Tôi Là Ai - Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu? - Richard David Precht

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Ngô Phương Thảo, 15 Tháng tư 2020.

  1. Ngô Phương Thảo

    Bài viết:
    68
    Chương 9

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phần Hai

    Tôi nên làm gì?


    Paris

    Cái lầm của Rousseau

    Tha nhân có cần cho chúng ta không?


    Trong một đài phát thanh mà tôi thỉnh thoảng cộng tác có một bà già giữ cửa với vẻ mặt hốc hác. Bà nổi tiếng về thái độ bất thân thiện của mình. Hẳn bà là một người rất cô đơn. Thay vì tỏ ra vui vẻ và dễ tính, bà làm cho mọi người khó chịu vì cái bướng bỉnh của bà. Nhưng mỗi khi thấy thằng con trai Oskar của tôi, bà như đổi tính hoàn toàn. Mắt bà long lanh, khuôn mặt rạng rỡ, ôm lấy Oskar hôn lấy hôn để. Xem ra không có gì có thể cản được niềm vui của bà khi nhìn thấy thằng bé. Khi chúng tôi từ giã ra về, hạnh phúc vẫn còn tràn ngập con người bà.

    Tôi không biết một chút gì về cuộc sống riêng tư của bà. Nhưng chắc chắn bà không có nhiều bạn bè. Hẳn bà phải cô đơn lắm, dù có công ăn việc làm. Người ta có thể đánh giá là tình cảnh sống của bà hẳn nặng nề lắm, chẳng có gì vui. Nhưng tôi liên tưởng ngay tới một người, người duy nhất có một đánh giá hoàn toàn ngược lại, đó là triết gia Jean Jacques Rousseau.

    Rousseau là một đầu óc ngược đời hiếm có. Cậu sinh năm 1712 ở Genève (Thụy-sĩ), lúc nhỏ học nghề với một người thợ chạm khắc. Nhưng chẳng được bao lâu, cậu bỏ học đi lang thang. Cậu nhất mực muốn thành nhạc sĩ, nhưng ngặt chẳng biết chơi một nhạc cụ nào hết. Xuất phát từ những giấc mơ, cậu tạo ra một hệ thống nốt nhạc mới, mà rồi chẳng ai quan tâm gì tới cả. Đành bỏ, lang thang rày đây mai đó, sống đa phần nhờ sự giúp đỡ của các phụ nữ. Là vì tuy dở hơi, nhưng cậu có một bộ mã với những lọn tóc đen và đôi mắt to màu xám trông rất bắt. Rousseau chẳng bao giờ ở một chỗ. Tại Paris, anh làm quen với những đầu óc khai sáng thời đó, nhưng cũng chẳng mặn mà gì với họ.

    Vào một ngày tháng 10 năm 1749, lúc đó anh 37 tuổi, cuộc đời anh bỗng đổi hẳn, về sau anh kể lại, đó là ngày (giác) ngộ thật sự của mình. Biến cố „Illumination "(ngộ) xẩy ra trên một con đường làng. Hôm đó nhà phê bình âm nhạc lông bông đang đi từ Paris về lâu đài Vincennes nằm phía đông nam Paris. Trong những năm này, tòa lâu đài biến thành nhà tù, giam giữ một số người rất nổi tiếng, chẳng hạn như bá tước Mirabeau, hầu tước de Sade và nhà khai sáng Diderot. Rousseau muốn tới thăm Diderot, vì anh có viết những bài ngắn cho cuốn từ điển bách khoa Encyclopédie của Diderot. Trên đường tới Vincennes, không biết ở quãng nào, anh vớ được một số báo Mercure de France, tờ báo có nhiều ảnh hưởng ở Paris lúc đó. Tờ báo có đăng một câu hỏi có thưởng do Académie Dijon đặt ra: „Phải chăng việc tái tạo các khoa học và nghệ thuật sẽ giúp thanh tẩy các phong tục tập quán?" Về sau, Rousseau tả lại phản ứng của mình trong một lá thư với giọng điệu sôi nổi và đầy vẻ truyền giáo. Rousseau chẳng phải là loại người khiêm tốn và dè dặt:

    „Câu hỏi của Académie Dijon hiện ra trước mắt tôi, nó là cơ hội cho cuốn sách đầu tiên của tôi ra đời. Nó khơi lên trong tôi một chuyển động giống như một soi sáng đột ngột. Đùng một cái trí óc tôi sáng lên như được chiếu tỏa bởi hàng ngàn tia sáng; tôi bị tràn ngập bởi không biết bao nhiêu những tư tưởng đầy sức sống, mạnh mẽ và choáng ngợp khiến tôi rơi vào một trạng thái rối loạn không thể tả. Đầu tôi lâng lâng như đang say. Trống ngực đập đến nghẹt thở; tôi không còn thở được nữa và nằm vật ra dưới một gốc cây bên đường. Suốt nửa tiếng đồng hồ tôi ở trong trạng thái ngây ngất, khi đứng được dậy thì áo vét đã ướt đẫm nước mắt. Trời ơi, giá như hôm đó tôi đã có thể viết ra được một phần tư những gì đã đến với tôi dưới gốc cây, thì tôi đã có thể trình bày những mâu thuẫn của trật tự xã hội cách rõ ràng cụ thể biết chừng nào, thì tôi đã có thể chứng minh việc con người mang bản chất tốt, nhưng chỉ vì ảnh hưởng xã hội mà nó đã trở nên xấu cách rõ ràng chắc chắn biết chừng nào. Trong tác phẩm chính của tôi, tôi chỉ ghi lại được đây đó một vài chân lí lớn đã đến với tôi trong vòng một khắc đồng hồ dưới gốc cây hôm đó, nhưng những tư tưởng ghi lại này không còn uy lực như khi chúng đang tới. Bằng cách đó, tôi gần như cực chẳng đã và bất ngờ trở thành văn sĩ ".

    Biến cố ngộ của Rousseau đã là một điều nổi tiếng. Câu trả lời bất ngờ của anh cho Viện Dijon lại càng nổi tiếng hơn, nội dung trả lời này chắc chắn ngược lại sự chờ đợi của người đặt ra câu hỏi. Câu trả lời của anh phù hợp hoàn toàn với tâm tính thích tranh cãi của anh. Anh trả lời ‚không' cho câu hỏi đưa ra với lập luận rằng, văn hóa và xã hội không làm con người tốt hơn, trái lại làm nó ra xấu hơn. „Chẳng cần minh chứng, cứ nhìn qua kinh nghiệm đau buồn hàng ngày cũng đủ biết là con người xấu; nhưng tôi tin mình chứng minh được bản chất con người là tốt. Người ta có thể ca ngợi xã hội loài người chừng nào người ta muốn, nhưng cũng không vì thế mà chối cãi được rằng, xã hội đó nhất thiết đưa con người đến chỗ ghét bỏ nhau, một khi có sự va chạm quyền lợi của họ".

    Tập sách của Rousseau về ảnh hưởng xấu của văn minh trên con người đã gây chấn động lớn. Anh thắng giải. Một sớm một chiều, Rousseau trở thành ngôi sao chói lọi. Cái gì làm cho anh nổi tiếng? Theo anh, „bản chất "con người là hiền lành, hòa thuận và tốt. Nhưng nhìn đâu người ta cũng thấy lừa đảo, chém giết và chết chóc. Như vậy câu hỏi đặt ra: Cái xấu do đâu mà đến? Câu trả lời của Rousseau thật khiêu khích. Anh coi con người, tự bản chất, không phải là loài sống kết đoàn tập thể. Cũng như các loài thú khác, trong khung cảnh sống hợp với thiên nhiên, con người cũng không muốn tranh cãi nhau. Họ thích tránh đụng độ, và bên cạnh bản năng sinh tồn, họ có một tình cảm mạnh duy nhất khác, đó là lòng thương xót tha nhân. Nhưng tiếc rằng con người không thể chỉ sống hiền lành và hòa thuận. Các ngoại cảnh, chẳng hạn như các thiên tai, buộc họ phải sống chung với nhau. Nhưng sống chung khiến con người đâm ra cạnh tranh nhau. Họ trở thành nghi kị và ganh ghét lẫn nhau. Khi phải so đo với nhau, lòng yêu chính mình chuyển thành lòng ích kỉ quá độ. Và các trực giác tự nhiên như „lòng yêu điều thiện" bị vô hiệu.

    Cuốn sách gây phẫn nộ. Đa số các nhà khai sáng đều chia sẻ sự phê bình của Rousseau về xã hội phong kiến thời đó ở tây phương. Giữa thế kỉ 18, trong khi tầng lớp quý tộc sống trong ăn chơi thừa thãi, những người nông dân phải sống trong đói rét thiếu thốn. Nhưng chẳng có mấy ai đồng í với luận điểm cho rằng, văn hóa và xã hội đã làm cho con người trở nên xấu. Các nhà văn của thời Khai sáng thích nghệ thuật và lễ hội, và họ ca ngợi và yểm trợ sự tiến bộ của các khoa học. Chính khoa học sẽ là phương tiện giúp tầng lớp trung lưu thành thị giải phóng khỏi sự cai trị của quý tộc. Thay vì chống lại lối sống phong kiến dẫy đầy quanh mình, các nhà khai sáng mơ về một xã hội tri thức sẵn sàng cho những cuộc trao đổi luận bàn.

    Rousseau mạnh mẽ và giận dữ biện minh cho mình. Ông là một nhà văn nhiều năng khiếu, và nhiều cuốn sách của ông đã trở thành vô cùng nổi tiếng. Ông là triết gia được đề cập tới nhiều nhất trong tầng lớp học thức ở Âu châu thời đó. Dĩ nhiên ông không thể tránh khỏi những phê bình. Tình hình càng lúc càng trở nên khó khăn, khiến ông phải di chuyển khắp nơi trong Âu châu, nhưng vừa đến đâu là tạo ngay ra những cuộc cãi vã ở đó. Và ông cũng chẳng phải là một người cha gia đình gương mẫu. Các con ông lần lượt được đưa vào viện mồ côi và có lẽ đều đã chết ở đó. Trong những năm cuối đời, Rousseau trở nên ngược đời đến nỗi muốn lấy ngay chính cuộc sống của mình để chứng minh thuyết của mình. Ông giam mình cô độc trong lâu đài Ermenonville gần Paris chỉ để gom góp và xác định các loài thảo mộc.

    Phải chăng tất cả những điều khẳng định khi còn sinh thời của ông đều đúng? Con người tự bản chất là tốt? Và con người có thể sống hạnh phúc mà chẳng cần tới tha nhân nào cả? Con người sống một mình có hạnh phúc hơn, hay họ có được hạnh phúc hơn nếu sống chung với người khác, câu hỏi này thực ra không phải là một câu hỏi triết học. Câu hỏi này thuộc Tâm lí học. Và từ lâu nó đã chẳng được quan tâm nghiên cứu. Chỉ vào thập niên 1970' mới có một môn học mới ra đời, đó là môn „Nghiên cứu về cô đơn ". Người lập ra nó là giáo sư Robert Weiss, thuộc đại học Massachusetts ở Boston. Ông cho rằng, cô đơn là một trong những vấn nạn lớn nhất của xã hội, đặc biệt trong những thành phố lớn. Phải chăng những người không phải đụng chạm với tha nhân là những kẻ hạnh phúc?

    Weiss tin chắc không phải như thế, và ông khẳng định, Rousseau đã hoàn toàn lầm. Những người cô đơn đau khổ, vì họ chẳng được ai hoặc được quá ít người quan tâm tới mình. Cái đau khổ nhất nơi họ, là vì họ chẳng được ai thương cảm. Sự kiện này trước đây người ta đã biết và ai ai trong chúng ta cũng đều nghĩ như thế. Nhưng Weiss còn đưa ra một nhận xét còn gay cấn hơn nhiều: Bực tức hụt hẫng vì thiếu thương cảm của người khác trao cho mình là một; mà đau khổ vì mình không thể thương cảm được người khác lại là mười. Không được người khác yêu mến đã là khốn rồi, nhưng không có ai để cho mình yêu mến lại càng khốn nạn hơn! Giáo sư Weis giải thích điều đó qua sự kiện nhiều ông bà già cô đơn cứ kè kè bên mình một con chó hay con mèo, và coi chúng như là đối tượng yêu thương thay thế cho người yêu của họ.

    Và chính điểm này khiến tôi nhớ lại bà già giữ cửa của chúng tôi. Bà hạnh phúc với đứa con của tôi, dù nó chẳng quan tâm gì tới bà hay chẳng yêu bà gì cả. Xem ra bà chỉ cần có thể vồn vã với nó, sờ được nó và vuốt ve nó với những lời khen là đủ. Yêu một người khác, hay để tâm tới một người khác, cũng là một cách gián tiếp tự làm cho mình một điều gì đó tốt đẹp. Thuyết hạnh phúc trong cô độc một mình của Rousseau như vậy là sai từ căn bản.

    Con người, như tất cả mọi loài có vú khác không trừ ai, tự bản chất mang tính xã hội. Trong hơn 200 loài khỉ, chẳng có loài nào sống hoàn toàn một mình. Dĩ nhiên có người này nhiều xã hội tính hơn người khác, nhưng ai hoàn toàn sống biệt lập, kẻ đó rõ ràng mang tâm lí bệnh hoạn. Có thể là vì người đó bị hụt hẫng và thất vọng. Vì thế người đó không còn hành xử như người „bình thường" nữa. Những người bình thường đi tới với người khác, vì họ thích người khác (có khi thích nhiều có khi thích ít). Họ làm như vậy, vì cái sở thích người khác đó làm cho chính họ vui. Là vì một cuộc sống chỉ biết tù túng trong bốn vách tường, tất nhiên sẽ dẫn tới thui chột nhân cách. Nhiều người cô độc có một cái gì đó như bệnh sợ chỗ (ngồi) trong cuộc sống của họ. Họ co rút vào một thế giới rất hẹp, trở nên cứng đơ bất động và không còn phản ứng thích hợp được với các ảnh hưởng từ bên ngoài. Vì thiếu khả năng so sánh với những cảm nhận của kẻ khác, nên họ có nhiều xét đoán sai về người khác và về chính họ.

    Sẵn sàng trao đổi với kẻ khác và lo lắng cho kẻ khác là lối thoát ra khỏi sự tự giới hạn của mình. Làm một cái gì cho tha nhân là điều quan trọng cho tâm linh mình. Chẳng hạn ai đi tìm một món quà đẹp và thấy ra được niềm vui của người nhận quà, người đó đồng thời cũng đang tặng quà cho chính mình. Niềm vui trao tặng cũng như niềm vui làm điều tốt là một cái gì rất cũ. Nó bắt nguồn ngay từ cội rễ loài người. Nhưng do đâu mà có sự thích thú sống với người khác, từ đâu nẩy sinh lòng sẵn sàng giúp đỡ tha nhân và niềm vui làm điều thiện? Có phải điều này cũng có nghĩa là con người tính bản thiện, như Rousseau nói? Phải chăng Rousseau có lí, ít nhất là ở điểm này?

    •Cây kiếm của người giết rồng. Tại sao chúng ta giúp đỡ kẻ khác?
     
