Tóm tắt chương I - Đối Tượng, Phương Pháp Nghiên Cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tranhuynh, 1 Tháng năm 2024.

  1. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    Tóm tắt chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin

    Sơ lược: Chủ nghĩa Mác-Lênin được phân thành ba phần chính: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Điều này có nghĩa là nó không chỉ là một lý thuyết về triết học hay kinh tế, mà còn là một hệ thống toàn diện về cách nhìn nhận thế giới, đánh giá xã hội và định hình chiến lược cho cuộc cách mạng.

    Triết học Mác-Lênin cung cấp cơ sở lý luận cho việc hiểu về cách mà xã hội phát triển và tiến hóa. Chủ nghĩa xã hội khoa học tìm kiếm các phương pháp thực tiễn để thúc đẩy sự phát triển xã hội trong hướng đi chủ nghĩa xã hội. Và chúng ta đang học bộ phận thứ 2 cấu thành từ chủ nghĩa Mác chính là Kinh tế chính trị Mác-Lênin tập trung vào phân tích cơ cấu kinh tế và quyền lực chính trị trong xã hội.
    Sơ đồ tư duy toàn bộ chương 1

    [​IMG]

    Tóm tắt nhanh

    1. Sự hình thành và phát triển kinh tế chính trị Mác

    Kinh tế chính trị xuất hiện vào đầu thế kỷ 17 trong tác phẩm chuyên luận về kinh tế chính tri. Có hai giai đoạn:

    + Giai đoạn 1: Cổ đại đến cuối thể kỷ 18

    _ Chủ nghĩ trọng thương (Thế kỷ 15 - cuối thế kỷ 17) Tiêu chuẩn của cải là tiền tệ. Coi ngoại thương là nguồn gốc sự giàu có. Cần tích lũy vàng bạc càng nhiều càng tốt. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và thương mại quốc tế. Đồng thời gây ra chiến tranh thương mại giữa các quốc gia, không chú trọng đến phát triển sản xuất nội địa.

    + Đại biểu: Starfos (Anh), Xeaphuri (Italia), Antoine Montchretien (Pháp),...

    + Đối tượng nghiên cứu: Lĩnh vực lưu thông

    _ Chủ nghĩ trọng nông (Giữa thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 18) Đề cao vai trò sản xuất nông nghiệp, coi trọng tư hữu tư nhân và tự do kinh tế. Coi công nghiệp là cơ sở của sự phồn vinh. Nhà nước cần hạn chế can thiệp vào nền kinh tế. Thúc đẩy cải cách ruộng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp. Góp phần hình thành nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên vẫn thiếu tầm nhìn phát triển công nghiệp và chưa giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.

    + Đại biểu Pháp: Francois Queney, Turgot, Boisguillebert.

    + Đối tượng nghiên cứu: Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

    Kết luận: Vì thế ở giai đoạn 1, chủ nghĩa trọng thương và trọng nông là hai học thuyết kinh tế quan trọng trong giai đoạn đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản. Mỗi học thuyết đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và xã hội.

    + Giai đoạn 2: Thế kỷ 18 đến nay

    _ Lý thuyết kinh tế chính trị Mác: Giá trị lao động cụ thể là thời gian lao động trung bình cần thiết để sản xuất một hàng hóa và thặng dư dựa trên kinh tế chính trị cổ điển Anh. Sau khi Mác qua đời, Lê nin kế thừa bổ sung và chỉ ra đặc điểm kinh tế công nghiệp tư bản giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu 20. Phê phán thị trường tư bản chủ nghĩa vì dẫn đến bóc lột sức lao động và tạo ra bất bình đẳng. Kêu gọi cách mạng xã hội và thiết lập xã hội chủ nghĩa

    + Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi, có liên hệ chặt chẽ với sự phát triển lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng.

    (Nói thêm về kiến thức kinh tế chính trị cổ điển Anh)

    _ Lý luận kinh tế tư sản cổ điển Anh: Giá trị được xác định bởi chi phí sản xuất, bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tô. Thị trường tự do được coi là cơ chế hiệu quả nhất để phân bổ nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy nó ủng hộ thị trường tự do và vai trò hạn chế của chính phủ. Thời kỳ cuối thể kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.

