Tóm tắt bằng sơ đồ 5 truyền thuyết: Thánh Gióng, Bánh chưng.., Sự tích Hồ Gươm, Sơn Tinh, Con Rồng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 11 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898

    Định hướng: Quy trình viết

    - Bước 1: Đọc hiểu văn bản cần tóm tắt

    + Xác định bố cục của văn bản

    + Xác định các sự việc chính của văn bản

    +Hình dung cách vẽ sơ đồ

    +Tìm từ khóa (ý chính của từng phần hoặc đoạn).

    - Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ

    + Dựa trên các sự việc đã xác định, xác định số ô cần có trong sơ đồ.

    +Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất (hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu) để trình bày nội dung chính của văn bản cần tóm tắt.

    - Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ vẽ

    +Về nội dung

    +Về hình thức, bố c ục bản tóm tắt

    Sơ đồ chung:

    [​IMG]

    Đề tập làm văn, môn Ngữ văn: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung chính của 5 truyền thuyết Thánh Gióng, Bánh chưng, Sự tích Hồ Gươm, Sơn Tinh, Con Rồng..

    Bài làm 1: Văn bản Thánh Gióng

    Định hướng:

    -Nội dung chính: Truyện kể về chiến công đánh đuổi ngoại xâm của người anh hùng làng Gióng. Qua đó, nhân dân ta thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm trong lịch sử.

    - Bố cục (4 phần) :

    + Phần 1 (Từ đầu đến .. đặt đâu nằm đấy ) : Sự ra đời kỳ lạ, khác thường của Gióng

    + Phần 2 (Tiếp theo đến .. cứu nước ) : Gióng đòi đi đánh giặc, cả làng góp gạo nuôi Gióng

    + Phần 3 (Tiếp theo đến.. từ từ bay lên trời ) : Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân

    + Phần 4 (Còn lại) : Gióng bay về trời và dấu tích của người anh hùng Thánh Gióng

    *Các sự việc:

    - Sự việc 1: Thánh Gióng ra đời kì lạ

    - Sự việc 2: Thánh Gióng đòi đi đánh giặc

    - Sự việc 3: Bà con làng xóm góp gạo nuôi Thánh Gióng

    - Sự việc 4: Thánh Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ, ra trận đánh giặc

    - Sự việc 5: Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời

    Sự việc 6: Nhân dân tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, vết tích còn lại của Thánh Gióng

    Sơ đồ tóm tắt

    [​IMG]

    (còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng hai 2022
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Bài làm 2

    Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung chính của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm


    Định hướng:

    * Bố cục: Hai phần

    - Phần 1: Từ đầu đến "không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước" : Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.

    - Phần 2: Phần còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước thanh bình

    *Nội dung chính: Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân trong chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo. Qua đó giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm và thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

    *Các sự việc chính:

    Sự việc 1: Ở vùng Lam Sơn, Lê lợi lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy chống chống giặc Minh nhưng liên tục bị thua.

    Sự việc 2: Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để diệt giặc.

    Sự việc 3: Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm ở dưới nước, chủ tướng Lê Lợi lấy được chuôi gươm ở trên cây.

    Sự việc 4: Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng, gươm thần mở đường cho họ đánh; không còn một tên giặc nào trên đất nước.

    Sự việc 5: Đất nước thanh bình, rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm thần.

    Sơ đồ:

    [​IMG]

    Bài làm 3:

    Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung chính của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

    * Nội dung chính: Truyền thuyết giải thích nguồn gốc và tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết. Qua đó, ca ngợi thành tựu văn minh lúa nước và thể hiện thái độ đề cao lao động, tôn kính tổ tiên của nhân dân ta.

    * Bố cục (3 phần)

    - Phần 1 (từ đầu đến "ta sẽ truyền ngôi cho") : Nhà vua ra quyết định truyền ngôi theo cách khác với các đời vua trong lịch sử

    - Phần 2 (tiếp đó đến "xinh xắn để tượng hình trời") : Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật

    - Phần 3 (phần còn lại) : Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

    *Các sự việc:

    Sự việc 1: Vua Hùng Vương đã già, muốn truyền ngôi cho con, nhưng không biết chọn ai.

    Sự việc 2: Vua ra điều kiện ai dâng mâm cỗ cúng Tiên Vương ngon lành, vừa ý nhất thì sẽ được nối ngôi.

    Sự việc 3: Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng vua cha.

    Sự việc 4: Lang Liêu được thần gợi ý, chàng làm ra bánh chưng, bánh giầy.