    Ngọc Thiền SầuGill thích bài này.
  2. Ngô Phương Thảo

    Bài viết:
    68
    Chương 1o

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Madison

    Cây kiếm của người giết rồng.

    Tại sao chúng ta giúp đỡ kẻ khác?


    Cảnh tượng quá khó hiểu. Khi ba tay kia xuất hiện và tấn công Phao (Fawn), những đứa chung quanh đớ ra đứng nhìn. Tất cả khiếp sợ, bất động đứng yên. Ba tên đánh đập và cắn Phao. Phao là một cô bé yểu điệu, và ba tay kia có thân hình lớn trội hơn Phao nhiều. Nhưng đã không một ai nhảy vào can thiệp. Cuộc trấn đánh bất cân bằng và dữ dằn. Thỉnh thoảng ba tay tấn công hằm hằm nhìn về mẹ và chị của Phao. Còn Phao hoàn toàn rơi vào hoảng loạn vì sợ. Sau một lúc, hết còn thích đấm đá nữa, bọn kia rút êm. Chúng để Phao nằm dài trên đất. Em nằm đó, la hét một hồi lâu, rồi bất thần bật dậy bỏ chạy. Về sau người ta thấy em xuất hiện co ro ngồi đó, dáng thẫn thờ thảm hại. Người chị bước lại gần bên, choàng tay lên vai em. Thấy Phao bất động chẳng phản ứng gì, chị kéo kéo giật giật nhè nhẹ như muốn đánh thức em, rồi lại ôm lấy em.

    Cuối cùng hai chị em ôm nhau vuốt ve.

    Cảnh tượng thê lương đó là chuyện có thật. Nó xẩy ra trong những năm 80' tại Madison, bang Wisconsin, nhưng cảnh sát đã không tới để lập biên bản, và báo chí cũng chẳng đăng tải một lời. Chỉ có một người Hòa-lan, ông Frans de Waal, là người chứng kiến, và về sau ông đã thuật lại câu truyện. De Waal là một nhà nghiên cứu động thái. Cuộc tấn công Phao xẩy ra trong „Trung tâm nghiên cứu quốc gia về các loài động vật có vú tại Wisconsin ", và Phao, gia đình em và mấy tay hung hãn kia tất cả đều thuộc giòng họ nhà khỉ mũi dẹt (Rhesusaffe).

    Từ 30 năm nay de Waal nghiên cứu về khỉ. Thoạt tiên anh theo dõi các chú vượn trong sở thú tỉnh Arnheim và khám phá ra chúng có những động thái lạ. Vượn là loài có rất nhiều tính xã hội. Chúng sống bầy đàn. Điều này ngày nay đứa trẻ nào cũng biết, nhưng vào thời de Waal bắt đầu nghiên cứu thì chưa mấy ai biết được sự kiện đó. Anh nhận thấy loài vượn biết đánh lừa, dối gạt và lừa đảo nhau. Nhưng chúng cũng tỏ ra dễ thương, quấn quýt nhau và có những tương giao xã hội phức tạp với nhau. Cuốn sách anh viết về các cô chú vượn ở Arnheim mang tựa đề Wilde Diplomate (Các nhà ngoại giao hoang dã).

    Nhưng không những chỉ con nhà vượn, mà các loài khỉ khác cũng có những cảm giác như lòng thương cảm (Mitleid) hoặc sự quyến luyến (Zuneigung). Cô chị của Phao ôm ấp và vuốt ve em mình. Rõ ràng cô cảm được sự đau khổ của em và muốn làm cái gì đó để an ủi em. Về mặt sinh học di tử, tuy vượn khác người vào khoảng 3%, nhưng chúng cũng có một cái gì đó như khả năng cảm thông và như một thứ khả năng „đạo đức". Nhưng những tình cảm này xuất phát từ đâu và tại sao có chúng?

    Câu hỏi thoạt tiên xem ra khó nuốt. Giữa thế kỉ 19, Charles Darwin chứng minh rằng, giữa người và khỉ có họ gần gũi với nhau, và như vậy người cũng là một con vật. Khám phá này giúp ta hiểu ra dễ dàng cội nguồn „sự dữ "nơi con người: Nó là gia sản từ thú vật! Darwin giải thích tiến trình tiến hóa bằng những khái niệm như „cuộc chiến đấu để sinh tồn", „sự sinh tồn của những loài có khả năng thích ứng nhất ". Darwin không phải là tác giả của những khái niệm đó, nhưng ông là người đầu tiên đã dùng chúng để mô tả sự ganh đua với nhau và chống lại nhau của mọi loài sinh vật, từ cọng cỏ tới các con kiến đến loài người. Nhìn một cách đơn giản, điều đó có nghĩa: Hàng tỉ tỉ cơ thể sinh vật râm ran trong thế giới đang mang trong mình một nhiệm vụ duy nhất: Làm sao để khẳng định chỉ có chất liệu di truyền của mình là nhất, là đáng sống, còn các chất liệu khác không đáng sống, nếu cần phải bị loại bỏ. Và mỗi con người, như quý vị và tôi đây, đều cũng đang ở trong trò chơi xấu và vô đạo đức nhằm triệt bỏ nhau đó.

    Nhưng Darwin là người rất cẩn trọng. Chính ông, ông coi khám phá của mình chẳng có gì đáng sợ lắm. Í nhất, ông đã không muốn đưa cái nhìn cạnh tranh sinh tồn kia vào Sinh vật học để áp dụng cho loài người. Những người khác đã vận dụng quan điểm của ông để đưa ra những lập luận đáng sợ: Cả con người cũng mạnh sống yếu chết, và vì thế có quyền giết chết những người yếu kém hay tật nguyền. Quan điểm của Darwin coi con người cũng là một con vật đã gây nên phản ứng rầm rộ nơi các triết gia. Đâu là bản chất thật của con người? Rousseau nói tới „bản chất", bản chất này theo ông hiểu là một tình trạng lí tưởng của hạnh phúc không bị vẫn đục.

    Nhưng đúng thật bản chất là tốt? Phải chăng nó cũng man rợ, thô bạo và độc ác?

    Giảng đường Oxford chật ních, khi Thomas Henry Huxley, một bạn thân của Darwin, đăng đàn thuyết trình vào năm 1893. Đề tài của nhà nghiên cứu thiên nhiên nổi danh hôm đó là „Tiến hóa và đạo đức ". Huxley tuyên bố: Thiên nhiên chẳng tốt, trái lại nó bất nhẫn độc ác và hoàn toàn dửng dưng trước con người. Con người dứt khoát là một con vật, và sự hiện diện của con vật này hoàn toàn do ngẫu nhiên. Loài người xuất hiện không phải do một Lí trí khôn ngoan hay từ một „dự án xuất chúng" nào cả, mà do tiến hóa từ một chuỗi loài vật giống như khỉ. Và nếu chỉ từ hỗn loạn và không do từ một chương trình nào cả, thì theo Huxley, thiên nhiên làm sao có đặc tính hướng thiện hay hướng về lẽ phải được.

    Theo Huxley, „tình yêu hướng thiện "của Rousseau như vậy hoàn toàn vô nghĩa. Thú vật và loài người không mang bản chất tốt, nhưng chúng tự bẩm sinh hoàn toàn vô đạo đức. Nhưng cả Huxley cũng không thể chối cãi được rằng, con người có khả năng hành xử đạo đức. Trên nước Anh, nơi ông sống, có luật lệ, nhà nước được ấn định đâu vào đó, trộm cắp giết người đều bị cấm, và người dân có thể an tâm ra đường mà chẳng bao giờ sợ nguy hiểm tới tính mạng.

    Nhưng trật tự đó từ đâu tới? Huxley trả lời: Văn minh và văn hóa đã bắt các con thú người sống chung với nhau. Luận điểm này đúng là ngược lại quan điểm của Rousseau. Theo Rousseau, con người tốt, văn minh xấu. Với Huxley, con người xấu, được văn minh đưa vào đường ngay nẻo chính. Với một ngôn từ hoa mĩ, Huxley cho hay, đạo đức không phải là đặc tính của con người, nhưng đó là „thanh kiếm sắc có nhiệm vụ chặt gốc thú vật khỏi con rồng".

    Ai khẳng định, như Rousseau, con người mang bản chất tốt, kẻ đó phải chứng minh đâu là cội nguồn phát xuất của sự dữ nơi con người. Trường hợp Huxley thì hoàn toàn ngược lại. Nếu con người có bản chất xấu, thì sự thiện đến từ đâu, „thanh kiếm sắc chặt gốc thú khỏi rồng "đến từ đâu? Vì Huxley không phải là người có tôn giáo, nên cái gốc đó hẳn không phải là Thượng đế hay Thiên Chúa. Thế thì nó đến từ đâu? Tại sao đàn mãnh thú người đó lại có thể sống thành xã hội tương đối hài hòa bên nhau? Đạo đức đến từ đâu – nếu như nó không phù hợp với bản chất con người? Nói tóm lại: Tại sao con người có khả năng đạo đức?

    Như vậy, câu hỏi sẽ là, phải chăng con người mang sẵn trong mình một tiềm năng nào đó khiến họ cư xử tốt với nhau? Nếu Darwin và Huxley biết nhiều về khỉ và vượn người như Frans de Waal, thì hẳn họ đã có được những lối giải thích đơn giản hơn và có lẽ đã tránh được một số hiểu lầm đáng sợ. De Waal cho hay, đạo đức và tiến hóa chẳng có gì mâu thuẫn nhau cả. Điều mà một số người coi là một lỗi lầm ngớ ngẩn của mẹ thiên nhiên: Chỉ có mạnh được yếu thua, thật ra đó là một khả năng tinh tế về mặt sinh lí. Qua 30 năm quan sát hành vi của khỉ, de Waal khẳng định, „tính thiện" và sự sẵn sàng giúp nhau là những hành vi có thể mang lại lợi thế lớn cho từng con khỉ và cho cả nhóm. Những con khỉ trong đàn càng giúp nhau và lo cho nhau, thì cuộc sống cả bầy đàn càng trở nên tốt hơn. Khỉ có nhiều cách giúp nhau. Chỉ riêng bốn loại vượn người lớn như Orang-Utan, Bonobo, đười ươi (Gorilla) và khỉ đột (Schimpanse) đã hành xử rất khác nhau rồi. Ở khỉ đột, tình dục gần như luôn là một hành vi quyền lực, thống trị và đàn áp. Còn Bonobo thì coi tình dục như là phương giải tỏa căng thẳng cấp thời; Bonobo hành lạc gần như suốt ngày, và chúng thích nhất là thế nằm mặt đối mặt, mà người phương tây gọi là „thế của nhà truyền giáo "(như vậy phải gọi là „thế Bonobo" mới đúng, vì Bonobo đã biết kiểu này trước các nhà truyền giáo xa).

    „đấu tranh sinh tồn "không diễn ra nơi các con thú bị nhốt riêng – đây là một lầm lẫn của Darwin và Huxley. Con người không phải là những kẻ chiến đấu cô độc (nếu có, thì chỉ là những trường hợp ngoại lệ). Đa số chúng ta đồng thời là thành phần của một gia đình và sinh hoạt trong một nhóm xã hội lớn hơn. Ở đây, không những chỉ có tranh giành o ép nhau, mà còn có những tương trợ lẫn nhau. Khả năng nghĩ tới quyền lợi kẻ khác và hành động cho quyền lợi của họ ta gọi là lòng Vị tha (Altruismus). Cả khỉ cũng có hành vi vị tha. Hành vi này có nhiều mặt. De Waal phân biệt hai loại: Vị tha hướng tới sở hữu toàn diện (Gesamteignung abzielender

    Altruismus) và Vị tha hỗ tương (wechselseitiger Altruismus). Bản năng tình mẹ đối với con là một hình thái của Vị tha hướng tới sở hữu toàn diện. Chính Vị tha hỗ tương rất có thể đúng là cội nguồn đạo đức nơi con người. Một con vượn người giúp một con khác, là để sau này mình có thể được giúp lại. Nó không làm những chuyện nhảm nhí, là để các con khác không nhảm nhí lại với nó. „điều gì bạn không muốn kẻ khác làm cho mình thì cũng đừng làm cho kẻ khác" – quy tắc quan trọng này rõ ràng cũng được áp dụng nơi vượn người.

    Chúng ta thừa hưởng nơi tổ tiên vượn người không chỉ những yếu đuối, thói hiếu chiến, lừa đảo và vị kỉ, mà còn cả những đặc tính „cao thượng "nữa. Những đặc tính này cũng là một phần cội nguồn sinh lí của chúng ta. Ngay Rousseau cũng đã suy diễn rằng, khả năng hướng thiện phải là một bản năng xa xưa từ thế giới tiền sử. Chẳng có gì khác ngoài tính vị kỉ hoang dại của chúng ta đã khiến chúng ta phải sống tốt phù hợp với bản năng. Với Rousseau, tính thiện là lối hành xử tự nhiên duy nhất của con người. De Waal trái lại coi mối thiện cảm, sự lưu tâm và chăm sóc là những bản năng đặc trưng của khỉ, bên cạnh những bản năng khác. Có những bản năng đó, nhưng chúng không đứng trơ trọi một mình, mà luôn hiện diện song hành ganh đua với những gây hấn, với tính ngờ vực và ích kỉ. Như vậy người và khỉ chẳng „tốt" mà cũng chẳng „xấu". Cả hai mặt đều có nơi chúng, và cả hai đều là bản chất tự nhiên như nhau. Như vậy câu trả lời là: Cả xấu lẫn tốt. Nhưng nếu khả năng hướng thiện là một bản năng như những bản năng khác, thì ai hay cái gì sẽ đưa nó vào sử dụng? Cái gì làm cho nó trở thành một nguyên tắc bó buộc trong xã hội con người?

    •Luật trong tôi. Tại sao tôi cần phải tốt?
     
    Ngọc Thiền SầuGill thích bài này.
  3. Ngô Phương Thảo

    Bài viết:
    68
    Chương 11

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Königsberg

    Luật trong tôi

    Tại sao tôi cần phải tốt?


    Năm 1730. Trước cửa thành Königsberg, một thành phố nhỏ mở ra với thế giới, bên bờ Biển đông, một bà mẹ dẫn đứa con 6 tuổi đi dạo khi chiều trời sập tối. Bà mẹ âu yếm gải thích cho con những gì bà biết về thiên nhiên, cây cỏ, các loại đá và thú vật. Đèn đường phố mờ tối. Rồi bà mẹ ngước lên trời, chỉ cho con bầu trời mênh mông đầy sao. Cả hai mơ màng nhìn lên cảnh vũ trụ vô biên. Về sau, cậu bé viết lại: „Có hai điều làm cho nội tâm tôi cảm kích, mà càng suy nghĩ tới chúng bao nhiêu, tôi lại càng thêm thán phục lạ lùng bấy nhiêu: Đó là bầu trời đầy sao và luật đạo đức trong tôi. Tôi thấy chúng trước mắt và nối chúng trực tiếp vào í thức hiện hữu của tôi ". Và đúng vậy, về sau cậu đã đóng góp nhiều cho hai lãnh vực đó: Thiên văn và đạo đức học.

