Tóm tắt hoàn cảnh sáng tác, nội dung các tác phẩm thơ, truyện hiện đại lớp 9 ôn tuyển sinh hay nhất

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trần Quỳnh Giang, 7 Tháng sáu 2021.

  1. Trần Quỳnh Giang

    Bài viết:
    13
    1. NĂM 1948

    * Đồng chí – Chính Hữu

    + Hoàn cảnh sáng tác: Bài "Đồng chí" sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947).

    - Bài thơ được in trong tập "Đầu súng trăng treo"


    + Nội dung

    - Bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc. Bài thơ đã làm sống lại một thời khổ cực của cha anh ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt. Bài thơ khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được.

    * Làng

    + Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn "Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

    + Nội dung: Lòng yêu làng hòa quyện với lòng yêu nước của người nông dân đầu cách mạng tháng tám.


    2. NĂM 1958

    * Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

    + Hoàn cảnh sáng tác

    - Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được sáng tác vào năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Bài thơ là kết quả trong chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh.

    - Bài "Đoàn thuyền đánh cá" được in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng" (1958).


    + Nội dung

    - "Đoàn thuyền đánh cá" là một bài thơ ca ngợi cuộc sống mới, con người mới

    - Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.


    3. NĂM 1962

    * Con cò – Chế Lan Viên

    + Hoàn cảnh sáng tác, nội dung: Bài thơ "Con cò" được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ "Hoa ngày thường - Chim báo bão" (1967) của Chế Lan Viên. Viết "Con cò" nhà thơ thông qua một cánh cò tượng trưng dập dìu trong lời ru, câu hát thể hiện được tấm lòng yêu thương và những mong ước của người mẹ với đứa con còn bé thơ.

    4. NĂM 1963

    * Bếp lửa – Bằng Việt

    + Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ "Bếp lửa" sáng tác vào năm 1963 khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga. In trong tập "Hương cây – bếp lửa".

    + Nội dung

    "Bếp lửa" của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

    5. NĂM 1966

    * Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

    + Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Quang Sáng viết truyện "Chiếc lược ngà" năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì chống Mĩ.

    + Nội dung

    - Truyện "Chiếc lược ngà" đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

    - Truyện còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.


    6. NĂM 1969

    * Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

    + Hoàn cảnh sáng tác: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt.

    - Bài thơ được in trong tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" (1970).


    + Nội dung

    - Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả khắc họa hình tượng người lính lái xe trẻ trung, hiên ngang, dũng cảm, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.

    7. NĂM 1970

    * Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long

    + Hoàn cảnh sáng tác: "Lặng lẽ Sa Pa" được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. In trong tập "Giữa trong xanh" (1972).

    + Nội dung

    - Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

    8. NĂM 1971

    * Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

    + Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn "Nhữngngôi sao xa xôi" viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.

    + Nội dung

    - Truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

    * Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

    + Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" sáng tác năm 1971, khi Nguyễn Khoa Điềm đang công tác ở chiến khu miền Tây tỉnh Thừa Thiên. Đây là những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ được in trong tập "Đất và khát vọng" (1984).

    + Nội dung

    - Bài thơ là khúc hát ru, cũng là lời tâm tình tha thiết của người mẹ Tà – ôi đối với đứa con yêu đang từng ngày lớn lên trên lưng mẹ. Bài thơ bộc lộ tình yêu thương đằm thắm của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu, dù còn gian nan vất vả; đồng thời gửi gắm ước vọng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.

    9. NĂM 1976

    * Viếng lăng Bác – Viễn Phương

    + Hoàn cảnh sáng tác

    - Bài thơ "Viếng lăng Bác" được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là lúc lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Nhà thơ Viễn Phương và đồng bào miền Nam có thế thực hiện mong ước được ra Hà Nội viếng lăng Bác Hồ.

    - In trong tập thơ "Như mây mùa xuân" (1978)


    + Nội dung

    Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam ra thăm lăng Bác.

    10. NĂM 1977

    * Sang thu – Hữu Thỉnh

    + Hoàn cảnh sáng tác

    - Bài thơ "Sang thu" được sáng tác năm 1977.

    - In trong tập "Từ chiến hào đến thành phố".


    + Nội dung

    - Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng nên thơ.. ở vùng đông bằng Bắc Bộ của đất nước.

    - Bài thơ của Hữu Thỉnh đánh thức tình cảm của mỗi người về tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.


    11. NĂM 1978

    * Ánh trăng – Nguyễn Duy

    + Hoàn cảnh sáng tác

    - Bài thơ "Ánh trăng" được sáng tác vào năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.

    - Bài thơ được in trong tập thơ "Ánh trăng".


    + Nội dung

    - Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

    - Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.


    12. NĂM 1980

    * Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

    + Hoàn cảnh sáng tác

    - Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ra đời tháng 11/1980, không bao lâu sau đó nhà thơ qua đời. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt.

    + Nội dung

    - Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

    * Nói với con – Y Phương

    - Ra đời năm 1980, bài thơ như là những lời nói xuất phát từ tấm lòng cha, chứa đựng đầy yêu thương và sự ấm áp, thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, mang đậm chất dân tộc miền núi trong từng câu chữ. Bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mới mở rộng và nâng cao thành tình cảm quê hương, đất nước.

    13. NĂM 1985

    * Bến quê – Nguyễn Minh Châu

    - Truyện ngắn "Bến quê" được in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản 1985.

    -Hết-
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...