    + Đối tượng nghiên cứu: Bản chất và nguồn gốc của của cải và sự giàu có của các quốc gia như sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự giàu có của các quốc gia, các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như phân công lao động, chuyên môn hóa và tích lũy tư bản, vai trò của thị trường tự do trong việc phân bổ nguồn lực và thúc đẩy cạnh tranh.

    + Đại biểu: Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill,...

    2. Kinh tế học

    Khái niệm: Kinh tế học là một ngành khoa học xã hội nghiên cứu về cách thức con người sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.

    + Quan niệm theo 2 nghĩa về kinh tế chính trị Mác Lê Nin:

    = Nghĩa hẹp: Nghiên cứu 1 phương thức sản xuất cụ thể và kết quả là khám phá ra quy luật kinh tế phương thức ấy. Là nền tảng cho kinh tế học theo nghĩa rộng. Các quy luật kinh tế được phát hiện trong nghiên cứu theo nghĩa hẹp có thể được áp dụng để giải thích các hiện tượng kinh tế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.

    Ví dụ: Nghiên cứu về cách thức hoạt động của thị trường tự do trong nền kinh tế tư bản. Hoặc phân tích các quy luật chi phối giá cả, sản lượng và phân phối thu nhập trong chủ nghĩa xã hội.

    = Nghĩa rộng: Nghiên cứu quy luật đặc thù từng giai đoạn phát triển của sản xuất và trao đổi. Mục tiêu là hiểu rõ quy luật vận động của nền kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử. Xác định những đặc điểm kinh tế nổi bật của mỗi giai đoạn. Cũng như so sánh và đối chiếu mô hình kinh tế khác nhau để rút bài học đáng giá cho tương lai.

    Ví dụ: Nghiên cứu về sự phát triển của kinh tế thị trường từ thời kỳ cổ đại đến nay. Hoặc phân tích các đặc điểm kinh tế của xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

    + 3 phương pháp nghiên cứu cơ bản:

    Phương pháp luận duy vật biện chứng: Đây là phương pháp luận triết học có vai trò nền tảng trong kinh tế học Mác. Coi trọng sự vận động và phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội. Nhấn mạnh mối quan hệ mâu thuẫn và thống nhất giữa các yếu tố trong hệ thống kinh tế. Giúp các nhà kinh tế học Mác hiểu rõ bản chất của các hiện tượng kinh tế và dự đoán xu hướng phát triển của chúng.

    + Ví dụ: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để hiểu rằng giá trị hàng hóa không phải là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa mà là sản phẩm của lao động, để hiểu rằng giá cả hàng hóa biến động theo quy luật cung cầu.

    Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: Sử dụng phân tích logic để xác định mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế. Kết hợp phân tích logic với nghiên cứu lịch sử để hiểu rõ quá trình phát triển của các hiện tượng kinh tế. Giúp các nhà kinh tế học Mác khám phá quy luật vận động của nền kinh tế và xác định nguyên nhân dẫn đến những biến động kinh tế.

    + Ví dụ: Sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử để nghiên cứu quá trình phát triển của lý thuyết giá trị từ thời cổ đại đến nay, nghiên cứu các học thuyết về giá cả trong quá khứ.

    Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Loại bỏ những đặc điểm phi bản chất của các hiện tượng kinh tế để nhận diện bản chất của chúng. Sử dụng các khái niệm khoa học trừu tượng để mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế. Giúp các nhà kinh tế học Mác xây dựng các lý thuyết kinh tế có tính khái quát cao và ứng dụng rộng rãi.

    + Ví dụ: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để xây dựng khái niệm giá trị lao động, xây dựng lý thuyết giá trị thặng dư.

    Kết luận: Ba phương pháp nghiên cứu cơ bản - phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp với lịch sử và phương pháp trừu tượng hóa khoa học - là những công cụ quan trọng giúp các nhà kinh tế học Mác phân tích các hiện tượng kinh tế và xã hội một cách khoa học và khách quan. Nhờ đó, họ có thể khám phá ra quy luật vận động của nền kinh tế và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề kinh tế.