    Tên của cậu là Immanuel Kant, và thời gian hạnh phúc trong sự chăm sóc của người mẹ có học và đạo đức chấm dứt khi cậu được 13 tuổi. Mẹ mất, cậu bé với đôi mắt xanh nước biển thương tiếc mẹ thật lâu. Cha cậu, một người thợ cả về nghề làm đồ da thú, đã cố gắng hết mình để tiếp tục nâng đỡ đứa con nhạy cảm. Ông gởi cậu vào trường trung học Friedrichkollegium, trường khá nhất thời đó trong tỉnh. Trong thời gian trung học cũng như ở đại học Königsberg sau này, cậu thiếu niên với lồng ngực lép đã chứng tỏ là một học trò nhiều năng khiếu. Immanuel thích nhất „đài thiên văn" trên mái nhà trường. Ban đêm, cậu thường ở lại khá lâu trên đó để quan sát. 16 tuổi cậu thi đậu vào đại học. Dù được khuyên học Thần học, cậu say mê các môn Toán, Triết và Vật lí. Thời gian giải trí, cậu nổi tiếng là một tay đánh bài và nấu bếp giỏi. Cậu cũng là một tay chơi Billard tuyệt chiêu. Người ta cũng hay mời cậu thuyết trình trong các dịp hội hè ở Königsberg, dù cậu vốn ăn nói nhẹ nhàng và hơi ấp úng. Nhưng cái mê say lớn của cậu vẫn luôn là vũ trụ và các vì sao. Giáo sư môn Luận lí và Siêu hình, Martin Knutzen, đã cố gắng hết mình giúp cậu trong sở thích đó. Kant như bị thôi miên bởi cái kính viễn vọng tư nhân mà chính nhà vật lí Isaac Newton đã dùng. Anh đọc các tác phẩm cơ bản của Newton nói về sự hình thành vũ trụ, thả hồn vào trong các con số, các bảng số và trong các con tính, và rồi từ đó xây dựng nên một mô hình riêng về thế giới vật lí. Cuốn sách mỏng anh viết về đề tài này chứa đựng một hoài bão lớn với một đầu đề thật kêu: Allgemeine Naturgeschichte und Theorie des Himmels (Lịch sử thiên nhiên tổng quát và Thuyết về bầu trời). Chẳng cần gì tới những con tính toán học, song chỉ nhờ vào những hệ luận của riêng mình, anh cố gắng đưa ra một mô hình về thế giới. Một dự án kì lạ và đầy tham vọng. Dù các nhà khoa học thiên nhiên không để í gì tới cuốn sách, Kant vẫn đánh giá phương pháp của mình là một thành công. Anh sẽ áp dụng nó cho mọi lãnh vực nghiên cứu về sau. Anh tin chắc nhiều nhận định của mình là đúng, và điều này cũng đã được chứng thực sau khi anh mất. Kant đoán rằng, hệ thống mặt trời ngày nay được hình thành do một quá trình lực hút và đẩy của các yếu tố - đây là nỗ lực đầu tiên giải thích sự hình thành của hệ thống hành tinh không do sự trợ giúp của bàn tay Thiên Chúa.

    Các quan điểm của Kant rất táo bạo và tiến bộ, nhưng mặt khác, anh chẳng hoạch định gì được cho bước đường tương lai của đời mình. Đường đời của anh không xuôi chảy. Sau khi học xong, anh làm gia sư suốt chín năm dài. Chỉ khi 31 tuổi – đã quá già vào thời đó – anh mới viết luận án tiến sĩ về Lửa. Anh trở thành giảng sư tư đại học với số lương rất khiêm tốn. Cho đến năm 40 tuổi cuộc hoạn lộ chẳng ra gì cả. Anh có nhiều năng khiếu, rất thông minh và thích gần như đủ mọi thứ: Thần học, Sư phạm, Luật thiên nhiên và địa lí, Nhân học và Luận lí, Siêu hình học và Toán, Cơ học và Vật lí. Sau một thời gian dài, đại học cho hay, sẵn sàng dành cho anh một ghế giáo sư về Nghệ thuật thơ văn. Nhiệm vụ của môn này là soạn những bài diễn văn lễ lạc trong đó chêm vào những câu thơ do mình sáng tác. Kant từ chối. Chỉ sau 15 năm dạy, Kant mới nhận được ghế giáo sư như vẫn mong: Giáo sư về Luận lí và Siêu hình học.

    Kant nhận thấy sức khoẻ sẽ không cho ông đủ thời gian để làm chuyện lớn nơi Triết học. Ông đâm hoảng trước viễn tượng đó, và gần như một sáng một chiều thay đổi hẳn cuộc sống. Đời ông từ nay trở thành đồng nghĩa với buồn chán. Thi sĩ Heinrich Heine về sau giễu cợt bảo, chẳng ai có thể viết lịch sử cuộc đời của Kant được, vì tay này chẳng có cuộc sống lẫn lịch sử. Mỗi ngày từ năm giờ sáng, Kant nhờ gia nhân thức dậy, rồi ra khỏi nhà di dạo cho tới mười giờ đêm mới lại lên giường. Bằng cách đó, ông sống rất dai, được gần 80 tuổi. Mỗi ngày lập đi lặp lại như một bài ca buồn chán như thế. Nhưng những cuốn sách ông viết ra trong 34 năm đó xem ra chẳng có gì là buồn chán cả. Nhiều người cho rằng, đó là những tác phẩm có giá trị nhất của nền Triết học tiếng đức.

    Kant nhìn Lí trí con người không như một nhà nghiên cứu thiên nhiên, hoặc quy chiếu nó với Thiên Chúa, như nhiều triết gia trước ông vẫn làm, nhưng quan sát nó như một luật gia. Ông đi tìm các „luật lệ ". Lúc còn trẻ, ông tìm cách khám phá „hiến pháp" của vũ trụ. Giờ đây ông nỗ lực tìm ra những quy tắc và những tính quy luật trong í thức con người, để từ đó đưa ra những luật định phải theo. Để giải quyết bài toán đó, trước hết ông phải giải được câu hỏi có lẽ khúc mắc nhất của Triết học, câu hỏi mà chúng ta đã bàn tới trong chương đầu của cuốn sách này: Tôi có thể biết gì? Và do đâu tôi biết chắc chắn điều đó? Cũng như Descartes làm 150 năm trước, Kant không đi tìm sự chắc chắn của sự vật thế giới nơi chính sự vật đó, nhưng tìm nó trong suy tưởng của con người. Thứ Triết học nghiên cứu các điều kiện nhận thức của con người được Kant gọi là Tranzendentalphilosophie (Triết học siêu nghiệm). Nhưng ông cẩn trọng hơn Descartes nhiều về tình trạng các nhận thức của mình. Descartes tin rằng, tư duy con người có thể nhận ra bản chất „thật "của sự vật. Kant trái lại cho rằng, con người không thể biết được cái bản chất „thật" đó. Làm sao con người lại có thể biết được nó? Mọi trật tự thiên nhiên đều xuất hiện qua kính lọc và qua sắp xếp của bộ óc con người. Chẳng hạn màu sắc không do thiên nhiên tạo ra, nhưng do con mắt và các thần kinh thị giác của ta. Như vậy Lí trí con người đã khoác cho thiên nhiên một trật tự. Như vậy, con người có một bộ máy nhận thức và một trí hiểu để cấu trúc thế giới. Kant viết trong Kritik der reinen Vernunft (Phê bình Lí trí thuần túy) : „Lí trí tận dụng luật lệ của nó không phải từ thiên nhiên, nhưng nó đặt luật cho thiên nhiên ". Ông liều lĩnh đưa những suy tư mầu mỡ và mới mẻ này áp dụng vào lãnh vực đạo đức.

    Thoạt tiên ông có những bước đi rất thận trọng. Ông ít quan tâm tới những bản năng như

    Rousseau đã tin. Và ông cũng tránh những xác định bản chất đơn giản về con người. Con người „có bản chất" tốt hay xấu, cái đó ông không muốn xác định. Nhưng đã có những cái khuôn giúp con người nhận biết được thế giới, thì hẳn cũng có những cái khuôn giúp họ có khả năng hành động đạo đức. Chính trong cái khả năng này – đây là tư tưởng quan trọng nhất của Kant – hẳn phải ẩn dấu một luật đạo đức, luật này ấn định con người phải nên đối xử với nhau ra sao.

    Khả năng hướng thiện của con người tạo ấn tượng lên Kant quá mạnh, khiến ông gán cho con người một danh vị rất đặc biệt, đó là Nhân phẩm. Ai có được tự do để có thể hành động một cách đạo đức, người đó là một thực thể cao cả vượt lên tất cả mọi thứ. Nhìn như vậy thì chẳng có gì lớn hơn con người. Là vì theo Kant, mọi loài sinh vật khác có lẽ không có được tự do để quyết định và hành động. Và vì con người là loài cao cả nhất trong mọi loài, nên cũng không có gì quý hơn sự sống con người. „Nhân phẩm "không phải là điều do Kant khám phá ra. Người đầu tiên nghĩ ra khái niệm đó sống cách Kant 300 năm về trước. Đó là triết gia người Í Pico della Mirandola, một trong những triết gia tên tuổi của thời Phục hưng. Con người, theo Pico della Mirandola, là một thực thể rất độc lập. Vì con người có phẩm giá (khả năng) tự do suy nghĩ và hành động, nên họ có toàn quyền định đoạt làm gì và tự mình trở nên như thế nào.

    Kant cũng có cái nhìn như thế. Vấn đề không phải là bản tính thiện nơi con người, mà là sự thúc đẩy, bó buộc họ trở nên thiện hảo. Không phải bản tính thiện, mà là sự cần-trở-nên-thiện mới là đề tài của Kant. Ông nghiên cứu tường tận Lí trí con người, để tìm xem thiên nhiên có bẩm sinh cho con người một nguyên tắc nào đó giúp họ có được đạo đức không. Ông nhận ra, chẳng phải năng khiếu hay tính khí hoặc môi trường sống bảo đảm cho con người nên tốt, nhưng con người trở nên tốt duy nhất chỉ vì Í chí của họ. Nếu con người muốn chung sống hài hòa bên nhau, họ phải hành động theo cái Í chí tốt lành đó, Í chí này không chỉ là một động cơ, nhưng còn là một luật bất biến. Yêu sách phải trở nên tốt này Kant gọi là kategorischer Imperativ (Yêu sách nền tảng). Câu nổi tiếng nhất nói về điều này được ông viết ra trong Kritik der reinen Vernunft như sau: „Bạn hãy không ngừng hành động như thể cái châm ngôn của í chí Bạn luôn đồng thời cũng có giá trị như nguyên tắc của một luật chung" (Handle stets so, dass die Maxime deines Willens jederzeit zugleich als Prinzip einer allgemeinen Gesetzgebung gelten könne).

    Vì con người có khả năng muốn sống thiện, thì họ cũng cần nên sống thiện. Với Kant, kết luận trên đây không phải là một đạo đức do ông đặt ra, nhưng đó là cách thức Lí trí con người hoạt động một cách hoàn toàn hợp lí. Có luật đạo đức trong tâm con người. Và Kant chẳng làm gì ngoài việc phân tích nó, cũng như trước đây ông đã phân tích vũ trụ. Với ông, nhiệm vụ hướng thiện như vậy là một thứ hiện tượng thiên nhiên, cũng giống như tinh tú và bầu trời. Vì thế, ông tin rằng, Yêu sách nền tảng có giá trị tuyệt đối và phổ quát. Mọi người trên thế gian có thể và nên sử dụng nó. Ai làm theo luật đạo đức của lòng mình, thì đó là một người tốt, người đó có được những hành vi tốt, cho dù í hướng tốt của họ có thể mang lại những hậu quả xấu. Là vì theo Kant, nếu í hướng tốt, thì hành động cũng được coi là hợp lí về mặt đạo đức.

    Kant hài lòng về mô hình tư tưởng của ông, dù rằng trong những năm cuối đời, có dấy lên một nghi ngờ, là không biết hệ thống suy tư của ông rồi đây có đứng vững được trước những khám phá của khoa Sinh học không. Rốt cuộc Kant tự an ủi rằng, „việc hành xử rập khuôn của Lí trí "có thể là „một nghệ thuật muôn đời ẩn dấu trong tận thâm sâu của não chúng ta", và „ta khó mà đoán ra và lột trần những xảo thuật của nó ra trước mắt mình được ". Cuộc sống thanh bạch của ông đã giúp ông tránh được những lo lắng thái quá. Vào tuổi 60, ông đã có thể tậu cho mình một căn nhà riêng, có một người giúp việc và một bà nấu bếp. Trong tuổi già, ông đột ngột bị chứng Alzheimer (bệnh quên), trí nhớ mòn dần và cuối cùng không còn nhận ra được phương hướng. Vào một buổi sáng lúc 11 giờ năm 1804 ông mất trong tình trạng đã loạn trí nặng.

    Khi mất, tên tuổi ông đã nổi rồi. Rồi đây danh ông sẽ còn nổi hơn nữa. Nhiều triết gia sánh công lao của ông với công lao của Kopernikus, là kẻ đã chỉ ra cho nhân loại biết: Trái đất là một hình cầu quay chung quanh mặt trời. Nhưng Kant đã chỉ ra gì, đã minh chứng gì? Còn lại những gì thật sự đúng đắn trong các pha nhào lộn tư duy của ông? Kant đã rất cẩn thận chỉ ra cho thấy, Lí trí chúng ta dùng các cấu trúc sẵn có để khảo sát thế giới như thế nào. Và ông còn đi xa hơn, khi quả quyết rằng, mỗi người mang trong mình một lược đồ lô-gích bó buộc họ hướng thiện. Nhưng lược đồ đó có hình thù ra sao? Có thật một lược đồ lô-gích, một „luật đạo đức" trong tâm chúng ta không? Nếu có, thì nó đi vào trong tâm ta như thế nào, và nó nằm ở đâu?

    Để hiểu được, tại sao con người cần trở nên tốt, trước hết phải hiểu, tại sao họ muốn trở

    Nên tốt. Điểm này Kant đã chẳng nói đến gì cả. Sinh thời, Kant rất mê các khoa học tự nhiên, và dĩ nhiên ông cũng muốn dùng khoa học để nghiệm chứng xem „cái hành xử rập khuôn của Lí trí "hoạt động như thế nào, và tìm cách „lột trần những xảo thuật của nó ra". Nhưng ở thời Kant chưa có ai tìm hiểu vượn người, và khoa nghiên cứu não hãy còn phôi thai. Bác sĩ người đức Franz Joseph Gall vừa mới bắt đầu đo não, nhưng bản đồ não của ông cũng dở hơi như những bản đồ đại tây dương của thời trước Kolumbus. Và ông cũng còn rất mơ hồ về những gì diễn ra trong não.

