Tên Truyện: Tôi đi cùng năm tháng Tác giả: Hoàng Ka Thể loại: Tự truyện Số chương: 09 chương Xin chào đọc giả: Tôi sẽ viết một tự truyện có thật, về quê hương, về cuộc sống bản thân từ bao cấp đến cuộc sống đời thực, qua thăng trầm của cuộc đời, bước qua những biến cố, thương đau, bất hạnh để tiến lên nhưng luôn tuân thủ các quy định pháp luật. Dẫu cuộc sống không xa hoa nhưng tôi thấy tự hào. Tự truyện của tôi sẽ đơn giản, mong quý đọc giả nếu đã đọc không ưng ý, hãy thông cảm. Hoàng Ka xin trân thành cảm ơn.
Chương 1: Quê hương yêu dấu Bấm để xem Chẳng giấu gì ai, Quê tôi Thôn Mỹ Hảo, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Theo chú Thắng tôi kể lại: Ngày xưa thời phong kiến, thôn có con đường và chiếc cổng làng cổ kính rêu phong. Nhưng Khi Tôi sinh ra chiếc cổng này không còn nữa, thấy bảo ngày xưa cổng làng không phải ở vị trí như hiện nay nhưng cũng rất bề thế. Cổng cao khoảng 6-7 mét, rộng khoảng 5 mét, dày khoảng 4 mét, cổng có kiến trúc đơn giản, có một lối vào ra cuốn vòm, phía trên có một cửa cũng như vậy nhưng nhỏ hơn, mái thiết kế theo kiểu mái nhà bằng bê tông gạch, bên trong phía tay trái (hướng từ trong ra) xây một cầu thang gạch lên gác chuông (không có chuông). Cổng làng không đắp gờ chỉ, tô son vẽ phấn lòe loẹt mà phủ lên một lớp rêu phong cổ kính. Đường làng ngày xưa cũng "đấu nối" với đường cái quan nhung không như bây giờ mà nó nhỏ, hẹp, đường đất là chủ yếu, chỉ có đoạn từ Đình làng ra tới cổng nhà "cụ Lý Đồng" là có lát gạch nghiêng, gọi là lát nhưng thực ra chỉ ốp sát vào nhau rồi đổ đất màu lên trên cho chắc, mà cũng không lát cả đường, chỉ lát khoảng một mét ở giữa đường, hai bên vẫn để đường đất cho trâu, bò đi. Trục đường làng trâu bò đi làm đồng qua lại nhiều thành ra bùn lầy, nước đọng, và hình như đã thành thói quen trâu, bò cứ ra đến khu vực này là "Tè" hoặc "ị" một bãi ", lâu ngày chẳng có ai dọn dẹp thành ra bị ô nhiễm, mất vệ sinh, phản cảm, con đường cũng không hẳn như hiện nay đâu, mà đến khoảng năm 1970 Hợp tác xã mới cải tạo lại. Hết thời bao cấp sang những năm sau này con đường lát gạch ngày xưa do năm tháng dãi dầu, mục nát, siêu vẹo. Khoảng năm 1999 do có sự tài trợ của công ty nước sạch Hải Dương và sự đóng góp của dân làng, con đường được bê tông hóa, thảm nhựa ra tận đường xe lửa. Mỗi khi về quê thấy quê mình hàng ngày thay da đổi thịt trong lòng thấy thanh thản vui vui, hoài niệm về những thời tuổi thơ xa vắng. Chú Thắng là chú họ của tôi, chú có nhưng hoài niệm về quê hương, chú kể: Làng Mỹ Hảo quê hương tôi còn có một câu chuyện" Thần bí "như có thật mà hết đời này sang đời khác mà chưa có lời giải thích nào rõ ràng, khoa học. Chuyện là thế này: Không biết từ bao giờ Làng tôi" Tự nhiên mọc lên "Nhiều Gò, Đống huyền thoại: Mả Gò, Đống Quốc, Ba Đường, Đống Bưởi 5 cái, cái nọ cách cái kia khoảng chừng 200 mét, chạy dài từ Đông sang Tây, gần như thẳng hàng cách cửa Đình khoảng 800 mét. Những Gò, Đống này gần như hình vuông, chiều cao khoảng 2 mét, mỗi cạnh có chiều rộng khoảng 15 mét, lời đồn đại kể rằng: Khu vực Đống Bưởi là những nơi bọn Tàu khi rút về nước đã yểm Vàng ở đây, những đêm hè trăng thanh gió mát khoảng gần sáng người ta nhìn thấy từng đàn Lợn con màu vàng chui từ dưới lòng đất lên đùa nghịch, gần sáng lại chui vào trong Đống, vì thế khoảng những năm 1968, ban đêm tại Đống Bưởi có ai đó đào bới tung lên tìm Vàng, khi đào ra lộ những hàng gạch xây xung quanh Đống, không riêng gì Đống Bưởi ở thôn tôi bị đào sới mà thời kỳ này ở khắp nơi trên đất Việt Nam cũng rộ lên những tin đồn Tàu sang lấy của mang về nước.. Có người