính dân tộc (qua tên Đảng là Đảng CS Việt Nam), dân chủ (Đề ra thực hiện ngày làm 8 giờ, phổ thông đầu phiếu)

    - Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 và Luận cương chính trị

    + Ban Chấp hành lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ nhất và quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương và cử ra Ban chấp hành chính thức, do đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị cũng thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo. Luận cương còn được gọi là Văn kiện tháng 10. Luận cương có những điểm giống và khác so với Văn kiện thành lập Đảng. Giống nhau vì đều thế hiện những yêu cầu, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin trong đấu tranh giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng có những điểm khác nhau (Bởi vì, văn kiện, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam, còn Luận cương thì vận dụng một cách giáo điều).

    + Những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930

    · Tính chất xã hội: Xác định các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa, nhưng không xác định mâu thuẫn dân tộc là cơ bản nhất.

    · Phương hướng cách mạng: Cách mạng Đông Dương trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Làm tư sản dân quyền cách mạng, giai đoạn 2: Làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội

    · Kẻ thù của cách mạng: Đế quốc xâm lược và địa chủ phong kiến nhưng không nêu bộ phận tư sản lại bản

    · Nhiệm vụ: Chống đế quốc xâm lược và phong kiến

    · Mục tiêu: Như văn kiện thành lập Đảng

    · Lãnh đạo cách mạng: như văn kiện thành lập Đảng

    · Lực lượng tham gia cách mạng: Như văn kiện thành lập Đảng

    · Phương pháp cách mạng: Như văn kiện thành lập Đảng

    · Đoàn kết quốc tế: Như văn kiện thành lập Đảng

    - Ý nghĩa lịch sử việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

    · Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của ba nhân tố: Phong trào yêu nước, phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác-Lênin. Nó là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc, là hệ quả của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt, chứng tỏ giai cấp vô sản Việt Nam có khả năng giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới.

    · Đảng ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước trong vòng mấy chục năm. Đó là con đường cách mạng vô sản thế hiện sự đúng đắn, khoa học. Đây là một bước ngoặt của phong trào giải phóng dân tộc.

    · Đảng ra đời chứng tỏ sự trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây là một bước ngoặt trong phong trào công nhân.

    · Đảng ra đời đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, là một bộ phân của cách mạng vô sản thế giới

    · Đảng ra đời là khâu chuẩn bị tất yếu cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này.


    C, CÂU HỎI ÔN TẬP

    1. Trình bày mục tiêu và tính chất của phong trào yêu nước ở Việt Nam từ năm 1919 – 1930?

    2. Phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ XX ở Việt Nam có những điều gì nổi bật? Ý nghĩa của phong trào này đối với sự phát triển của lịch sử lúc bấy giờ?

    3. Tại sao nói sự ra đời của Đảng Cộng sản là bước ngoặt lịch sử vĩ đại?

    4. Những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

    5. Lập niên biểu về hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái quốc từ 1920- 1930

    6. Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa Văn kiện thành lập Đảng và Luận cương Chính trị 1930

    [CÒN TIẾP]
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...