    Lúc còn trẻ, Kant thích tìm hiểu vũ trụ và các tinh tú. Ông đã có những cố gắng trong việc tính toán bầu trời. Về sau, ông nỗ lực tìm hiểu Lí trí con người và những luật của Lí trí đó. Nhưng cũng giống như nỗ lực của một nhà vật lí, muốn đo vũ trụ mà không có lấy một ống kính viễn vọng. Kant đã có thể phỏng đoán về não con người, nhưng ông đã không thể nhìn vào trong não được. Ngày nay, các nhà khoa học đã có được ống viễn kính đó. Họ dùng điện cực để đo não, dùng máy chụp để rọi quang nó. Và vì thế ngày nay ta đặt ra lại câu hỏi mà Kant trước đây chưa có câu trả lời: Có một trung tâm đạo đức trong não không? Nếu có, trung tâm đó cấu tạo như thế nào và hoạt động ra sao? Và cái gì điều khiến khả năng sử dụng đạo đức của chúng ta?

    Nhưng trước khi đi vào những câu hỏi lôi cuốn đó, chúng ta phải giải tỏa một điều rất căn bản có liên quan tới các câu hỏi đó. Kant đưa Lí trí lên thành ông chủ và ông thầy của não bộ.

    Ông chẳng có chút nghi ngờ gì cả trong việc coi Lí trí là kẻ nói cho chúng ta hay phải làm gì. Nhưng như ta đã biết trong phần đầu cuốn sách, Vô thức có vai trò quyết định hơn Í thức. Như vậy, tư tưởng của Kant về luật đạo đức trong ta sẽ còn lại gì, khi ta chấp nhận vai trò trổi vượt của Vô thức lên trên cảm nhận, suy tư và í chí của ta. Như vậy, Í chí đạo đức của chúng ta sẽ ra như thế nào?

    •Thí nghiệm Libet. Tôi có thể muốn điều tôi muốn không?
     
    Ngọc Thiền SầuGill thích bài này.
  4. Ngô Phương Thảo

    Bài viết:
    68
    Chương 12

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Frankfurt am Main

    Thí nghiệm Libet

    Tôi có thể muốn điều tôi muốn không?


    Bài này dài hơn các bài trước, vì hai lí do: Lí do thứ nhất, chúng ta làm quen với một nhân vật có khả năng hơn ta tưởng và ông là một trong những khuôn mặt độc đáo nhất trong lịch sử triết học. Chính ông một lần đã nói như thế này: „Rồi sẽ tới lúc, lúc nào và ở đâu chẳng biết, người ta sẽ coi điều tôi phát biểu về một việc gì đó - là điều đã được nói ra bởi một tay chẳng biết gì cả ". Nói vậy không có nghĩa là ông khiêm tốn. Lí do thứ hai, chúng ta sẽ bàn về một vấn đề triết lí rất hệ trọng, hiện đang được bàn cãi dữ dội.

    Ta hãy bắt đầu với vị triết gia. Arthur Schopenhauer là con của một thương gia giàu có ở tỉnh Danzig. Năm 1793 – lúc Arthur được năm tuổi – gia đình cậu dời về Hamburg. Ông bố đặt nhiều cao vọng nơi người con. Khi Arthur lên 15, cậu được bố gởi vào các trường và nội trú ở Hòa-lan, Pháp, Thụy-sĩ, Áo, Schlesien, Phổ và Anh. Vừa quen trường quen lớp, Arthur lại phải chuyển đi nơi khác. Và hậu quả đã vô cùng tai hại cho cậu. Arthur nói thông thạo Anh và Pháp ngữ, nhưng cậu sống co rút, không tin ai. Một thanh niên cô độc. Năm 17 tuổi, bố bắt cậu học nghề thương mại. Rồi bất hạnh bỗng chợt đến. Bố cậu mất bất ngờ. Người ta kháo nhau: Ông ấy tự tử! Arthur rất đau khổ về cái chết của người cha. Cậu sợ bố, nhưng đồng thời cũng kính trọng và hãnh diện về bố. Nhưng đời của mẹ cậu bắt đầu từ đây nở hoa. Cuối cùng bà đã đạt được ước vọng của mình: Trở thành một cô chiêu đãi văn chương. Hai mẹ con dời về thành phố Weimar, và quán Văn của mẹ cậu ở đấy rất thành công. Weimar tuy là một tỉnh nhỏ ở vùng Thüringen, nhưng đây là đất sống của Goethe, Schiller, Wieland và Herder và là nơi làm việc của những nhân vật quan trọng nhất của chốn văn chương.

    Arthur rùng mình, mỗi khi thấy Goethe và các ông thần văn chương ngồi vênh váo trên mấy chiếc ghế của cha cậu trong quán Văn của mẹ. Cậu chua chát nhìn gương mặt say mê của mẹ. Bề ngoài trông cậu thật lãnh đạm, nhưng tâm hồn cậu thật ra không phải thế. Cậu rất thông minh và diện mạo cũng không tệ, nhưng cảm thấy chẳng ai hiểu mình cả. Năm 21 tuổi, cậu bị mẹ tống ra cửa. Cậu nhận phần gia tài của mình, tới Göttingen và sau đó tới Berlin và Jena để học I khoa, Triết học và các khoa học thiên nhiên.

    Năm 25 tuổi viết luận án tiến sĩ, một cuốn sách rất bi quan, bất nhân nhượng và triệt để.

    Schopenhauer tuyên bố, con người không có khả năng nhận biết thế giới một cách khách quan. Chúng ta chỉ có thể thấy và nhận biết được những gì bộ óc của loài có vú chúng ta cho phép thấy mà thôi. Quan điểm này vượt xa Kant, vốn là người cho rằng, bộ máy nhận thức của con người là một phương tiện rất tinh tế và rất tiện dụng. Nhưng Schopenhauer không tin vào sự khôn ngoan của Í thức. Cuốn luận án bị mẹ cậu chê là thiếu lịch thiệp và buồn tẻ. Bà bảo, nó là một „thứ gì đó cho các ông bà dược sĩ". Nhưng may mắn cho Schopenhauer, chính Goethe, vốn là người mà cậu chẳng trân trọng gì lắm, nhận ra những tư tưởng tinh tế nơi cuốn sách. Goethe công khai nhìn nhận tài năng siêu chúng nơi Schopenhauer và tiên báo cậu sẽ có một công danh thênh thang về mặt văn chương. Để đối lại, Goethe gởi cho cậu tác phẩm ruột của mình viết về „môn học các màu sắc ". Schopenhauer, vốn có nhiều kiến thức về khoa học thiên nhiên, đọc tác phẩm viết về sự hình thành và tác dụng của màu sắc của Goethe; cậu nhăn trán, coi đó là cuốn sách viết nhảm. Chuyện này được thiên hạ đồn thổi nhiều, và nó là một trong những điểm tốt ít có nơi cậu. Đùng một cái, cậu viết ngay một cuốn sách mới về màu sắc. Goethe giật mình. Từ đây, chẳng ai dám coi thường chàng tuổi trẻ gàn bướng kia nữa. Năm 1820 Schopenhauer bắt đầu giảng khóa Triết học của mình tại đại học Berlin. Để thách thức với ngôi sao bắc đẩu lúc đó là Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Schopenhauer mở giảng khóa của mình trùng với ngày giờ của Hegel. Cuộc ganh đua trở thành thảm họa. Hàng trăm sinh viên bước vào lớp của Hegel, trong lúc lớp của Schopenhauer chỉ có bốn hay năm học trò. Schopenhauer vẫn tự coi mình là thiên tài, nhưng chung quanh coi ông là một con người tự đánh giá mình quá cao. Nhà trường cảnh cáo, vì giờ lớp của ông quá ít sinh viên tham dự. Schopenhauer lấy làm nhục, bỏ Berlin tới Frankfurt /Main và ở lại đây. Ông viết nhiều sách và là trò cười cho dân cư trong khu phố của ông qua những câu truyện độc thoại trên đường phố, qua thái độ bất thân thiện của mình, qua tình thương sâu xa ông dành cho con chó và qua việc ông luôn luôn sợ bị ngộ độc vì bất cứ thứ gì. Vào tuổi xế chiều, ông trở nên khá nổi tiếng, nhưng chẳng hưởng được gì nhiều. Nhân sinh quan của ông trở nên rất ảm đạm. Nhưng ông vẫn hài lòng về mình: „Thế giới đã học được nơi tôi một vài điều mà họ sẽ không bao giờ quên".

    Năm 30 tuổi, Schopenhauer khám phá ra điều quan trọng nhất để cống hiến cho thế giới. Năm đó ông viết Die Welt als Wille und Vorstellung (Thế giới như là Í chí và Tưởng tượng), một cuốn sách lúc đó chẳng mấy ai quan tâm. Nhưng trong đó, ông đã khám phá ra điều mà Kant, Hegel và nhiều triết gia khác đã không để í tới. Gần như ai cũng cho rằng, Trí hiểu hay Lí trí nói cho con người biết họ phải làm gì. Và toàn bộ nhiệm vụ của con người chỉ là làm sao thực hiện những gì Lí trí ra lệnh. Nhưng Schopenhauer tuyệt đối nghi ngờ điều đó. Và ông đã đưa ra một trong những câu hỏi sôi nổi nhất của Triết học: Tôi có thể muốn điều tôi muốn không?

    Câu hỏi là một khiêu khích lớn, vì nó quyết định nhiều chuyện. Nếu quả thật tôi không thể muốn được điều tôi muốn, thì mọi chuyện coi như hỏng! Và như vậy Í chí con người không có tự do. Và nếu Í chí không tự do, thì Lí trí cũng chẳng có vai trò gì nữa. Và như vậy Mệnh lệnh căn bản (Kant) hay „luật trong tâm "sẽ là gì? Nó chẳng còn gì là quan trọng nữa, vì lẽ không phải Lí trí, mà là Í chí vô lí (không biết phải trái) của tôi sẽ chỉ huy các luật hành động nơi tôi! Và Schopenhauer tiếp tục khẳng định một cách không nhân nhượng: Trung tâm điều khiển trong óc tôi không phải là Lí trí, mà là Í chí. Chính Vô thức quyết định cuộc sống và tính tình của ta. Í chí là ông chủ, và Lí trí chỉ là tay sai. Lí trí không có mặt trong những quyết định rõ ràng hay âm thầm của Í chí. Lí trí hoàn toàn không biết những gì đã xẩy ra. Chỉ có Í chí nói cho tôi hay, tôi phải làm gì, và Lí trí chỉ có việc tuân theo. Là vì „cái đầu sẽ chặn cửa, không để cho những gì ngược lại con tim đi vào" - đó là điểm mấu chốt của vấn đề. Mọi thứ khác chỉ là nhảm nhí!

    Có đúng vậy không? Ta hãy thử với một thí dụ. Bạn nhớ lại thời còn đi học. Bạn chẳng thú vị gì học Toán trong giờ thứ sáu (giờ chót) của ngày, và đang tính xem có nên trốn học không. Dĩ nhiên bạn áy náy, bạn là người dở Toán, nên cũng chẳng muốn học. Nếu không tới học, về sau bạn có thể gặp thêm khó khăn về Toán. Nhưng í nghĩ phải bước vào lớp học làm bạn mất hứng. Vì thế bạn do dự. Thật ra bạn đang lưỡng lự giữa í muốn trốn học và í định không tới lớp, dù bạn yếu Toán. Điều này có nghĩa: Lí trí của bạn chưa biết điều đó. Nhưng rồi bạn biết có nhiều bạn học khác cũng không muốn vào học giờ thứ sáu đó. Dĩ nhiên, đó không phải là lí luận chính đáng có thể giúp bạn quyết định chống lại sự áy náy của mình. Dù các bạn học cùng lớp có trốn học hay không, điều đó chẳng làm thay đổi chút gì việc bạn có thể sẽ dở Toán hơn, nếu bạn không tới lớp. Nhưng khi hay tin có nhiều người cũng không tới lớp, lòng bạn bỗng dấy lên một niềm vui tràn trề. Bạn quyết định dứt khoát không tới giờ lớp nữa! Chính lúc đó Lí trí bạn mới nhận ra sự quyết định đã rồi của Í chí, trong lúc Lí trí này còn đang phân vân và đang loay hoay với sự kém Toán. Như vậy phải chăng Í chí của bạn đã có một quyết định tự do? Có lẽ không thì đúng hơn. Í chí của bạn đã biết trước điều nó muốn, và nó đã dùng một lí luận giả tạo để làm yên lòng Lí trí. Bạn tự nhủ: Những người khác cũng bỏ học; dù rằng điều đó, như đã nói, thật ra không phải là một lí luận hợp lí. Í chí đã làm điều nó muốn, Lí trí chỉ cung cấp cho Í chí sự biện minh như Í chí muốn mà thôi.

    Với việc nhấn mạnh Í chí, Schopenhauer đã cắm vào thân thể Triết học một cái gai đau điếng. Nói nhỏ thêm, Schopenhauer rất hài lòng về điểm này. Theo nhận định của ông, thì rốt cuộc ông đã xóa được lời đồn thổi „sau nhiều ngàn năm triết lí "cho rằng, con người được hướng dẫn và chỉ huy bởi Lí trí. Ông đã nhận ra „cái lầm căn bản của mọi triết gia", và như ông nói, đồng thời nhận ra cả cái „ảo tưởng lớn nhất trong mọi ảo tưởng ", đó là: Chỉ cần biết điều thiện là cũng có thể thực hiện được điều thiện đó. Phải chăng Kant đã nghĩ đúng như thế: Lí trí thế nào thì Í chí thế ấy? Và thực tế phải chăng ngược lại: Í chí muốn thế nào, Lí trí quyết định thế ấy?

    Như vậy, mối hoài nghi về trung tâm chỉ huy của Lí trí đã xuất hiện, và hoài nghi này rồi sẽ lớn lên thêm. Giờ đây, chúng ta hãy quay sang một khung cảnh mới vào năm 1964, gần 100 năm sau ngày Schopenhauer mất: Giáo chủ Phaolô VI bước vào căn phòng lớn trong căn nhà ở của mình, đã được trang trí thành phòng tiếp khách chính thức. Các hồng i tiếp nhau quỳ gối hôn nhẫn của Giáo chủ. Chỉ có các nhà sinh học, vật lí và nghiên cứu não đứng yên bắt tay ngài. Viện Giáo Chủ Khoa Học mời các nhà chuyên môn danh tiếng thế giới về đây trong căn phòng lộng lẫy xây thời ở Phục hưng, để cùng nhau suy tư về một đề tài đang làm mê hoặc các nhà khoa học tự nhiên hiện nay: Nghiên cứu não. Các nhà nghiên cứu và các giám mục đang háo hức về khám phá đặc biệt của ông Libet, vốn là một nhà nghiên cứu não trước đây ít ai biết ở San Francisco. Và những nhà nghiên cứu não hàng đầu thế giới, trong đó có ba vị khôi nguyên Nobel, đang chờ nghe Libet.

