Tò he - Một món quà vặt của tuổi

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Tiêu Mại, 4 Tháng năm 2020.

  1. Tiêu Mại Bé Tiêu

    Bài viết:
    23
    Món: Tò he

    Tác giả: Tiêu Mại

    Ngày đăng: 4/5/2020

    Tò he xanh đỏ tím vàng

    Mẹ mua mỗi độ chợ làng vào phiên

    Chim cò, ngũ quả, cô tiên

    Nhỏ xinh đánh đổi nỗi niềm tuổi thơ..

    [​IMG]

    (ảnh nghệ nhân làng Xuân La)

    Tò he - một món quà gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Nó mộc mạc, giản dị mà đậm chất quê hương. Hồi có bé, chắc ai cũng đã từng trải qua cảm giác mong ngóng, đợi mẹ từ những phiên chợ về và mua cho ta những món quà vặt nào là nắm xôi, một viên kẹo đường hay ngon nhất là.. một thanh tò he. Ta vừa được ngắm một thanh tò he đẹp với đủ màu sắc và nhiều hình thái khác nhau: Hình ảnh cô tiên xinh đẹp trong chiếc váy hồng, tôn nghộ cầm gậy như ý với tư thế oai phong hay là ông bụt trong câu chuyện cổ tích bà hay kể. Tất cả mỗi hình thái khác nhau dưới đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân thì nó lại sống động, tinh tế. Ngoài việc, ngắm ngiá thanh tò he bé xinh, ta còn cảm nhận được cái vị ngọt lịm đang tan chảy trong miệng. Cái vị ngọt mà không ai có cản được. Nhanh nhẹn, xử xong một phần kẹo, lấy thân que ra thổi những tiếng "tò te.. tò te". Không chỉ một đứa mà cả một đám bạn quê cùng nhau thổi lên như là đang biểu diễn, biểu diễn một bản đồng ca của hồn quê.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cái tên tò he xuất phát từ đấy, thân tò he là một chiếc kèn có thể phát ra một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng tò.. te.. tò.. te. Có lẽ vì thế người ta gọi là "tò te", sau này nói chệch thành "tò he".

    Một thanh tò he giờ chỉ tầm 15000đ-20000đ. Có lẽ hơi mắc đối với một thanh kẹo. Nhưng bạn biết đấy, để có được một thanh tò he hoàn chỉnh thì người nghệ nhân cũng phải rất tốn công và đòi hỏi cả sự khéo léo, tỉ mỉ. Và.. Đúng vậy, để trở về với cả một tuổi thơ thì con số ấy không nói lên được gì cả.

    Còn nhớ khi còn bé, lúc Tiêu tầm 5 tuổi. Ở ngỏ có chú đạp xe bán tò he. Cả xóm ai cũng thích. Chỉ cần nghe tiếng.. cót két.. là biết chú đang đến. Âm thanh từ chiếc xe đạp đã rỉ sét, bạc màu. Tuy vậy nó lại mang một vẻ đẹp rất lạ bởi trên cái nền tối ấy lại nổi bật lên bởi từng ngăn hộp đựng đầy màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng.. cùng với đó là những thanh nẹp tre ghép lại để cắm những thanh tò he đủ hình dáng. Khi ấy một thanh chỉ tầm vài nghìn nhưng như thế là quá xa xỉ rồi. Được ăn một thanh có lẽ đã quá hạnh phúc rồi. Tiêu còn nhớ lúc đấy kẹo đã có sẵn nhưng Tiêu lại không thích, đòi bằng được chú nắn cái mới mấy chịu. Đôi tay rám nắng, thô kệch nhưng lại khéo léo đến lạ, thoăn thoắt chỉ chốc lát đã hồ biến ra được chú cá nhỏ xinh.

    [​IMG]

    Khi đã lớn lên thì chú ấy không còn bán ở xóm nữa, mỗi ngày trông ngóng nhưng lại không thấy. Và giờ đây để tìm được một hình ảnh ấy thì có lẽ rất khó. Đấy là một phần tuổi thơ của Tiêu, còn bạn thì sao?

    Là món ăn vặt của tuổi thơ nhưng bạn đã biết rõ nó chưa nào.

    Thật ra tò he (còn từng được gọi là con giống bột) là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Nặn tò he xuất hiện tại miền Nam Việt Nam không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền Bắc di cư vào Nam, tuy nhiên, mức độ phổ biến không bằng tại miền Bắc. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá.. vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là "đồ chơi chim cò". Cùng với giò, đĩa xôi.. tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được.

    Nơi có truyền thống về tò he nhất là làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tò he ở đây có lẽ là ngon nhất.

