Bộ phim dựa trên những vụ án có thật xảy ra tại hàn quốc, mặc dù đã câu chuyện đã được thay đổi và lượt bỏ một số chi tiết, nhưng qua những tập phim ta vẫn có thể cảm nhận thấy sự đáng sợ và man rợ của những đứa trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên gây ra. Lợi dụng luật vị thành niên "Khi chưa đủ 18 tuổi, thì các cô cậu thanh niên sẽ không phải đi tù" (đối với việt nam mình là 16 tuổi). Liệu rằng, người lớn có phải đã bỏ qua những điều khác thường với những đứa con đang trong tuổi mới lớn không? "Trẻ con đâu có lỗi, chúng có biết gì đâu" Tòa án vị thành niên "lấy chất liệu từ một số vụ án có thật Nội dung phim: G iông như tiêu đề, nội dung phim sẽ xoay quanh những vụ án mà các cô cậu vị thanh niên gây ra, khác với những bộ phim trinh thám hình sự khác, bộ phim xoay quanh yếu tố tâm lí con người. Tại sao bọn trẻ lại làm những việc đó và những người mất mát người thân của họ sẽ đau khổ nhường nào. Bộ phim là lời răn đe, phản ánh xã hội. Nhắc nhở phụ huynh nên quan tâm, để ý con cái và suy nghĩ những hâu quả sau này. Với cá nhân mình, mình chấm điểm bộ phim: 8/10 Bài review này sẽ viết chủ yếu về cảm nhận của mình và lí do tại sao những vụ án vị thành niên lại xảy ra như thế. Trong vụ án đầu tiên, ta có thể thấy vụ án này dựa vào câu chuyện có thật ở hàn quốc năm 2017. Đây từng là vụ án mà gây chấn động hàn quốc khi 2 cô học sinh mới 17, 18 tuổi đã dã man ra tay giết hại và phân xác của cô bé 8 tuổi – khi đó nạn nhân chỉ muốn mượn điện thoại để gọi cho gia đình. Thậm chí sau khi sát hại, hung thủ còn chụp ảnh rồi khoe với đồng minh như một chiến tích, vui vẻ cười đùa trước tòa vì nghĩ rằng" mình có thể thoát tội vì chưa đủ tuổi". Theo một số bài báo, một trong những nguyen nhân xảy ra vụ việc trên là do thiếu thốn sự tình cảm, sự quan tâm và đồng cảm. Mặc dù gia đình hung thủ có mời những luật sư nổi tiếng nhất để giúp thoát tội, nhưng có thể thấy, họ không hề có mặt trong phiên tòa. Nói cách khác, đó chỉ là trách nhiệm của họ. Hung thủ chỉ đước phán xét xử cao nhất 30 năm vì là đứa trẻ chưa đủ tuổi. Vậy, bản chất của họ sau khi ra tù có thực sự thay đổi không? Và ai sẽ trả lại đứa con bé bỏng, tương lai của người đã khuất? Nỗi đau của người còn sống, luôn luôn là nỗi đau mà không bao giờ mất và một khi hung thủ đã quyết định ra tay với nạn nhân, chắc chắn sẽ không hối hận! Kẻ sát nhân trẻ tuổi trong vụ án gây chấn động Hàn Quốc. Ở trên thế giới có rất nhiều vụ án mà hung thủ đều là trẻ em, thậm chí họ cũng đáng sợ và tinh vi hơn người trưởng thành, nhưng hầu như họ có 1 điểm chung là thiếu thốn sự yêu thương của gia đình. Ví dụ 1 vụ việc có thật tại việt nam, Lê Ngọc Chung – lúc đó hắn chỉ mới 16 tuổi đã ra tay sát hại cả 1 gia đình vào đêm muộn vào năm 2005. May mắn thay, 2/5 người trong gia đình đã may mắn thoát được mặc dù họ trọng thương và bị để lại rất nhiều di chứng, thương tích về sau này. Vì chưa đủ tuổi vị thành niên, nên hung thủ đã phải chịu mức án cao nhất là 15 năm tù, điều này không thể chữa vết thương lòng của người còn sống. Nạn nhân nhỏ tuổi nhất còn sống khi đó mới được 8 tuổi, và khi hắn ra tù nạn nhân mới chỉ 23 tuổi. Nếu lê ngọc chung ra tù, liệu bản tính hắn có thay đổi hay trở về ngôi nhà năm xưa để trả thù vì chưa đạt được ước muốn? Lê Ngọc Chung gây ra tội ác tày trời khi chưa tròn 16 tuổi
Ồ bạn bè mình cũng có giới thiệu cho mình xem phim này, mà mình lỡ quên mất tên, may sao thấy bài của bạn, mình thấy phim hay và mới lạ ở chỗ, khai thác những vụ án mà trong đó trẻ vị thành niên có thể là nạn nhân, hoặc tội phạm. Mình cũng tin rằng những tội phạm vị thành niên cần phải nhận những hình phạt thích hợp, những người trẻ này học được rằng bất cứ điều gì sai trái mà họ làm đều để lại hậu quả nặng nề. Chứ không phải kiểu như "nó còn nhỏ, có biết gì đâu" rồi chối bỏ mọi trách nhiệm.
Mình không biết nói sao, đúng là trẻ con nên cần một biện pháp tích cực để trả giá hành vi đã làm. Nhưng đôi lúc, mình cũng thấy. Liệu rằng họ mất đi tuổi trẻ k, liệu họ có thật sự hối hận k. Mình nghĩ pháp luật nên có những mốc riêng hình phạt dành cho trẻ con. Như là nếu giết người thì vẫn được xử nặng nhất như người lớn, hoặc lạ nhẹ thì răn đe. Nhưng cái chính chủ cốt ở đây là hình phạt muốn họ nhận ra sai lầm và không tái phạm. Phụ huynh hay nói "trẻ con mà, có biết gì đâu" rồi bênh bọn trẻ, nhưng họ không nói bọn trẻ đã sai ở đâu. Ngược lại họ còn đánh bọn trẻ. Điều đó trở nên chúng ngang ngược, khúc mắc, và ương bướng hơn!