    Benjamin Libet sinh năm 1916 ở Chicago và học Sinh lí học. Với cái học ấy, lẽ ra Libet không phải là một nhà nghiên cứu não đúng đắn, nhưng vào thập niên 30 gần như chẳng có đại học nào mở khoa này cả. Lúc còn trẻ, Libet đã say mê với câu hỏi, ta có thể đo được một cách khoa học những gì đang diễn ra trong Í thức không? Trong thập niên 50', ông liều tiến hành thí nghiệm nơi một vài bệnh nhân ở khoa giải phẩu thần kinh thuộc bệnh viện Mount-Zion, San Francisco. Các bệnh nhân nằm trong phòng mổ, một phần não của họ được gây tê và phơi bày ra. Libet nối dây vào các vùng não và cho vào đó những giòng điện kích thích nhẹ. Ông quan sát kĩ lưỡng thời điểm và cung cách phản ứng của các bệnh nhân. Kết quả chấn động: Từ lúc kích thích Cortex cho tới khi xuất hiện co giật nơi bệnh nhân thời gian kéo dài hơn nửa giây. Khi Vatican chú í tới những thí nghiệm năm 1964 của Libet, thì ông này chưa biết tới kết quả thí nghiệm của hai đồng nghiệp khác. Hai người này cũng nhận ra có một độ lệch thời gian giữa kích thích và phản ứng. Khoảng thời gian từ lúc có í định muốn cử động cổ tay cho tới khi cử động đó thực sự xẩy ra kéo dài gần một giây đồng hồ. Những số liệu này làm Libet rất ngỡ ngàng. Một giây đồng hồ trôi qua từ lúc có í muốn cho tới lúc hành động – đây là điều ngược lại hoàn toàn với trí hiểu của con người bình thường. Người nào muốn cầm tách trà, là họ đưa tay ra cầm ngay, làm sao lại có khoảng thời gian cách biệt giữa hai chuyện đó?

    Libet cho hay, chính chúng ta không nhận ra khoảng cách biệt. Năm 1979 ông bắt đầu với một thí nghiệm khác, thí nghiệm này đã trở thành Thí nghiệm Libet và làm ông nổi tiếng thế giới. Libet cho một nữ bệnh nhân ngồi vào ghế tựa và bảo bà nhìn vào một chiếc đồng hồ lớn. Đó không phải là một đồng hồ bình thường, nhưng nó có một điểm xanh xoay nhanh theo mặt tròn đồng hồ. Rồi ông nối chặt hai sợi dây. Một sợi buộc ở cổ tay bệnh nhân nối vào một máy đo bằng điện. Sợi kia gắn vào chiếc mũ đội trên đầu bệnh nhân và nối vào một máy đo khác. Ông yêu cầu bệnh nhân nhìn vào điểm xanh của đồng hồ, rồi tới một thời điểm nào đó tùy í, bà hãy quyết định cử động cổ tay. Bà nhớ để í cái điểm xanh lúc đó nằm ở đâu, khi bà quyết định cử động cổ tay! Bệnh nhân làm theo lời Libet. Bà quyết định cử động tay và ghi nhớ vị trí của điểm xanh. Libet hỏi bà, điểm xanh nằm ở đâu khi bà quyết định, và ghi lại cẩn thận. Rồi ông ngạc nhiên nhìn vào hai máy đo. Tín hiệu điện từ ở tay cho ông biết thời điểm chính xác lúc cổ tay cử động. Tín hiệu điện từ ở đầu cho thấy sự sẵn sàng hành động trong não. Tiến trình thời gian nào đã xẩy ra? Thoạt tiên xuất hiện điện từ ở đầu, chấm xanh ghi dấu thời gian lúc quyết định của bệnh nhân diễn ra sau đó nửa giây đồng hồ, và khoảng 0, 2 giây sau nữa mới tới cử động cổ tay. Libet vô cùng ngạc nhiên: Bệnh nhân đã có quyết định hành động, nửa giây trước khi bà biết đến quyết định đó! Phản xạ tiền í thức về việc muốn một điều gì hay làm một cái gì diễn ra nhanh hơn hành động có í thức. Như vậy phải chăng não đã bắt đầu tiến trình quyết định, trước khi con người biết (í thức) được tiến trình đó? Và như vậy phải chăng quan điểm triết học về sự Tự do í chí của con người cũng hết cơ sở?

    Chúng ta hãy làm một cuộc du hành thời gian và để cho Arthur Schopenhauer cùng với Libet chung nhau trả lời câu hỏi. Ta đi về năm 1850 và bước vào nhà của Schopenhauer ở số 17 đường Schönen Aussicht tại Frankfurt/Main. Hãy còn quá sớm. Khoan, ông chưa dậy, phải chờ tới 7 hay 8 giờ sáng, sau khi ông đã tắm nửa phần trên thân thể bằng nước lạnh và với một miếng bọt biển khổng lồ. Ông tắm đôi mắt, giác quan quý hóa nhất của ông, bằng cách mở mắt ngập đầu nhiều lần trong chậu nước. Ông bảo, làm như thế là để tăng lực thần kinh thị giác. Rồi ông ngồi vào bàn uống cà-phê tự pha lấy. Bà quản gia không được xớ rớ lại gần lúc sáng sớm. Ông muốn yên thân một mình trong sáng sớm để tập trung í tứ. Ông bảo, bộ não buổi sáng sớm cũng giống như chiếc đàn mới căng dây chưa dùng. Sau một tiếng đồng hồ chờ đợi, lúc này ta mới có thể nhấn chuông cửa. Câu chào đón khá thân mật, dĩ nhiên thân mật theo lối của Schopenhauer. Hẳn ông biết, người khách hôm nay muốn công nhận kiến thức của ông. Ông mời khách li càphê. Schopenhauer ghét Small Talk, nên nhị vị đi nhanh vào câu chuyện:

    „Như vậy, thưa ông Libet, tôi có thể muốn được điều tôi muốn không?"

    „Nếu ông hỏi thẳng như thế, thì không. Tôi không thể muốn được điều tôi muốn. "„Như vậy là đúng như điều tôi đã nói: Í chí là chủ, mà Lí trí là tớ?" „Cũng tùy ".

    „Tôi không hiểu: Cũng tùy là nghĩa làm sao?"

    „Nó có nghĩa là, ta không bao giờ có thể biết chắc được ".

    „Tại sao? Chuyện đã rõ như bàn ngày. Như ông nói, Í chí đi trước Lí trí. Khoảng?" „.. nửa giây ".

    „đúng, thưa ông Libet, trước nửa giây đồng hồ. Và như vậy có nghĩa là Í chí ra lệnh và Lí trí làm theo. Có phải như vậy không? Và nếu Lí trí chạy theo sau, thì cũng có nghĩa là không có Tự do í chí, là vì Í chí nhận tin tức và giải thích từ một kẻ khác. Và như vậy, mọi thứ triết lí về đạo đức đều là thứ vứt đi".

    „Ờ, vâng.. "

    „Con người không bao giờ nhìn sự vật dưới nhãn quan í thức và hợp lí. Đây chỉ là đồ trang sức mới được thêm vào sau, đó chỉ là một lời biện hộ miệng lưỡi hay một chú giải muộn màng mà thôi."

    „Thưa ông Schopenhauer, tôi có thể nói điều này không? "„Vâng, mời ông".

    „Thời gian từ tín hiệu Í chí cho tới quyết định có í thức kéo dài nửa giây, đúng. Nhưng phải đợi thêm nửa giây nữa cho tới khi con bệnh cử động cổ tay, nghĩa là cho tới khi bà ta hành động.. "

    „Thì sao?"

    „.. điều đó có nghĩa là bà ta còn có cơ hội ngưng cử động cổ tay.. Dù không có Tự do í chí, nhưng vẫn còn có một thứ gì như một Vô í chí có tự do (freier Unwille), với cái Vô í chí có tự do này, tôi vẫn luôn còn có thể tránh để xẩy ra điều xấu. "„Vô í chí có tự do? Một í tưởng lạ đời".

    „Vâng, có thể là lạ đời đấy, nhưng tôi tin nó là như thế. Í chí không có tự do, nhưng Vô í chí lại có tự do. Dù có bị xúi đẩy hành động bởi yếu tố nào đi nữa, ta vẫn luôn có cơ hội nói „tốp lại! "

    „Và ông tin rằng đã minh chứng được điều đó với chiếc đồng hồ? Là có một Vô tự do không có í thức và một Tự do có í thức?"

    „Nói là ‚đã minh chứng' thì hơi quá. Nhưng tôi tin điều đó ".

    „Tất cả chỉ vì dựa trên một thí nghiệm đơn giản mà ông đã làm thôi ư?"

    „Thưa ông Schopenhauer, đồng í là thí nghiệm của tôi đơn giản. Nhưng tôi tin nó có một giá trị đáng quan tâm. Ngoài ra, cũng nên tin rằng, có cái gì đó kiểm soát Í chí chúng ta, nghĩa là có cái mà tôi gọi là Vô í chí có tự do. Ông có nghĩ điều sau đây sẽ ảnh hưởng lên xã hội chúng ta đang sống như thế nào không, khi ta cho rằng, không ai phải chịu trách nhiệm về Í chí của mình cả và vì vậy cũng không thể trừng phạt họ? Nếu vậy, tôi sẽ phải đối xử với một kẻ giết người ra sao? Hắn ta sẽ bảo rằng: Tôi đã không biết được tôi đã làm gì, Í chí vô thức của tôi đã xúi quẩy tôi làm điều đó, tôi không thể kiểm soát được nó. Như vậy ông sẽ hiểu câu trả lời đó theo kiểu

    Schopenhauer hay kiểu Libet? "

    „Loài người trước sau vẫn là đồ quỷ. Có hình phạt hay không, có nhà tù hay không thì họ vẫn thế".

    „đó là quan điểm của ông. Như vậy thì chúng ta không thể tiến xa hơn ".

    Tới chỗ này chúng ta tốt hơn nên từ giã cuộc đối thoại của nhị vị. Không thể đi xa hơn. Quan điểm của hai người rõ ràng, không thể có được giải pháp thỏa hiệp. Benjamin Libet có lí, khi ông đòi hỏi con người phải có trách nhiệm về hành động của mình. Và phải chăng Arthur Schopenhauer cũng có lí, khi ông nghi ngờ những số liệu của Libet, chỉ một thí nghiệm như thế có đủ làm nền tảng cho một lập thuyết lớn về Í chí, Vô í chí và Í thức không? Nghiên cứu não còn lâu mới hiểu được chính xác, chứ đừng nói chi đến chuyện có thể đo được, sự tác động phối hợp phức tạp của Í thức con người, trong đó có các cảm giác về Tâm linh, về Sáng tạo, về Í chí có í thức và về Năng lực tưởng tượng. Thêm nữa, mỗi nhà nghiên cứu não lại có riêng một thuyết về tương quan giữa vật chất và tinh thần. Thực chất vấn đề nơi những số liệu của Libet, là vì ông đã phải bó buộc thông dịch những kết quả tín hiệu điện từ đó ra bằng ngôn ngữ, chẳng hạn như đã dùng những từ như „Dưới í thức", „Trước í thức "hoặc để chỉ điểm xanh trên đồng hồ, ông đã dùng khái niệm „Tự í thức" và „Không tự í thức ". Nhưng „Trước / Tiền í thức" cụ thể có nghĩa là gì? Tôi có thể dùng „tiền í thức"để chỉ một Í muốn cử động cổ tay. Nhưng một Í muốn luôn tạo ra nhiều tín hiệu mới nhằm giải đáp một bài toán rắc rối hay nhằm tìm ra một lí luận triết học thì phải gọi nó là gì? Kết quả số liệu của Libet mang nhiều í nghĩa thật, nhưng chúng không đưa đến những câu trả lời đơn giản, mà lại tạo ra nhiều câu hỏi mới. Vấn đề Tự do í chí khó có thể diễn giải được bằng khoảng cách thời gian giữa lúc xuất hiện tín hiệu trong đầu với lúc í thức được tín hiệu đó. Ngoài ra còn có nhiều loại tín hiệu í chí rất khác nhau. Một vài trong số đó đơn giản nhưng thường rất mạnh, như đói, khát, mệt, bản năng tình dục. Một số khác lại rất đa tầng. Í muốn thi đậu tú tài, học đại học hay mừng sinh nhật của mình với một cuộc họp mặt thật lớn phức tạp hơn nhiều so với cảm giác đói, cảm giác này chỉ khiến tôi muốn có một bữa ăn mà thôi.

    Tất cả những điều trên đây có í nghĩa gì đối với đạo đức? Ngày nay có hàng chục ngàn nhà nghiên cứu não trong hàng trăm viện nghiên cứu. Không ít người trong họ cũng quan tâm tìm hiểu các bản năng và các lực tác động thúc đẩy con người hành động theo đạo đức. Nếu quả thật mọi Nên-tốt rốt cuộc đều dựa trên Muốn-tốt, thì hẳn phải có một cái gì đó trong não thúc đẩy con người muốn trở nên tốt. Cái đó là cái gì đây?

    •Trường hợp anh Gây. Có ông đạo đức ngồi trong đầu không?
     
    Ngọc Thiền SầuGill thích bài này.
  5. Ngô Phương Thảo

    Bài viết:
    68
    Chương 13

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cavendish

    Trường hợp anh Gây

    Có ông đạo đức ngồi trong đầu không?


    13 tháng 9 năm 1848 là một ngày đẹp trời. Mặt trời chiều tỏa nắng sáng và nóng ấm, và Phineas Gage (Gây) đã bắt đầu ngày làm việc của mình từ sáng sớm. Gây là một chuyên viên chất nổ, một „người khéo tay và có khả năng nhất "của công ti đường sắt Rutland & Burlington Railroad Company, như sau này người ta đã nói về anh. Nhiệm vụ của anh là phá một khoảng đất đá để lập một đường sắt mới. Các người thợ ở Vermont đã sắp nối được tới tỉnh Cavendish, chẳng bao lâu nữa đoạn đường sắt xuyên các bang Newengland được nối và các hành khách Rutland đang chờ đợi từng ngày vượt đoạn đường trên 200 dặm để về Boston. Gây vừa cho xong thuốc nổ và ngòi nổ xuống một lỗ khoan mới, đã yêu cầu người trợ tá lấp cát vào đầy lỗ. Anh cầm cây sắt dài hai mét để dằm chặt cát trong lỗ. Bỗng ai đó ở đàng sau với gọi. Anh quay lại, miệng vừa nói vừa cười với người gọi, tay cầm thanh sắt thọc xuống lỗ theo thói quen. Vì mải trả lời người sau, anh không nhận ra, là người trợ tá đã chưa kịp đổ cát xuống lỗ. Cây sắt thọc vào thuốc nổ, bắt lửa.

    Một tiếng nổ xé không gian. Thanh sắt bị bắn tung, xuyên từ má trái qua óc của Gây, mở bung một lỗ trên đầu và bay ra rơi xuống cách đó ba mươi mét, mang theo những vết máu và óc người loang lổ. Gây nằm trên nền đất đá. Ánh trời chiều chiếu trên các tảng đá. Những người thợ đường sắt đứng đó như trời trồng, hốt hoảng. Chỉ một vài người dám tiến lại gần và nhận ra điều không tưởng tượng được: Phineas Gage còn sống! Anh từ từ tỉnh lại với một lỗ lớn xuyên óc trên đầu. Dù máu vẫn ứa ra nơi vết thương, anh đã có thể giải thích cho mọi người về vụ tai nạn. Các bạn thợ chuyển anh lên một chiếc xe bò. Anh ngồi thẳng trên xe, đi một đoạn đường hơn một cây số về tới khách sạn gần nhất. Rồi, trước những con mắt kinh ngạc của đồng nghiệp, Gây tự mình bước xuống xe. Anh ngồi xuống một chiếc ghế khách sạn và chờ. Khi bác sĩ tới, anh chào ông với câu: „Bác sĩ hôm nay sẽ có khá nhiều việc để làm đấy!"

