Tokbokki là gì? Kirum tokbokki là gì? Tokbokki hiện tại được chế biến từ món bánh gạo mang tên garaetteok xào cùng nhiều thành phần khác như thịt bò, giá đỗ, hành, nấm, cà rốt, hành tây, chả cá.. và tương ớt cay (được gọi là gochujang), vì vậy tokbokki thường rất cay và ngon hơn khi ăn nóng rất thích hợp với thời tiết giá lạnh của Hàn Quốc Tokbokki tiếng hàn là 떡볶이: Bánh gạo xào cay Những chiếc bánh gạo được làm từ bột gạo trắng muốt. Tokbokki làm từ gạo gì? Được làm từ bột gạo hòa với nước và một số gia vị truyền thống, người đầu bếp sẽ nặn Tokbokki thành những thanh bột dài, sau đó cắt nhỏ hoặc thái lát mỏng. Những miếng bánh gạo nhỏ xinh là món ăn đường phố được giới trẻ yêu thích. Thế nhưng ít ai biết món ăn này có nguồn gốc từ hoàng tộc. Rất nhiều công thức chế biến được tạo nên từ miếng bánh này, nên bạn sẽ không bao giờ thấy ngán dù đã thử qua vài chục món bánh gạo khác nhau. Trong ẩm thực xứ Hàn, tokbokki được xếp vào 5 món ăn cay nhất. Có lẽ vì vậy mà nó có sức hấp dẫn kỳ lạ không chỉ với người dân Hàn Quốc mà còn chinh phục các thực khách bốn phương. Nếu không thích vị cay của ớt, một loại tokbokki khác có tên gọi là ganjang tokbokki sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Loại này được làm từ bánh gạo không cay với màu sắc nhạt hơn, thường được gọi tên là bánh gạo nếp xào Hoàng Gia. Ganjang tokbokki có lịch sử từ thời kỳ Chosun (1382 – 1910). Người ta dùng bánh tteok xào cùng thịt và rau xanh cùng với dầu đậu nành. Sự xuất hiện của món ăn này được mô phỏng trong vở kịch "Dae Janggum" với cảnh nàng Janggum nấu và dâng món tokbokki lên nhà vua. Đó cũng là nguồn gốc tên gọi món bánh Hoàng Gia. Tuy nhiên ngày nay, tokbokki vị cay (gochujang tokbokki) lại được nhiều người yêu thích và phổ cập rộng rãi hơn. Được làm ra lần đầu vào những năm 1950 từ một người phụ nữ bán đồ ăn trên phố, bà đã kết hợp tương ớt gochujang với món tokbokki truyền thống tạo nên hương vị mới lạ và được nhiều người đón nhận. Sau đó thì tokbokki dần hoàn thiện như hiện nay, được biến tấu với nhiều nguyên liệu hơn bên cạnh nguyên liệu chính là rau và tương ớt, người ta thêm hải sản, thịt, cá ngừ.. Bánh tteok dùng để xào cũng được sử dụng nhiều loại hơn với màu sắc, khẩu vị khác nhau tùy theo sở thích của người ăn. Tokbokki được thêm thắt nhiều nguyên liệu tạo sự hấp dẫn. Thuyết minh về tokbokki Ngày nay tokbokki đã trở thành một món ăn nhanh được bày bán ở khắp các quầy hàng trên đường phố Hàn Quốc và đã du nhập tới Việt Nam. Dạo quanh một số nhà hàng Hàn Quốc ở các thành phố lớn trên Việt Nam hiện nay, món bánh gạo cay tokbokki được yêu thích nhất vì sự mới lạ, hấp dẫn của nó. Món ăn nổi tiếng là "rất cay" này bao gồm những miếng bánh gạo dài thái nhỏ kèm chả cá và nước sốt chua ngọt, kim chi. Một chút cay cay của nước xốt, cộng thêm chút bùi, chút béo của bánh gạo, chút dai của chả cá. Thưởng thức món ăn vào những ngày mưa thì còn gì hấp dẫn