Tóm lược lịch sử Trung Hoa trong thời Xuân Thu Chiến Quốc?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 23 Tháng bảy 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]



    Tóm lược lịch sử Trung Hoa trong thời Xuân Thu Chiến Quốc?


    * * *

    Từ khoảng hơn một nghìn một trăm năm trước khi đức chúa Giê Su ra đời, ở phía viễn đông xa xôi có một quốc gia gọi là Chu, nhận thấy lãnh thổ mình thực quá rộng lớn, vua Chu liền chia đất đai ra thành nhiều vừng đất nhỏ và cắt cử người cai quản những vùng đất đó dưới danh nghĩa "chư hầu".

    Nếu xếp theo thứ tự, người đứng đầu được gọi là Chu Vương, sau đó là 5 tước vị lần lượt là Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Cả năm được xem là "chư hầu" được chia cho các vùng đất đai để cai trị, đổi lại họ phải có nghĩa vụ cống nạp hàng năm. Từ đó có hàng trăm tiểu quốc lần lượt được thành lập, tất cả đều là "chư hầu" dưới trướng vua Chu.

    Khi ấy vua Chu chỉ cần nắm quyền trung ương tại kinh đô Cảo, có bổn phận phải giúp đỡ che chở các "chư hầu" của mình, giải quyết mâu thuẫn giữa các tiểu quốc mà không cần sử dụng đến vũ lực, nhờ vậy mà hệ thống phong kiến phân quyền của nhà Chu được giữ vững tốt, kéo dài ổn định suốt hơn 300 năm.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cho đến năm 771 trước công nguyên, có một bộ tộc Khuyển Nhung ở phía Tây nổi dậy đem quân đánh vào kinh đô Cảo. Vua Chu chống đỡ không nổi, buộc phải đưa quân sang phía Đông là Lạc Ấp. Lúc ấy Tần Tương Công của tiểu quốc Tần có công đánh đuổi được quân Khuyển Nhung, liền đã được Chu Vương ban cho vùng đất rộng lớn mầu mỡ ở phía Tây. Vẫn thường được gọi là 800 dặm Tần Xuyên, nước Tần từ ấy cũng trở thành một nước lớn.

    Sau sự kiện Chu Vương phải dời đô, lại mất mát đất đai cùng quân đội, quân lực nhà Chu ngày càng suy yếu, các "chư hầu" mỗi ngày lại càng mạnh mẽ và độc lập. Các tiểu quốc cũng ngày một xảy ra các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau, có đến hơn 480 trận chiến lớn nhỏ nổ ra liên miên, hơn 50 nước "chư hầu" bị tiêu diệt và sát nhập. Trong đó nổi lên các bá chủ hùng mạnh như Tấn, Sở, Tề, Ngô, Việt, được xem là các nước mạnh nhất trong số các "chư hầu". Ở giai đoạn này được gọi là thời Xuân Thu, nền văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ và đạt được đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực, tất cả các trường phái triết học cùng tư tưởng lớn đều đồng loạt xuất hiện, được ví như là thời kỳ trăm hoa đua nở vậy.


    [​IMG]

    Điểm qua các trường phái chính phải kể đến là Khổng Tử, nhà sáng lập ra Nho Giáo. Với chiết lý chặt chẽ về chuẩn mực đạo đức, rèn luyện tu dưỡng bản thân để xây dựng đất nước, đề cao chủ nghĩa nhân đạo, có sức ảnh hưởng đến toàn cõi Á Đông.

    Một triết gia khác là Lão Tử, nhà sáng lập Đạo Giáo. Ông cho rằng tất cả vạn vật trong vũ trụ đều có nguồn gốc từ "Đạo", khuyến khích tính khiêm nhường và tẩy chay sự đấu đá quyền lực, đề cao lối sống ung dung thong thả và hài hòa, thuận với vạn vật tự nhiên.

    Một trường phái nữa là Pháp Gia, họ tin rằng bản tính con người vốn độc ác và ích kỷ. Vì thế, cách duy nhất để giữ trật tự xã hội là áp đặt kỷ luật từ trên xuống, tăng cường hệ thống luật pháp và thi hành nó chặt chẽ, họ đặt sự thịnh vượng và lợi ích của quốc gia lên trên các thứ khác.