    Ngày nay, sọ của Gây được trưng tại viện bảo tàng đại học danh tiếng Havard, và nó đang làm nát óc các nhà khoa học. Lúc bị nạn, Gây 25 tuổi, anh còn sống thêm 13 năm nữa với vết thương đầu kinh khủng đó. Một cuộc sống lạ lùng! Là vì đời anh bị che mờ bởi một đám mây đen. Anh vẫn tiếp tục có thể cảm, nghe và thấy. Không có triệu chứng bại liệt các ngón tay chân hay lưỡi gì cả. Anh chỉ bị mất con mắt trái, nhưng đã được bù trừ bởi các giác quan khác. Bước đi của anh chắc chắn, đôi tay khéo léo hơn bao giờ hết, và anh cũng có thể nói năng lưu loát như xưa. Nhưng anh không còn làm nghề cũ nữa. Anh tìm được việc làm trong một nông trại ngựa, nhưng chẳng được bao lâu. Chẳng có việc gì làm, anh ra diễn trò ở các cuộc hội chợ, sau đó xuất hiện trong một bào tàng viện, chuyên đứng biểu diễn với thanh sắt ngày trước cho khách xem. Cuối cùng anh trẩy sang Chí-lợi và ở lại đó cho gần đến lúc mất. Anh làm nghề tải hàng xe ngựa và đánh xe ngựa đưa thư. Năm 1860 anh về San Francisco, cư trú trong một căn hẻm tối nơi khu phố của đám dân nhậu. Anh bị chứng động kinh và mất lúc 38 tuổi. Người ta chôn anh cùng với cây sắt, mà từ khi bị nạn cho tới lúc chết anh không bao giờ rời xa nó. Báo chí trước đây rùm beng với tai nạn của anh bao nhiêu, giờ đây chẳng ai màng gì lắm với cái chết của anh.

    Tại sao cuộc sống của Gây không xuôi chèo mát mái? Theo quan điểm của hai nhà nghiên cứu não Hanna và Antonio Damasio, là những người tìm hiểu về trường hợp của anh, Gây suốt đời vẫn học tập và nói năng bình thường – chỉ trừ một điều: Nhiều nhân chứng cùng thời kể rằng, anh không còn coi trọng những luật lệ sống chung trong xã hội nữa. Anh nói dối và lường gạt tùy thích, chẳng còn biết gì là trách nhiệm và không còn kiểm soát được những cơn giận và những cuộc ẩu đả nhau nữa. Cái gì đã xẩy ra? Có thể nào một vết thương não có thể làm cho một con người đứng đắn trở thành lệch lạc nhân cách trầm trọng như thế? Hình như cái la bàn đạo đức trong anh thợ công ti đường sắt đã bị mất điện từ. Nếu đúng như vậy, thì phải chăng có một trung tâm sinh lí về đạo đức ở trong đầu? Và nếu có một trung tâm như thế, thì phải chăng trung tâm này sẽ quyết định việc con người hướng thiện hay hướng dữ?

    Hai vợ chồng Damasio khám rất kĩ sọ của Gây. Họ quả quyết, một phần não của anh đã bị hủy hoại, và phần này có liên quan tới những đức tính tốt của con người như khả năng nhận định tương lai và đưa những nhận định này vào áp dụng cho cuộc sống chung trong xã hội. Họ tin rằng, Gây đã mất đi cảm giác trách nhiệm cho chính mình và cả đối với tha nhân, và anh không còn có thể tự do tổ chức đời sống của mình được nữa. Một vùng khoang não trán, ventromediale Region, vùng có liên hệ với cảm giác trách nhiệm, có thể đã bị mất đi, trong khi mọi nhiệm vụ khác của não vẫn không bị suy suyển. Nếu ông bà Damasio có lí, thì tai nạn đã làm tổn thương Í thức của Gây. Tương quan giữa nghĩ và cảm, giữa quyết định và cảm nhận không còn bình thường nữa.

    Người ta nói, không phải tất cả những ai quan tâm tới trường hợp của Gây đều chia sẻ nhận định của ông bà Damasio. Một số bác sĩ khám nghiệm Gây nghi ngờ nhận định đó. Họ cho rằng, tâm tính của Gây không biến đổi nhiều như hai ông bà Damasio nói. Chúng ta phải để í tới yếu tố này, là Gây đã mất việc làm chuyên môn. Anh không còn hi vọng gì vào tương lai nghề nghiệp được nữa. Và điều quan trọng nhất là thái độ của quần chúng đối với anh. Người ta không còn coi anh, một con người với bộ mặt bị biến dạng, là anh thanh niên bình thường nữa. Phải chăng tất cả những cái đó là nguyên do của một số động thái bất thường nơi anh? Và phải chăng tai nạn đã làm cho anh bị chấn thương tâm thần nặng (Trauma) ?

    Tất cả những nghi ngờ đó đều có lí, nhưng chúng ít làm thay đổi các kết quả sinh lí thần kinh. Hai ông bà Damasio đã chứng nghiệm thẩm định của họ qua nhiều thí nghiệm với thú vật. Họ nhận ra, vùng ventromediale là một vùng rất hệ trọng của não. Đây là nơi xử lí các cảm giác, và cũng là nơi lấy các quyết định và hoạch định các chương trình. Nhưng bảo rằng, đấy là một thứ trung tâm máy tính điều khiển bộ chỉ huy của các quyết định đạo đức, thì sai.

    Mỗi tối trước khi ngủ, tôi thường đọc cho thằng con tôi nghe từ một cuốn truyện nhi đồng của bà Tove Janson, một phụ nữ Phần-lan. Trong đó kể, thằng Snork, một trong những nhân vật ma quái trong truyện, yêu cầu tay phù thủy cung cấp cho nó một máy tính, để nhờ đó nó luôn biết được cái gì là công bằng, cái gì là không công bằng. Tay phù thủy đã phải thận trọng trước yêu cầu đó. Chuyện ông đạo đức trong đầu hay máy tính đạo đức trong óc cũng không khác. Cảm nhận và quyết định đạo đức không xuất phát từ một trung tâm cụ thể nào trong não cả, nhưng đó là kết quả sinh hoạt chung của một mạng lưới nối kết nhiều vùng khác nhau. Như vậy, có thể tóm tắt như sau: Có nhiều vùng trong não liên quan tới đạo đức, nhưng chẳng có một vùng cụ thể nào đảm trách nó cả.

    Tôi nhấn mạnh hai chữ cảm nhận đạo đức và quyết định đạo đức, vì chúng là hai chuyện khác nhau. Trong bài trước, nhà nghiên cứu não Benjamin Libet đưa hai khái niệm này lại sát với nhau, khi ông nói, các cảm nhận của chúng ta ra lệnh cho các quyết định của chúng ta. Dĩ nhiên đó không phải hoàn toàn sai, nhưng ngày nay nghiên cứu não biết rằng, có rất nhiều vùng não khác nhau liên quan tới việc cảm nhận và việc quyết định, thành ra khó mà nói được chắc chắn, diễn tiến đó xẩy ra như thế nào. Các cảm giác, sự tư duy trừu tượng và các lãnh vực có trách nhiệm với những tương quan giữa người với người, tất cả đều luôn luôn hoạt động cùng lúc. Khó có thể nói được, cái nào quyết định cái nào ở đây, và hình như quyết định đó không luôn giống nhau. Cảm giác và lí trí pha lẫn nhau không ngừng, và con người phản ứng lại hoàn cảnh cụ thể cũng rất khác nhau tùy người tùy nơi.

    Có những cảm giác đạo đức – chẳng hạn như lòng thương xót người nghèo đói. Tôi thấy một người ăn xin trên đường, cảnh đó làm tôi xót xa. Cảm giác này gia tăng mạnh trong tôi, nhưng nó không đưa tôi tới một í định nào cả. Nhưng những nhận thức đạo đức thì lại hoàn toàn khác. Tôi muốn cho người đó tiền và đắn đo suy nghĩ, không biết làm như thế có đúng không. Tôi nghĩ: Nếu mọi người cùng cho người đó tiền, thì ông ta sẽ chẳng bao giờ chịu làm việc nữa.

    Hoặc: Ông ta sẽ dùng tiền đó uống rượu, chứ chẳng để mua thức ăn đâu. Nhưng tôi cũng có thể nghĩ: Ông ta muốn làm gì với tiền đó là tùy ông. Quan trọng là ông ta có được số tiền mà ông cần. Cảm giác và nhận thức thường không tách rời nhau. Nhưng: Tại sao ta hành động và Ta xét đoán thế nào về một hành động trên mặt đạo đức, là hai chuyện khác nhau. Các cảm giác - cùng với những í định, sự suy nghĩ, thói quen và nhiều chuyện khác – đóng một vai trò quan trọng nơi các hành động, nhưng khi chúng ta xét đoán về mặt đạo đức, thì xem ra ảnh hưởng của chúng không lớn lắm. Trước khi leo lên ngọn cuối cùng của dãy núi đạo đức – trực giác đạo đức - của chúng ta, ta hãy tham quan một lần cuối cơ xưởng làm việc của các nhà nghiên cứu não.

    •Tôi cũng cảm được điều bạn cảm nhận. Có nên đối xử tốt với nhau không?
     
    Ngọc Thiền SầuGill thích bài này.
  6. Ngô Phương Thảo

    Bài viết:
    68
    Chương 14

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Parma

    Tôi cũng cảm được điều bạn cảm nhận. Có nên đối xử tốt với nhau không?


    Có những người khóc thương cho cái chết của anh da đỏ Winnetou trong phim của Karl May. Một số khác than khóc về cái chết của cô Ruth trong truyện „Grüne Tomaten "(Những trái dưa xanh). Và một số người khác nữa thì lại tiếc thương cho cái chết tức tưởi của giáo sư Dumbledore trong truyện Harry Potter. Chúng ta khóc thương cho những nhân vật trong các cuốn phim hay truyện, vì chúng ta đồng cảm với những nhân vật đó và coi những đau khổ của họ như đau khổ của mình. Chúng ta cùng cười, cùng sợ hãi trước những phim truyện ma quái, coi như chính mình đang trực tiếp đối diện với những sự kiện trong đó. Ai trong chúng ta cũng đều đã có những kinh nghiệm như thế. Nhưng những kinh nghiệm đó xẩy ra như thế nào? Tại sao chúng ta có thể đồng cảm được với người khác? Tại sao ta nổi da gà trong rạp xi-nê, khi vẫn biết rằng mình chẳng bị nguy hiểm gì cả? Tại sao tình cảm của những người khác lại đi vào trong ta?

    Câu trả lời đơn giản: Chúng ta cùng cảm, là vì những cảm giác (thật hay giả tạo trong phim) của người khác tạo nên nơi ta cùng một cảm giác như thế. Và có lẽ không chỉ loài người có khả năng ấy mà thôi. Cô khỉ chị trong vườn thú của trung tâm nghiên cứu Madison rõ ràng cũng cảm được nỗi sợ và sự đau đớn của em. Sự kiện rõ ràng như thế, mà các khoa học, cho đến cách đây vài năm, vẫn không làm sao lí giải được. Và nhân vật đã đưa ra được một câu trả lời minh bạch và rất khoa học, lại là một người không chuyên môn trong ngành và ngày nay vẫn chẳng được ai biết tới.

    Người ta thường hay sánh Giacomo Rizzolatti với Albert Einstein: Với mái tóc trắng lổng chổng, bộ râu mép bạc và nụ cười láu lỉnh. Không chỉ giống bề ngoài mà thôi. Đối với nhiều nhà nghiên cứu não, ông người Í lanh lợi Rizzolatti là một trong những nhân vật lớn nhất trong ngành của họ, người đã mở ra một chiều kích hiểu biết mới. Nhiều đồng nghiệp từ lâu vốn không coi trọng lãnh vực nghiên cứu của Rizzolatti. Từ trên hai mươi năm nay, Rizzolatti theo dõi vai trò của những tế bào thần kinh điều khiển hành động, được gọi là những Thần kinh hành động. Một lãnh vực xem ra buồn chán, vì vùng Cortex vận động, nơi tạo ra các hành động, là một vùng não âm u, chẳng có gì sáng tỏ. Thích thú gì với việc nghiên cứu những chuyện (hành động) đơn giản, khi ta có thể đi vào những lãnh vực phức tạp như ngôn ngữ, trí khôn hay cảm giác, nhiều nhà nghiên cứu nghĩ như vậy.

    Tưởng là thế. Nhưng năm 1992 đã có một chuyển biến quan trọng. Chuyển biến đến thật bất ngờ. Rizzolatti làm việc ở Parma, trong một đại học cổ xưa nhất Âu châu, nhưng khu nhà của khoa I lại là một tập hợp những căn nhà sơn trắng rất tối tân. Đầu thập niên 90' các nhà nghiên cứu não chung quanh Rizzolatti bắt đầu một dự án bất thường. Họ đã biết, một động thái nào đó có thể có tác dụng „lây lan". Cười, ngáp hay cả tư thế của một người có thể tạo ra sự bắt chước nơi người đối diện. Một vài loài khỉ không những cũng có khả năng này, mà còn nổi tiếng về khả năng có thể „bắt chước "mọi thứ. Nhưng các nhà nghiên cứu quyết định chọn loài Khỉ heo, thuộc loài Makaken, loài này thường không bắt chước điệu bộ các đồng loại. Rizzolatti và các cộng tác viên trẻ của ông là Gallese, Fogassi và di Pellegrino gắn điện cực vào não của một chú Khỉ heo. Đoạn họ thẩy một hạt dẻ ra nền nhà và quan sát diễn tiến tín hiệu của dây thần kinh liên hệ, khi khỉ đưa tay ra chụp hạt dẻ. Mọi chuyện tới đó bình thường. Nhưng rồi sự kiện chấn động đã xẩy ra: Các nhà nghiên cứu đặt con khỉ đó ra phía sau một tấm kính. Lần này khỉ không còn đưa tay ra chụp dẻ được nữa, mà chỉ còn ngồi nhìn một cộng tác viên của Rizzolatti đưa tay ra chụp hạt dẻ. Và chuyện gì đã xẩy ra trong não khỉ? Trong khi nhìn người khác đưa tay ra chụp dẻ, thần kinh não của nó cũng phát ra tín hiệu, giống như khi chính nó đưa tay ra chụp dẻ. Nghĩa là, dù không ra tay hành động, con khỉ cũng thực hiện hành động đó trong đầu. Các nhà khoa học vô đỗi ngạc nhiên. Dù khỉ tự mình thực hiện hành động, hay chỉ nhìn người khác hành động (nghĩa là chỉ hành động trong đầu mà thôi), trong cả hai trường hợp, các tế bào thần kinh đều làm việc như nhau.