lại bảo rằng: Gò, Đống đó là nơi chôn xác Tàu (Mả Tàu thua trận).. Ngày nay do mưa nắng dãi giầu và nhân dân ra đây khai phá trông rau, ngô, khoai, các Gò Đống này không còn vuông vắn như những năm 60 của thế kỉ 20 về trước, và cũng từ đây không ai quản lý, một số dân làng đã ra Gò Đóng xây mồ mả lên trên, Gò Đống ngày nay thấp xuống, nhìn mãi mới phát hiện ra đấy là Gồ Đống. Mỗi khi về thăm quê tôi lại hoài niệm về câu chuyện" Đàn Lợn con màu Vàng chui lên "và nhớ về một thời tuổi còn thơ: Trưa hè nóng rát chúng tôi rủ nhau ra đồng bắt cua, mò ốc, trời nóng quá cua ngoi lên bờ hoặc bò lên ngọn Lúa đậu, dân làng chỉ việc tóm gọn cho vào giỏ mang về rang, nấu, những thửa ruộng có người bừa để cấy thì tôm, cá bị sục bùn ngoi lên dồn vào góc ruộng, chỉ còn mang dậm ra hớt lên thế là có một Ki lô gam tôm cá ngon lành, viết đến đây tôi chợt nhớ ra: Sông Cầu Guột cũng nhiều tôm cá lắm, những khi dân làng tát nước đổ ải, sông cạn nước, cả làng rủ nhau ra sông úp cá, hàng trăm cái Nơm của dân hai thôn Mỹ Vọng, Mỹ Hảo dàn hàng ngang kín lòng sông, dày đặc, bắt đầu úp cá từ Cầu Guột đến làng Thó, ai cũng có một sâu cá đầy, con to, con nhỏ đủ cả, tuy nhiên cũng có người về tay không.. Nhưng hỡi ơi, ngày nay dòng sông Cầu Guột gần như dòng sông" Chết "tôm cá không còn nhiều, ruộng cũng không còn cua cá, tôm như ngày xưa nữa. Tiếc ngày xưa quá! Mỹ Hảo quê tôi có truyền thống cách mạng kiên cường, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược làng tôi có nhiều người tham gia Việt Minh hoạt động bí mật hoặc nửa bí mật nửa công khai. Trong các chiến dịch bảo vệ đất nước, giải phóng thôn có nhiều bậc tiền nhân anh dũng hy sinh.. Những chiến sỹ sống sót trở về khi hòa bình được lập lại được dân làng ra chào đón nồng nhiệt như người thân đi xa mới về, cả làng cũng được tiếp thu văn hóa mới tư nhiều địa phương khác từ lớp người này. Bố tôi kể về thời pháp thuộc: Khi giặc Pháp về xây đồn bốt ở Cầu Guột ngay đầu làng tôi thì mức độ kìm kẹp của thực dân pháp tăng lên, một số người tham gia phản động hoạt động ra mặt, công khai hoạt động chỉ điểm. Làng tôi thỉnh thoảng lính Pháp lại vào lùng sục, khi ấy dân làng được phen chạy loạn, khói lửa cháy bao trùm quê trên quê hương do lính Pháp vào đốt nhà dân (Kể đến đó bố tôi thường nghẹn lời). Có lần bố tôi được bà quẩy chạy loạn lên tận Bắc Giang (bố cười bảo: Một bên quang ghánh là bố, bên kia tài sản của gia đình có quần áo và con lợn, vài cái liêu đất).. Bốt chính Cầu Guột có 2 tầng, tậng hầm nằm sát đầu cầu có nhiều lỗ châu mai hướng ra bốn phía, đặc biệt là hướng ra đầu cầu có quốc lộ 38 chạy qua, tiếp đó là nhà lính ăn ngủ, xung quanh là dãy giao thông hào bằng bê tông chạy ngang dọc, Cây Cầu Guột là một cây cầu bằng Sát bắc qua sông Cầu Guột, thành cầu cao chừng 2 mét. Ngày nay đồn bốt không còn, cầu cũng dỡ bỏ đi, thay vào đó là cây cầu xi măng, khu vực đồn bốt bây giờ thành sông mất rồi. Hòa bình lập lại năm 1954 cho đến nay, quê hương tôi này càng đổi mới. Mẹ tôi bảo: Ơn Đảng, Chính Phủ mà quê mình đã khang trang, kinh tế no đủ nhà nào cũng có xe máy, nhiều nhà cao tầng, có nhà có cả ô tô, máy cày.. Quốc lộ 38 đã cải tạo rộng lớn hơn, đường nhựa phẳng lì nối thông tuyến kinh tế trọng điểm: Băc Ninh, Bắc Giang với Hải Dương, Hải phòng - Quảng Ninh, Thái Bình.. Đó, quê tôi ngày xưa yêu dấu. Tôi được sinh ra vào năm 1975, khi mà miền Bắc đang tiến lên xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa và tiến vào giải phóng Miền Nam. (Còn tiếp: Mời các bạn đón đọc chương hai:" Tuổi thơ của Hoàng Ka ", Dự kiến chương ba:" Thời niên thiếu")