    Ngoài ra còn có trường phái Binh Gia, đại diện là thiên tài quân sự Tôn Vũ, nổi tiếng với tác phẩm Tôn Tử Binh Pháp. Không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên của lịch sử nhân loại.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Đến cuối thời Xuân Thu, tức năm 494 trước công nguyên, giao tranh nổ ra giữa hai nước "chư hầu" Ngô Việt. Nước Việt bại trận và phải cầu hòa, Việt Vương Câu Tiễn bị bắt sang nước Ngô làm con tin. Sau đấy ông phải chịu mọi điều sỉ nhục để lấy lòng Ngô Vương Phù Sai.

    Một lần Phù Sai bị bệnh Tiễn đến thăm, ông không ngần ngại mà nếm thử phân cùng nước tiểu của Ngô Vương Phù Sai. Thất kinh Ngô Vương hỏi tại sao thì Câu Tiễn đáp rằng: Chỉ cần nếm phân và nước tiểu là có thể đoán được bệnh tình, nếu có vị ngọt tức là bệnh tình nặng lên thực không thể chữa được, nếu vị đắng là bệnh tình đang thuyên giảm. Cảm thấy kỳ lạ nên Ngô Vương liền bảo một Hoàng Tử gần đó cũng nếm thử, nhưng Hoàng Tử nhăn mặt không chịu. Thấy vậy thì Phù Sai than rằng: Thân như Cha Con mà cũng không bằng một thần tử, chính việc này đã khiến Phù Sai rất cảm động và cho rằng Câu Tiễn đã thực lòng quy thuận mình, nên 3 năm sau thì thả Câu Tiễn về nước. Sau khi về được nước Việt, bề ngoài thì Câu Tiễn giả vờ phục tùng, đều đặn triều cống cho Ngô Vương, nhưng bên trong lại không thể quên được mối thù cướp nước. Thế là ông ta ngày đêm luyện tập quân đội, tích trữ quân lương, khơi gợi đoàn kết dân chúng, lại năm được nhược điểm của Phù Sai là hoang dâm háo sắc, Câu Tiễn bèn dâng một mỹ nhân là Tây Thi sang nước Ngô làm gián điệp. Đến khi thời điểm đã chín mười, Câu Tiễn mang quân đánh úp nước Ngô, Phù Sai thua trận liên tục phải xin cầu hòa nhưng không được chấp nhận liền đã tự sát. Câu Tiễn dùng mưu ẩn nhẫn lại diệt được Ngô, thanh thế vang trấn khắp nơi, được "chư hầu" thiên hạ công nhận là bá chủ mạnh nhất miền Đông.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Còn xa hơn ở phương Bắc, nước Tấn xưa nay vẫn được coi là mạnh nhất, bá chủ Trung Nguyên. Tuy nhiên càng về sau thì quyền lực của các vị vua Tấn lại càng bị giảm sút. Nước Tấn dần rơi vào sự kiểm soát của 6 dòng họ lớn, các cuộc nội chiến giành quyền lực nổ ra liên tiếp lại càng khiến nhà Tấn càng thêm suy yếu. Đến năm 403 trước công nguyên, với sự đồng ý của vua Chu, nước Tấn liền bị chia ra làm 3 nước nhỏ là Hàn, Ngụy, Triệu, còn được gọi là Tam Tấn. Sự kiện này cũng chính đánh dấu sự kết thúc của Xuân Thu và bắt đầu bước vào thời kỳ Chiến Quốc. Các nước lớn xưng Vương, chính thức hóa sự độc lập của các nước "chư hầu", gạt bỏ vua Chu ra khỏi vị thế độc tôn.

    [​IMG]

    Lúc này ở nước Tân chiêu mộ được vị quan theo trường phái Pháp Gia, tên là Thương Ưởng đến từ nước khác. Ông ta bắt đầu đưa ra các cải cách mang tính cách mạng, biến Tần từ một nước lạc hậu thành nước có vị thế hơn hẳn các nước còn lại, ông cũng cho ban hành bộ máy pháp chế nghiêm ngặt để quản lý dân chúng chặt chẽ, cũng có luật thưởng phạt giành cho quân đội vô cùng phân minh. Hễ dân đen mà có chiến công liền được thăng quan tiến chức, còn quý tộc nào vô dụng liền bị hạ xuống làm dân thường. Cũng chính điều này đã tạo nên một nước Tần vô cùng hùng mạnh, còn say mê chiến tranh xâm lấn, đem quân chinh phạt khắp nơi, mở mang bờ cõi rộng lớn.