    Sự việc 5: Vua cha vô cùng hài lòng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

    Sự việc 6: Từ đó, nước ta có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy.

    Sơ đồ:



    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng hai 2022
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Bài số4: Tóm tắt văn bản Con Rồng cháu Tiên

    Định hướng:


    - Nội dung chính: Từ sự gặp gỡ, nên duyên của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, văn bản lí giải nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt Nam ta.

    - Bố cục: Chia 3 phần

    Phần 1: Từ đầu đến "cung điện Long Trang" : Giới thiệu hai vị thần Lạc Long Quân và Âu Cơ.

    Phần 2: Tiếp theo đến "lên đường" : Chuyện mẹ Âu Cơ sinh nở kì lạ và Lạc Long Quân cùng Âu Cơ chia con.

    Phần 3: Còn lại: Giải thích nguồn gốc Con Rồng cháu Tiên của người Việt Nam ta.

    - Các sự việc:

    + Lạc Long Quân, nòi rồng, con trai thần Long Nữ, sống ở dưới nước, có nhiều phép lạ, sức khỏe vô địch.

    + Thần giúp dân diệt trừ yêu tinh và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.

    + Âu Cơ sống ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

    +Hai người gặp nhau, yêu nhau và kết duyên thành vợ chồng, cùng sống với nhau trên cạn.

    + Nàng Âu Cơ có mang sinh ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ.

    + Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên chia tay Âu Cơ và chia con.

    + 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, 50 con theo mẹ Âu Cơ lên núi.

    + Hễ có việc thì mọi người giúp đỡ lẫn nhau.

    + Con cả của Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

    +Từ đó, nhân dân ta thường xưng là Con Rồng cháu Tiên.

    - Tóm tắt văn bản:

    Bài làm 1:

    Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần nòi rồng, sống ở dưới nước gọi là Lạc Long Quân. Thần giúp dân trồng trọt, chăn nuôi và diệt trừ yêu quái. Ở vùng núi cao, có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng miền đất đã đến tìm thăm. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ, không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi. Vì không quen sống trên cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển, Âu Cơ đem 50 con lên núi. Hai người dặn nhau và hứa hẹn nếu có việc gì thì gọi nhau giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này, người Việt ta từ đó thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

    Bài làm 2:

    Ngày xưa, ở vùng Lạc Việt có một vị thần nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, có sức khỏe vô địch. Thỉnh thoảng thần lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Ở vùng núi cao phương Bắc bấy giờ có nàng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần nghe tiếng miền đât Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và kết duyên vợ chồng. Sau đó, Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng. Từ bọc trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô khỏe mạnh, không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân chia tay Âu Cơ, đem 50 con xuống biển, và dặn khi nào có việc thì giúp đỡ nhau. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

    Bài số 5:

    Tóm tắt văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

    Nội dung chính: Truyền thuyết giải thích nguyên nhân của hiện tượng thiên nhiên lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời văn bản muốn suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

    Định hướng:

    - Nội dung chính: Truyền huyết giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Qua đó, truyện suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

    - Bố cục: Chia 3 phần

    Phần 1: Từ đầu đến "mỗi thứ một đôi" : Vua Hùng thứ mười tám kén rể

    Phần 2: Tiếp theo đến "Thần nước đành rút quân" : Hai vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.

    Phần 3: Còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.

    - Các sự việc:

    +Vua Hùng thứ mười tám có con gái tên Mị Nương.

    +Vua cha muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.

    +Một hôm, có hai vị thần đến cầu hồn. Cả hai đều ngang tài, ngang sức.

    +Vua Hùng không biết chọn ai nên đã ra điều kiện kén rể.

    +Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được rước Mị Nương về núi.

    +Thủy Tinh đến sau không cưới được Mị Nương đùng đùng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh.

    +Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng, Thủy Tinh đã kiệt sức, đành rút quân.

    +Hàng năm, Thủy Tinh vẫn không bỏ cuộc kéo quân đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thua và đành rút quân.

    -Tóm tắt văn bản:

    Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, xinh đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con gái một người chồng xứng đáng. Một hôm, có hai vị thần đến cầu hôn: Một người là vua vùng non cao, một người là vua vùng nước thẳm. Cả hai đều ngang tài. Nhà vua không biết chọn ai nên đã ra điều kiện "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi", ngày mai ai mang lễ vật đến trước được rước Mị Nương. Sáng hôm sau, chàng Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước và được rước Mị Nương về núi. Còn Thủy Tinh đến sau không cưới được Mị Nương nên đùng đùng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức, đành rút quân. Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thua.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...