bằng, bạn sẽ không thể quên món ăn đơn giản nhưng đậm nét văn hóa Hàn này. Còn nếu có cơ hội du lịch Hàn Quốc, chắc chắn bạn nên thử một lần thưởng thức hương vị đặc biệt của món ăn hấp dẫn này. Cách Làm Tokbokki Phần nguyên liệu làm bánh gạo gồm có: Bột gạo: 330gr Nước: 360ml Dầu mè: 5ml - có thể thay thế bằng dầu ăn. Muối: 1 muỗng cafe Phần nguyên liệu làm Tokbokki gồm có: Bánh gạo: 600gr Nước dùng gà: 4 chén (bạn có thể mua viên nấu nước dùng vị gà ở siêu thị về nấu thành nước dùng) Bánh cá mỏng của Hàn Quốc: 4 miếng (bạn có thể mua ở siêu thị, nếu không mua được có thể thay thế bằng da đậu hũ) Tương ớt Hàn Quốc Gochujang: 1 muỗng Bắp cải: 1/4 bắp Hành boa rô: 1 cây Tỏi: 1 củ Ớt bột: 1 muỗng cafe Mè rang: 1 muỗng Dầu ăn, nước tương, đường Sơ chế nguyên liệu làm Tokbokki: Hành boa rô làm sạch, đem rửa sạch và xắt lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Bắp cải rửa sạch và xắt sợi nhỏ. Bánh cá (hoặc da đậu hủ) cắt thành miếng vuông sao cho vừa ăn. Các bước làm món Tokbokki: Bước 1: Làm bánh gạo Đầu tiên, bạn bột vào thau, thêm 1 chút xíu muối và 360ml nước vào trộn đều, cho bột ngậm đủ nước. Dùng tay nhào bột thật kỹ cho bột dẻo lại. Sau đó, cho bột đã nhào vào xửng để hấp. Thời gian hấp khoảng 20 phút là bột chín. Trong khi hấp, để tránh nước rơi vào bột, bạn nên lót một lớp vải trên nắp xửng để thấm nước nhé. Khi bột chín, lấy ra và tiếp tục nhào kỹ thêm 10 – 15 phút là được. Tiếp theo, xoa 1 lớp dầu ăn mỏng lên tay rồi lăn bột thành một thanh tròn dài. Lấy dao cắt bột thành khúc dài bằng 2 đốt ngón tay là đẹp. Bước 2: Làm Tokbokki Cho bánh gạo vừa mới làm vào thau nước để nguội, ngâm khoảng 1 tiếng, vớt ra, để ráo. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể trụng sơ bánh gạo với nước sôi khoảng 10 giây, vớt ra xả liền dưới vòi nước lạnh, rồi để ráo. Cách làm này giúp bánh gạo thêm chắc, không bị bở, khi ăn sẽ thấy bánh dai và dẻo. Cho vào chén 1 muỗng ớt Gochujang, 1 muỗng cafe ớt bột, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng cafe đường vá 1 muỗng nước, tất cả trộn đều, để riêng. Bật bếp để lửa to, cho vào nồi 4 chén nước dùng gà vào đun sôi. Khi nước sôi cho tất cả hỗn hợp ớt Gochujang đã pha chế ở trên vào, khuấy đều cho tan. Nếu nước nổi bọt, vớt hết bọt cho đến khi nước trong. Tiếp theo cùng cách làm tokbokki nào, bạn cho bánh cá vào nấu khoảng 2 – 3 phút thì cho tiếp bánh gạo vào nấu (vì bánh cá lâu chín hơn bánh gạo). Nếu bạn thay bánh cá bằng da đậu hủ thì cho cùng lúc bánh gạo và da đậu hủ vào nấu cùng một lúc. Khi nước sôi bùng lên lần nữa thì khuấy nhẹ để bánh gạo không bị dính vào nồi. Khuấy đều tay trong 5 phút, khi nước cạn còn khoảng 1/3 nồi là được. Cho tiếp bắp cải vào, tiếp tục khuấy đều và nhẹ tay đến khi nước dùng sánh đặc, bám quanh thân bánh gạo là có thể tắt bếp. Cho bánh gạo cay Tokbokki ra đĩa, rắc thêm mè rang và một vài lát hành boa rô lên bề mặt bánh gạo. Dùng khi còn nóng.