    Xưa nay chưa có ai quan sát được sự kiện này. Leonardo Fogassi là người đầu tiên nhận ra í nghĩa của sự kiện. Nhưng vinh quang là của cả nhóm. Rizzolatti sáng chế ra một từ ngữ mới, để đặt tên cho các tế bào thần kinh tạo ra tín hiệu trước các hành vi thụ động, đó là Thần kinh phản chiếu (Spiegelneurone). Một từ ngữ thần chú mới ra đời. Lập tức, các nhà khoa học ở Í, sau đó ở các đại học và các trung tâm nghiên cứu đổ xô vào nghiên cứu Thần kinh phản chiếu. Nếu như não của con người cũng có những phản ứng như não khỉ trên đây (phát ra tín hiệu cả khi mình tự hành động cũng như khi mình chỉ quan sát và đồng cảm với hành động của kẻ khác), thì hẳn đây là chìa khóa để hiểu các hành vi xã hội của con người?

    Các Thần kinh phản chiếu, dù sao đi nữa, cũng là những thành tố quan trọng. Chúng nằm trong vùng não trán (präfontaler Cortex), vùng có tên là Insel (Ốc đảo). Ốc đảo này hơi khác với „trung tâm xã hội" (vetromediale Region), mà chúng ta đã nói tới. Điều này cũng dễ hiểu, là vì các Thần kinh phản chiếu tuy có liên quan chút ít với sự đồng cảm vô thức, nhưng hoàn toàn không liên hệ gì tới công việc hoạch định tổng quát, tới công việc quyết định và í muốn. Những vùng não này liên kết hoạt động ra sao, điều này chưa ai rõ. Thế giới chuyên môn đã giật mình, khi Rizzolatti sáu năm trước đây đã dùng màn ảnh máy đo chỉ cho họ thấy rằng, vị trí của các Thần kinh phản chiếu nơi con người nằm gần Trung tâm Broca; Trung tâm Broca vốn là một trong hai vùng não có trách nhiệm tạo ngôn ngữ. Mới đây, các nhà khoa học đại học Groningen ở Hòa-lan khám phá ra một liên hệ hấp dẫn giữa việc nghe tiếng động và việc phát tín hiệu của Thần kinh phản chiếu. Khi nghe tiếng động mở lon bia, Thần kinh phản chiếu cũng phản ứng i hệt như chính người đó đang mở lon bia. Chỉ cần nghe một tiếng động thôi, chúng ta đã có thể sống được hết kinh nghiệm của hoàn cảnh. Trong các thí nghiệm, những ai có bộ não đặc biệt năng động, những người đó đều đã trả lời rằng, họ rất dễ đồng cảm với người khác. Cùng lúc đó, nhiều nhà khoa học ở Hoa-kì tiến hành thí nghiệm nơi các trẻ em ít có khả năng phản ứng lại những lời nói của kẻ khác. Và họ nhận ra, các trẻ em bị chứng tự bế (Autismus) có vấn đề với các Thần kinh phản chiếu. Các thần kinh này hoạt động rất yếu hoặc chẳng phản ứng gì cả.

    Có phải các Thần kinh phản chiếu là người đạo diễn các cảm giác của chúng ta hay không, hãy chờ xem kết quả của những khảo nghiệm tiếp. Công cuộc nghiên cứu chỉ mới bắt đầu. Nhưng người ta hi vọng nhiều vào việc tìm hiểu Thần kinh phản chiếu, chúng có thể là một thành tố quan trọng giúp giải mã cho sự đồng cảm, khả năng ngôn ngữ, lối hành xử xã hội và hành vi đạo đức của chúng ta. Nếu các Thần kinh phản chiếu phát ra tín hiệu cả trong những hành động chủ động lẫn thụ động (chỉ xem người khác hành động), thì ta dám suy đoán rằng, việc bắt chước các cảm giác người khác tùy thuộc vào khả năng cảm nhận của chúng ta. Ai nhạy cảm với chính mình, người đó có nhiều khả năng đồng cảm với tha nhân hơn. Nhưng người đó có sử dụng khả năng này hay không, thì lại là một chuyện khác. Các Thần kinh phản chiếu chỉ nói lên mặt „kĩ thuật "của khả năng đạo đức tổng quát nơi con người mà thôi. Việc nghiên cứu chúng có thể giúp ta biết sự đồng cảm của chúng ta hoạt động ra sao; một diễn tiến mà Kant cho rằng không thể nào mô tả được. Nhưng câu hỏi: Tại sao sự đồng cảm là điều đáng làm, thì trước sau vẫn chưa có câu trả lời. Đồng cảm là điều thật đáng làm, đến nỗi ta từ đó có thể đưa ra những lời khuyên tổng quát cho việc hành xử của ta hay đề ra cả những quy tắc hành động bó buộc cho mình.

    Trong lịch sử hình thành và phát triển loài người, đạo đức, như đã nói, có nhiệm vụ điều hòa cuộc sống xã hội của một nhóm. Để có thể thực hiện được điều này, các thành viên trong nhóm phải có khả năng cảm được các cảm giác của tha nhân và có lẽ cả phải đọc được í nghĩ của họ nữa. Ở đây, rõ ràng các Thần kinh phản chiếu có thể giúp họ về mặt Vị tha (Altruismus). Gốc rễ của lòng vị tha nằm rất sâu trong con người. Nó khiến họ không những nhân từ với tha nhân, mà hơn nữa còn nhận ra đó là điều đáng làm. Nó gây cho ta niềm vui, khi ta ôm, vuốt ve một em bé, dỗ em nín khóc, tạo lại nụ cười trên môi bé. Đồng cảm là một bản năng sẵn có trong mỗi con người bình thường. Hình như những cảm nhận đạo đức như thế xuất hiện trước, rồi sau đó mới nẩy sinh những nguyên tắc đạo đức theo sau.

    Nhưng cảm giác đáng làm xuất phát từ đâu? Cái gì làm cho ta hạnh phúc, khi ta làm lành? Và cái gì làm ta hài lòng, khi ta cư xử đạo đức? Hỏi nhà não học, họ thường chỉ ngay vào một điểm rất nhỏ nhưng là một vùng rất đặc biệt của não, mà ta đã đề cập đến trong bài về các cảm giác, đó là Amygdala (hạch Hạnh nhân). Đây là trung tâm tạo ra khoái cảm và cảm giác hụt hẫng tức bực, một vùng đã được khảo sát khá kĩ. Nhiều nhóm nghiên cứu nhận ra, những khuôn mặt thân thiện dẫn tới những phản ứng mạnh nơi Hạnh nhân bên trái. Những phản ứng này đưa tới tâm trạng vui và khoái chí. Trái lại, những khuôn mặt cau có và đe dọa gây kích thích chủ yếu Hạnh nhân bên phải, chúng tạo ra lo sợ và chán chường. Những cảm giác đó có thể nhìn thấy được trên màn ảnh máy chụp (Kernspintomografie) và chúng rất dễ giải thích. Dĩ nhiên máy chụp chỉ cung cấp cho ta những lát chụp từng lúc, chứ không phải một cuốn phim. Dù vậy, rõ ràng khi ta làm cho người khác vui, ta cũng cảm thấy mình vui. Nụ cười và nét rạng rỡ của người khác tưởng thưởng việc lành của ta. Như vậy, làm lành thường tạo nên tâm trạng vui, nhất là khi ta thấy được hậu quả của hành động ta nơi nét mặt của tha nhân – hoặt ít ra có thể mường tượng ra được niềm vui của họ.

    Như vậy, hành vi vị tha phần nhiều dựa trên sự tự tưởng thưởng mình. Làm lành là điều đáng cho tôi làm. Và điều gì đáng làm cho mỗi cá nhân, thì cũng đáng làm cho cộng đồng. Có lẽ đây là điểm mà Kant đã quá coi nhẹ. Vì ông cho rằng, tình thân thiện phát xuất từ cảm giác trách nhiệm mang nhiều tính đạo đức hơn cái thân thiện xuất phát từ xu hướng hay bổn tính của con người. Kant bảo, ta không thể tin được các cảm giác khoái lạc. Điều này không hoàn toàn sai. Nhưng ngược lại, ta có thể tin được cảm giác trách nhiệm không? Trong trường hợp mập mờ, điều này xem ra còn dở hơi hơn. Là vì niềm vui do hoàn thành trách nhiệm có khi không mạnh bằng niềm vui vì đã làm cho người khác vui.

    Trước Kant, nhiều triết gia coi đạo đức như một trách nhiệm đối với Thiên chúa. Ai sống và làm theo í Thiên chúa, người đó đạo đức và họ có một đời sống đúng đắn. Nhưng Kant đã giải thoát đạo đức ra khỏi trách nhiệm trước Thiên chúa. Thay vì trách nhiệm trước Thiên chúa, giờ đây trách nhiệm trước con người. Đó là đỉnh điểm của quan niệm „luật đạo đức trong tôi" của ông. Nhìn theo khía cạnh tâm lí, điều này có nghĩa: Chuyện tôi có cư xử đạo đức hay không, chung quy chỉ là vấn đề Tự trọng. Điểm này, Kant rất có lí. Theo tôi nghĩ, thích làm lành có nhiều tính người hơn là có trách nhiệm làm lành. Nhưng một đạo đức chỉ trở thành đạo đức, khi tôi, vì những lí do tự trọng, biến những kinh nghiệm vui thích này trở thành nền tảng cho những quy luật làm lành chung. Nhưng ở đây ta cũng phải nhìn nhận: Chuyện có đáng / nên làm lành hay không, cũng còn tùy vào xã hội nơi ta đang sống. Khi tôi đang ngồi tù, thì Mệnh lệnh nền tảng nhiều khi cũng chẳng có nghĩa gì. Trong trường hợp này, lòng tự trọng đan chéo với những khó khăn và nhu cầu Tự khẳng định mình. Dù vậy trên căn bản, khả năng đạo đức vẫn là một thành phần quan trọng của con người. Một xã hội không biết đến „đúng "hay „sai", nếu có một xã hội như thế, thì quả là một cái gì vô cùng ghê gớm.

    „Lòng nhân ", vốn là một gia sản ki-tô giáo phương tây, đã đưa đẩy chúng ta đến chỗ coi đạo đức là một yếu tố quyết định của loài người. Xem ra tự bản chất, con người không luôn luôn ác độc, mà cũng chẳng hoàn toàn tốt lành, nơi họ có cả hai mặt. Vết thương nơi đầu của Phineas Gage cho ta thấy có một cái gì như trung tâm điều khiển đạo đức trong não. Mặt khác, các Thần kinh phản chiếu cho thấy sự đồng cảm của chúng ta diễn ra trên bình diện tế bào thần kinh như thế nào. Nhưng chẳng có diễn tiến hóa học nào tự nó tạo ra thiện cảm, tình yêu hay trách nhiệm cả. Những thứ này chúng ta phải tự tạo lấy – ít nhất là vì chúng là điều đáng hoặc nên làm đối với chúng ta. Như vậy, câu hỏi quan trọng duy nhất mà chúng ta còn phải làm sáng tỏ, đó là: Phải chăng chúng ta học tập được đạo đức qua kinh nghiệm sống? Hay đạo đức vốn dĩ là một đặc tính bẩm sinh? Chúng ta thật sự sinh ra đời với một „luật đạo đức trong tâm", như Kant nói? Đa số chúng ta thường có thể trả lời ngay, không chút suy nghĩ, hành động này là tốt và hành động kia là xấu. Phản ứng đó rõ ràng giống như một trực giác. Nhưng cái „trực giác đạo đức"đó có nội dung ra sao?

    •Người đàn ông trên cầu. Đạo đức là một đặc tính bẩm sinh?
     
    Ngọc Thiền Sầu thích bài này.
  7. Ngô Phương Thảo

    Bài viết:
    68
    Chương 15

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Boston

    Người đàn ông trên cầu.

    Đạo đức là một đặc tính bẩm sinh?


    Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh sau đây: Một toa xe lửa mất tay lái đang lao thẳng vào năm người thợ sửa đường sắt. Và bạn là người duy nhất đang đứng ở chỗ ghi đổi đường xe. Nếu bạn bẻ ghi sang phải, bạn có thể cứu được năm mạng người vào giờ phút chót. Nhưng ngặt một cái, nếu bẻ sang phía đó, thì toa xe sẽ nghiến lên một người thợ khác – chỉ một người thợ mà thôi. Trong trường họp này, bạn quyết định như thế nào?

    Nhưng khoan. Trước khi trả lời, bạn hãy nghĩ kĩ câu hỏi thứ hai này. Cũng là câu chuyện toa xe mất tay lái như trên, nhưng lần này bạn không đứng ở ghi, mà đang đứng trên một cây cầu bắc qua đường rầy. Nếu như lúc này bạn tìm được một cái gì ném xuống đường rầy, thì nó sẽ cản được toa xe, và năm mạng người kia sẽ được cứu sống. Nhưng quanh bạn chẳng có cái gì để thẩy xuống cả, ngoài một người đàn ông to lớn mập mạp cũng đang đứng trên thành cầu. Bạn chỉ cần tới sau ông ta, đẩy nhẹ một cái là ông ta rớt xuống, và toa xe sẽ dừng lại khi đụng vào vật cản to lớn đó. Bạn sẽ quyết định ra sao?

    Hơn 300.000 người đã được hỏi như vậy. Người ra câu hỏi là nhà tâm lí Marc Hauser của đại học Harvard ở Boston. Ông đưa câu hỏi lên Internet để cho người được hỏi trả lời. Nhưng không chỉ những người vào Internet mà thôi. Ông còn hỏi những người Hoa-kì, người Trung Quốc và cả dân du mục nữa. Ông hỏi người lớn, con nít, người vô thần, kẻ có tín ngưỡng, đàn ông, đàn bà, thợ thuyền lẫn người học thức. Kết quả bất ngờ: Các câu trả lời gần như luôn như nhau – bất kể những đặc tính khác nhau trên đây.

    Câu trả lời như thế nào? Câu hỏi 1: Gần như tất cả đều sẽ bẻ ghi sang phải. Hi sinh một mạng người mà cứu được năm mạng, là điều nên làm. Câu 2: Chỉ một phần sáu số người trả lời sẽ đẩy ông mập xuống đường rầy để cứu năm người. Đa số người được hỏi không làm điều đó.

    Câu trả lời có lạ đời không? Tôi bẻ ghi hay đẩy một người xuống cầu, kết quả đều như nhau! Một người chết để năm người sống. Không có khác biệt giữa tổng số nhân mạng và người được cứu sống. Nhưng dù vậy xem ra có một sự khác biệt. Khác biệt rõ ràng giữa việc tôi chấp nhận cái chết của một người và việc tôi gây ra cái chết cho một người. Về mặt tâm lí, có sự khác biệt lớn giữa việc tôi gây ra cái chết một cách tích cực hay thụ động. Trong trường hợp sau - đẩy ông mập, tôi có cảm giác mình giết người, dù việc giết đó có thể cứu được năm mạng khác. Ở trường hợp đầu, tôi có cảm giác đấy là số mệnh của người thợ. Giữa hành vi tích cực và sự vô í thụ động là một khoảng cách vô cùng lớn. Và luật pháp của gần như mọi quốc gia đều phân biệt rõ giữa những hành vi cố í và những hành vi sơ sót.