    + 4 chức năng:

    Chức năng nhận thức: Hiểu bản chất đời sống kinh tế xã hội như bản chất của các hiện tượng kinh tế như giá trị hàng hóa, tiền tệ, lợi nhuận, địa tô,... và quy luật chi phối sự vận động như quy luật giá trị, quy luật tích lũy tư bản, quy luật đấu tranh giai cấp,...

    -> Hiểu và áp dụng quy luật kinh tế 1 cách hiệu quả

    Chức năng tư tưởng: Dựng nên cơ sở thế giới quan, cung cấp cho chúng ta một thế giới quan khoa học về xã hội, giúp ta nhìn nhận các hiện tượng kinh tế xã hội một cách đúng đắn; kèm theo việc đấu tranh giai cấp công dân và nhân dân lao động để xây dựng chủ nghĩa cộng sản như phơi bày bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, cổ vũ cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Chức năng thực tiễn: Là việc áp dụng những quy luật kinh tế đã nhận thức vào thực tế. Có quan hệ với chức năng nhận thức.

    -> Giúp chúng ta áp dụng những quy luật kinh tế đã nhận thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Thúc đẩy xã hội theo hướng tiến bộ, văn minh, công bằng

    Chức năng phương pháp luận: Cung cấp nền tảng lý luận cho các ngành khoa học kinh tế chuyên ngành khác như kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, kinh tế quốc tế,...

    -> Phát triển các phạm trù và quy luật kinh tế có tính chất tổng quát, áp dụng nhiều lĩnh vực khác nhau.

    3. Ôn tập chương I

    Câu 1: Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những thành tựu của:

    A. Chủ nghĩa trọng thương

    B. Chủ nghĩa trọng nông

    C. Kinh tế chính trị cổ điển Anh

    D. Kinh tế chính trị tầm thường

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    C. Kinh tế chính trị cổ điển Anh

    Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là gì?

    A. Sản xuất của cải vật chất

    B. Quan hệ xã hội giữa người với người

    C. Quan hệ sản xuất trong mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng.

    D. Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    C. Quan hệ sản xuất trong mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng.

    Câu 3: Ai là người được coi là nhà kinh tế thời kỳ công trường thủ công?

    A. A. Smith

    B. D. Ricardo

    C. W. Petty

    D. R. T. Mathus

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    A. A. Smith

    Câu 4: Ai là người được coi là sáng lập ra kinh tế chính trị tư sản cổ điển?

    A. Smith

    B. D. Ricardo

    C. W. Petty

    D. R. T. Mathus

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    C. W. Petty

    Câu 5: Học thuyết kinh tế nào của C. Mác được coi là hòn đá tảng trong toàn bộ hệ thống lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin?

    A. Học thuyết giá trị

    B. Học thuyết giá trị thặng dư

    C. Học thuyết tích lũy tư sản

    D. Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    B. Học thuyết giá trị thặng dư

    Câu 6: Để nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin có thể sử dụng nhiều phương pháp, phương pháp nào quan trọng nhất?

    A. Trừu tượng hóa khoa học

    B. Phân tích và tổng hợp

    C. Mô hình hóa

    D. Điều tra thồng kê

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    A. Trừu tượng hóa khoa học

    Câu 7: Hoạt động nào của con người được coi là cơ bản nhất và là cơ sở của đời sống xã hội?

    A. Hoạt động chính trị - xã hội

    B. Hoạt động sản xuất của cải vật chất

    C. Hoạt động khoa học

    D. Hoạt động giáo dục, đào tạo

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    B. Hoạt động sản xuất của cải vật chất

    Câu 8: Phương thức sản xuất là sự thống nhất của:

    A. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

    B. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

    C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    D. Cơ câu kinh tế và kết cấu giai cấp xã hội

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    Câu 9: Quan hệ nào giữ vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất?

    A. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất

    B. Quan hệ phân phối sản phẩm

    C. Quan hệ tổ chức quản lý

    D. Không quan hệ nào quyết định

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    A. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất

    Câu 10: Trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố nào?

    A. Người lao động

    B. Tư liệu sản xuất

    C. Khoa học công nghệ

    D. Cả a, b, c

    Đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    D. Cả a, b, c
     
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng năm 2024
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...