    Tuy nhiên những chính sách mới đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến giới quý tộc, nên Thương Ưởng bị nhiều người căm ghét và trả thù. Quả nhiên ông làm tướng quốc ở Tần được 10 năm thì bị hãm hại rồi mang ra xé xác.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Trở lại phía Nam, nhà Việt ngày càng suy yếu mà đánh rớt mất ngôi bá chủ. Đến năm 334 trước công nguyên, quân Việt ồ ạt tấn công nước Sở. Nhưng bị Sở phản công rồi đánh bại và chinh phục hoàn toàn nước Việt.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cho đến bấy giờ Trung Hoa chỉ còn lại có 7 cường quốc chủ đạo, thiên hạ còn gọi với tên "chiến quốc thất hùng". Vào năm 260 trước công nguyên, một trận đại chiến kinh thiên động địa đã nổ ra ở Trường Bình giữa Tần và Triệu. Kết quả quân Tần thắng lợi, thẳng tay tàn sát 450 nghìn hàng binh nước Triệu chỉ trong một đêm. Nước Triệu bị thiệt hại nặng nề, sự mất mát lớn về nhân lực cũng như kinh tế khiến cho nhân dân căm phẫn. Vì sự kiện này mà một vị Hoàng Tử nước Tần là Doanh Dị Nhân bị gặp nguy hiểm đến tính mạng ở nước Triệu. Cũng thật bất ngờ lúc này, một doanh nhân Lã Bất Vi xuất hiện, ông ta quyết định đi một nước cờ đầu tư đầy mạo hiểm, không tiếc tiền của cùng bao tâm tư công sức mà giúp cho Dị Nhân về được nước Tần. Cuối cùng cả hai thành công trốn thoát được về nước Tần, sau Doanh Dị Nhân lên nối ngôi trở thành Tần Vương, còn Lã Bất Vi liền được phong làm Thừa Tướng, có quyền lực dưới một người mà trên cả vạn người, có thể nói đây là thương vụ đầu tư có lời xuất sắc vào chính quyền quốc gia đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

    Dị Nhân làm vua mới được 3 năm thì bệnh nặng mà mất, ông để lại ngai vàng cho người con trai mới 13 tuổi là Tần Doanh Chính chấp quản, nhưng theo lời đồn đoán rằng, Lã Bất Vi mới thực chất là cha đẻ của Hoàng Đế Doanh Chính, nên sau này quyền lực nước Tần toàn bộ rơi vào tay của Vi. Tuy nhiên chỉ sau 9 năm thì Doanh Chính nhanh chóng giành lại quyền lực, đồng thời trừ khử diệt luôn cả Lã Bất Vi lẫn người mẹ của mình, có tiếng là vị vua tàn bạo bậc nhất Trung Quốc.


    [​IMG]

    Trong giai đoạn này dưới trướng của Doanh Chính lại có sự phò trợ của những người tài như Hàn Phi, Úy Liêu, Lý Tư, Vương Viễn. Doanh Chính còn tung ra chiến thuật "viễn giao cận công" vô cùng bá đạo để đánh phá từng nước một. Trong vòng chưa đầy 10 năm nước Tần lần lượt thôn tính từng nước là Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên và Tề, thành công tiêu diệt 6 nước thống nhất Trung Hoa, chính thức lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bắt đầu áp dụng cải cách toàn diện, thi hành vô số chính sách hà khắc tàn bạo, dập tắt tự do ngôn luận bằng cách đốt sách và chôn sống các nho sĩ, đồng thời còn huy động hàng vạn nhân công đi xây dựng vạn lý trường thành, ông ta tiếp tục trị vì đất nước đến năm 49 tuổi thì mất, đến đời con ông là Tần Nhị Thế tiếp quản thì mất nước, nhà Tần chính thức diệt vong. Lúc này Trung Quốc rơi vào cuộc chiến Hán Sở tranh hùng.

    * * *HẾT* * *

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
    chiqudollAquafina thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...