    Hành vi tích cực, xét về mặt đạo đức, là cái gì khác - chẳng hạn - với việc ra một mệnh lệnh hay một quy điều. Các phi công thả bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima về sau bị chứng bất an; trong khi những vị chỉ huy của họ, cho tới tổng thống Truman là người ra lệnh, rõ ràng ít gặp vấn đề hơn. Chúng ta phân biệt giữa những thiệt hại cố í và những thiệt hại có thể lường trước. Chúng ta phân biệt giữa hành vi trực tiếp và gián tiếp. Và đa số trong chúng ta coi những thiệt hại xẩy ra do sự đụng chạm cơ thể xấu xa hơn nhiều so với những thiệt hại không do sự đụng chạm cơ thể. Nhấn một chiếc nút để giết một người dễ hơn là cầm dao đâm vào tim người đó. Một hành vi tàn bạo càng trừu tượng thì xem ra càng dễ thực hiện hơn.

    Hãy nhớ lại gốc gác đạo đức của chúng ta xuất phát từ lối cư xử xã hội của các loài động vật có vú. Dù rằng ở đây không có các hành động trừu tượng, nhưng hẳn có sự khác biệt giữa hành động và bỏ qua. Khi người nào bỏ qua một hành động, ta không biết rõ người đó đã cố í làm điều đó hay không. Vì thế, ta cũng ngần ngại đánh giá cụ thể điều đó về mặt đạo đức. Trái lại, một hành động tích cực xem ra là một động thái rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ gì nữa.

    Nhưng Marc Hauser còn nhận ra nhiều thứ hơn trong đó. Nếu đa số con người ta trong cùng một hoàn cảnh cùng đánh giá tình hình như nhau và hành xử như nhau về mặt đạo đức, thì phải chăng đó là bằng chứng cho sự hiện hữu của một hạt mầm đạo đức chung, vượt mọi biên giới văn hóa, trong mỗi con người chúng ta? Phải chăng chúng ta cùng có chung một bộ luật hành xử? Phải chăng chúng ta một cách nào đó đều hướng theo những nguyên tắc chung, như „Hãy đối xử công bằng với nhau! ", „đừng làm hại ai!" hay „Hãy cư xử thuận hòa! "? Hauser quả quyết, có những quy luật đạo đức trong tâm mỗi người chúng ta. Vì thường không ai í thức được những quy luật đó, nên chúng không thể truyền thừa được qua giáo dục. Chúng có thể nằm sẵn trong các di tử của chúng ta và đã được chúng ta nhập tâm cho mình trong những năm tháng đầu đời. Ông Hauser đoán rằng, chúng ta nhập tâm đạo đức cũng như đã học tập Ngôn ngữ. Noam Chomsky cho hay, thoạt tiên có sẵn một thứ Văn phạm phổ quát trong não ta, từ kho văn phạm này ngôn ngữ mẹ đẻ, tùy theo ảnh hưởng môi trường, đã dần phát triển lên trong mỗi đứa trẻ. Chúng ta không học được ngôn ngữ đầu tiên, mà đúng hơn, chúng ta đã sở hữu nó, như kiểu cánh tay ta cứ mỗi ngày dài thêm ra. Hauser cho rằng, trường hợp đạo đức cũng giống như thế. Cả ở đây cũng có một thứ Văn phạm chiều sâu, nó giúp chúng ta sở hữu được những cấu trúc đạo đức của môi trường sống. Như vậy, mỗi người sinh ra với một giác quan về lành dữ, với một „trực giác đạo đức". Như vậy, con người ta không học được đạo đức chỉ từ tôn giáo hoặc hệ thống luật pháp, hay chỉ từ cha mẹ hoặc thầy cô – nhưng họ đã sẵn mang cảm giác đạo đức từ khi sinh ra. Cũng chính vì thế mà chúng ta chẳng gặp khó khăn gì hay phải suy nghĩ gì khi đánh giá một hành động là tốt hay xấu. Ngay cả một tay tội phạm cũng biết tự thâm tâm mình, hành động của mình là xấu hay tốt.

    Phải chăng ông Hauser có lí? Phải chăng các nhà tâm lí đã tìm được chìa khóa mở ra cánh cửa Linh tính đạo đức, điều mà các triết gia đã không hiểu được bằng các mệnh lệnh và luật trừu tượng hay các nhà nghiên cứu não đã không thể thấy được bằng máy đo quang phổ? Kant khinh thường các cảm giác, vì ông cho rằng đạo đức không xuất phát từ cảm giác. Theo ông, các cảm giác là kẻ thù, chứ không phải là đồng bạn của lí trí; chúng thay vì giúp thì lại cản trở và làm lu mờ sự đánh giá đạo đức của ta. Hauser, trái lại, xây dựng thuyết đạo đức của mình trên nền tảng cảm giác. Tình cảm không nhất thiết là những bản năng thấp kém, nhưng chúng cũng dẫn tới những cảm giác cao thượng. Để chắc ăn với thuyết Trực giác đạo đức bẩm sinh của mình, Hauser nhờ sự giúp đỡ của người bạn thân. Cùng với Antonio Damasio, ông khám nghiệm các bệnh nhân bị thương tích ở miền ventromedial của vùng não trán, nghĩa là những người cũng bị mất một phần não như Phineas Gage trong bài trước. Cả những bệnh nhân này cũng được hỏi về chuyện toa xe mất tay lái trên đây. Kết quả minh bạch rõ ràng: Cũng giống như những người lành lặn, các bệnh nhân đều đồng í nên bẻ ghi để cứu năm mạng người. Nhưng ở câu hỏi thứ hai, những bệnh nhân với triệu chứng thương tích như Gage thì lại không ngần ngại bảo rằng, nên đẩy ông mập xuống đường tàu. Nơi những người lành lặn, bản năng đạo đức trực giác đã ngăn cản không cho họ xô ông mập. Còn những người bệnh, vì đã mất đi bản năng này, nên họ đã không ngần ngại xô ông ta xuống, họ còn chỉ phán đoán thuần túy theo lí trí.

    Nếu tin vào thử nghiệm đó, thì Trực giác đạo đức nằm ở vùng não trán của con người. Đây là chỗ, chìm khuất trong miền ventromedial, đóng quân của hạt mầm đạo đức bẩm sinh. Nhưng trước khi đồng í với nhận định này, ta cũng nên nhắc đến một số phản biện quan trọng: Câu hỏi về toa xe lửa và đường ghi quả thật rõ ràng và không thể hiểu lầm được. Nhưng câu hỏi thứ hai về người đàn ông trên cầu thiếu rõ ràng. Ta hãy một lần nữa hết sức thận trọng đặt mình vào hoàn cảnh đó: Xô một người xuống cầu để cản toa xe lửa. Nếu người đó quay lưng lại với ta, ta sẽ dễ đẩy ông ta xuống hơn. Nếu ông nhìn ta, hẳn ta sẽ khó quyết định hơn. Nếu ông đó mặt mũi khó thương, ta dễ hi sinh ông. Nhưng nếu ông tốt lành dễ thương, đang mỉm cười với ta? Trường hợp này, có lẽ ta sẽ chẳng xô ông. Tất cả những cái đó chẳng ngược lại thuyết Trực giác đạo đức của Hauser. Nhưng chúng làm cho thuyết của ông thêm rắc rối. Là vì những cảm giác rất cá nhân của ta về cảm tình và vô cảm cũng có dính dáng đôi chút với đạo đức trực giác của chúng ta.

    Thí dụ toa xe với đường ghi cũng không khác. Năm trên sáu người được hỏi đều trả lời, họ sẵn sàng để một người chết để cứu năm người. Cho tới đây, không có gì đáng phân vân. Nhưng nếu người thợ duy nhất kia là một người bạn thân của tôi? Trong trường hợp này tôi có bẻ ghi về phía người đó không? Nếu đó lại là người mẹ, người chị, người em, đứa con của tôi? Còn ai dám ra tay bẻ ghi! Ai sẽ dám bẻ ghi để cứu năm mạng người lớn trước một em bé đang nô giỡn trên đường ray? Trong một thí dụ khác, một số học sinh sẵn sàng xô ông thầy dạy toán đáng ghét của mình xuống cầu để cứu năm mạng người kia.

    Trong trường hợp thứ hai còn thêm một số yếu tố chẳng dính dáng gì tới các bản năng cả. Nếu giờ đây tôi xô ông mập, đầu óc tôi có rùng mình không, có ai bảo cho tôi hay là ông ta sẽ rơi đúng ngay trên đường rây hay không? Và nếu đúng, thì toa xe có dừng lại hay không? Nếu xe không ngừng, thì cái gì sẽ xẩy ra? Không những mất năm mạng người, mà tôi còn thêm một tội giết người. Ai sẽ tin, là tôi đã xô ông với í hướng tốt? Tất cả những câu hỏi đó đều quan trọng đối với hành động của tôi. Và chúng chẳng phải là kết quả của những suy tư đắn đo lâu dài, nhưng trái lại chúng tới một cách chớp nhoáng. Chúng được hình thành từ các kinh nghiệm sống và như vậy giống như một thứ phản xạ văn hóa và xã hội.

    Không dễ dàng phân biệt được giữa các bẩm tính di tử và kiến thức văn hóa. Cả hai quyện lẫn trong nhau. Những quyết định giống nhau trong các câu hỏi thử nghiệm của Hauser, mặc dù những người được hỏi thuộc nhiều văn hóa khác nhau, vẫn chưa chứng minh được rằng, đạo đức là một đặc tính bẩm sinh. Cũng có thể các quan niệm về đạo đức đều rất giống nhau trong các nền văn hóa khác nhau, vì đâu đâu chúng cũng được coi là tốt hay ít ra có lợi. Như vậy, câu trả lời đúng đắn cho „bẩm sinh hay tập thành "sẽ là: Quả thật chúng ta không thể phân biệt được! Chẳng hạn một số thiếu niên lớn lên trong sự giáo dục của Hitler về sau đã không trở thành những sĩ quan vô lại của Quốc Xã, sẵn sàng giết người vô tội không gớm tay. Cũng như việc học tiếng, những cảm nhận đạo đức của chúng ta không hoàn toàn bẩm sinh. Chúng ta không sinh ra với những giá trị bẩm sinh, nhưng được sinh ra với sẵn một chương trình giáo dục cho biết ta có thể thu nhận những thông tin nào, và với sẵn một số điều kiện cho phép ta tổ chức những thông tin đó.

    Khả năng đạo đức này có thể được sử dụng rất khác nhau. Sự khác biệt của những quan niệm đạo đức con người là một bằng chứng. Các quyền tư hữu, đạo đức tình dục, các giáo lí tôn giáo và các lối cư xử hung hãn đã và đang được áp dụng rất khác nhau, khiến ta khó mà nói được, đâu là „đặc tính mẫu" của con người. Cả trong xã hội chúng ta đang sống cũng có nhiều mảng không rõ. Có nền đạo đức hàng ngày, đạo đức nhóm đoàn, đạo đức trách nhiệm, đạo đức giai cấp, đạo đức giao ước, đạo đức tối thiểu hay tối đa, đạo đức kiểm soát, đạo đức tiên khởi, đạo đức cho đàn ông đàn bà, đạo đức xí nghiệp, đạo đức cho quản trị viên, cho các nhà thần học, cho các bà tranh đấu nữ quyền. Mỗi khi xã hội nhận ra một vấn đề mới, lại có thêm một đạo đức mới. Đạo đức mới, nhưng lại đặt nền trên những giá trị đã có sẵn: Nó kêu gọi tới lương tri, kêu đòi trách nhiệm, đòi hỏi có thêm bình đẳng và dân chủ, thêm tình huynh đệ.

    Ai suy nghĩ theo hướng đạo đức, người đó chia thế giới ra thành hai lãnh vực: Lãnh vực trọng kính và lãnh vực khinh ghét. Hơn hai ngàn năm các triết gia cứ loay hoay với việc kiếm tìm những minh chứng chắc nịch cho các tiêu chuẩn trọng khinh đó. Với một kết quả lạ lùng: Một mặt, nhờ ảnh hưởng của triết học qua nhiều trăm năm, nhiều quốc gia pháp trị với một hệ thống đạo đức tân tiến đã hình thành; mặt khác, toàn bộ cấu trúc đó lại tỏ ra quá mỏng manh (như trường hợp nước đức), khiến chủ nghĩa Quốc Xã với nền đạo đức khập khễnh đã xuất hiện dễ như trở bàn tay. Xem ra tiến bộ đạo đức trong một xã hội ít tùy thuộc vào lí trí hơn là tùy vào việc làm cho quảng đại dân chúng nhạy cảm với một vấn đề nào đó. Xúc động tình cảm mạnh cũng là nguồn lực của những biến cố xã hội. Hoặc là, như triết gia người Mĩ Richard Rorty đã có lần nói rất đúng: „Tiến bộ đạo đức.. không tùy thuộc vào việc người ta thoát ra được khỏi tính đa cảm để tiến sâu vào lí trí. Nó cũng ít tùy thuộc vào việc, thay vì tiếp tục khiếu nại tại các tòa án tham những của chính quyền cấp thấp, đâm đơn lên một tòa án cấp cao, và toàn án cao cấp này lại có những quyết định thiếu tính lịch sử, dựa trên một luật đạo đức chẳng trói buộc cho nơi nào và cho nền văn hóa nào ".

    Như vậy, sau bảy chương về đạo đức, có lẽ phải làm một tóm tắt như thế này: Người là một con vật có năng khiếu đạo đức. Khả năng đạo đức vốn bẩm sinh, nhưng bẩm sinh tới mức nào thì khó mà xác định được. Bộ não của loài có vú đã sắp sẵn cho những khả năng đồng cảm với người khác, và não này nhận ra những tưởng thưởng (hóa học thần kinh) cho những hành vi „tốt". Hành vi đạo đức là một thứ Vị tha phức tạp. Nó bao gồm những cảm giác lẫn những tính toán. Khác với điều Kant nói, không có „luật đạo đức"trong tâm để bó buộc người ta làm lành lánh dữ. Nhưng người ta làm lành, là vì hành vi này thường mang lại điều tốt đẹp cho cá nhân và cho cả nhóm. Hành vi này được sử dụng nhiều hay ít, đây là một vấn đề tùy vào sự tự trọng, và tự trọng này lại tùy vào sự giáo dục.

    Và như vậy với dụng cụ đó, giờ đây ta có thể vững vàng bước vào lãnh vực hành động. Chúng ta sẽ yên chí đi vào những vấn đề đạo đức cụ thể trong xã hội đang sống. Phải chăng, như đã thấy, có một Quyền đạo đức trên bình diện cảm thức cho phép ta giết người trong những trường hợp nhất định, như trường hợp người đàn ông trên cầu? Và phải chăng cũng có một Bổn phận đạo đức buộc ta giết người?

    •Nên để cô Ba sống. Có được phép giết người không?
     
    Ngọc Thiền Sầu thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...