    Để có được một thanh tò he ta chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộc sống nông dân. Ðó là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra: Bột gạo, phẩm màu, que tre. Bằng cách thực hiện các bước sau:

    • Bước 1: Trộn bột

    Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp. (theo tỉ lệ 10: 1)

    • Bước 2: Nhào bột

    Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục.

    • Bước 3: Luộc bột

    Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra, để nguội bột, và nhuộm màu cho bột.

    • Bước 4: Nhuộm bột

    Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ cây nhà lá vườn: Mầu xanh từ lá cây, màu đỏ của gấc, màu vàng từ nghệ, màu đen từ tro bếp, màu tím từ một loại lá của người dân tộc thiểu số.. Ðiều đáng nói ở đây là màu rất bền, không bị loang ra. Màu nào vẫn giữ nguyên màu đó khi ta đem trộn lẫn chúng vào nhau.

    Có 7 màu cơ bản là xanh lá cây, xanh nước biển, đỏ, tím, vàng, trắng đen, nếu muốn có thêm màu mới sinh động hơn thì nghệ nhân phải trộn các màu đó với nhau.

    • Bước 5: Chuẩn bị dụng cụ để nặn

    Ngoài ra, để có một con tò he hoàn chỉnh, người nghệ nhân còn cần vòng nứa, một cái lược nhỏ (đầu này có răng lược, đầu kia vót nhọn), một con dao, một miếng sáp ong.

    • Bước 6: Nặn bột

    Với đôi bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng phong phú, đặc biệt là khả năng phối màu, các nghệ nhân làng Xuân La có thể tạo ra được rất nhiều hình tượng, từ những bộ tam da, tứ linh, đến nhân vật hoạt hình, truyện tranh..

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đấy là cả quá trình để hình thành nên một thanh tò he nhưng để đẹp, để học được cách nặn tò he không phải ai cũng được bởi những người nặn tò he thường có một nguyên tắc của dòng họ là chỉ truyền cho con trai và con dâu. Nặn tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép đã bị cháy nên không tìm ra được ông tổ nghề. Hơn nữa, trong làng có rất nhiều dòng họ: Ðặng, Nguyễn, Vũ, Lê, Chu, Trịnh.. mà họ nào cũng biết nặn tò he. Vì thế chức danh ông tổ nghề được phong cho dòng họ nào cũng xứng đáng cả.

    Tuy nhiên ngày nay để gợi nhớ lại nét đẹp, văn hóa xưa thì không ít các cửa hàng mở ra nhằm dạy các bé cách tạo hình tò he.. Để các bé yêu thêm cái đẹp của làng quê Việt.

    [​IMG]

    Tò he được coi là một thứ đồ chơi dân gian độc đáo. Mặc dù không sử dụng được lâu, chỉ giữ được trong khoảng từ 10 đến 30 ngày, nhưng tò he thật gần gũi với cuộc sống người Việt, với những hình ảnh giản đơn, mang cho người xem những tình cảm đặc biệt. Nó không chỉ là sự tích tụ của trí tuệ dân gian, mà nó còn mang theo cái hồn của làng quê Việt. Đi đâu xa cũng nhớ về quê, và bạn lớn bao nhiêu vẫn là tuổi thơ với.. thanh kẹo tò he.

    [​IMG]
     
  2. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Anh đã được biết tới món này như một món ăn nghệ thuật nhưng thú thât là từ bé đến giờ anh chưa từng có cơ hội được ăn thử món này :(ở quê nhà anh không có bán món này
     
    Tiên Nhi, lacvuphongcaTiêu Mại thích bài này.
  3. Tiêu Mại Bé Tiêu

    Bài viết:
    23
    Thế anh còn xui hơn cả em cơ. Em được ăn duy nhất một lần trong đời hồi bé ấy :)
     
  4. Tiêu Mại Bé Tiêu

    Bài viết:
    23
    Sáng h tưởng dẫn link vào rồi mà chưa thấy duyêt, ai ngờ quên :))
     
    Tiên Nhi, lacvuphongcaHạ Mẫn thích bài này.
  5. Hạ Quỳnh Lam

    Bài viết:
    63
    Tò he dễ thương lắm luôn. Có nhiều cô bác nặn đất thành tò he khéo tay cực (^-^). Hồi nhỏ mình đi chơi hội cũng thích cầm mấy cây tò he như này.
     
    Tiên Nhi, lacvuphongcanntc6761 thích bài này.
  6. lacvuphongca

    Bài viết:
    64
    Một thời tuổi thơ của mình đó!

    Nó mộc mạc, giản dị mà đậm chất quê hương. Hồi còn bé, cứ mãi mong ngóng, ngắm nhìn những thanh tò he đẹp với đủ màu sắc và nhiều hình thái khác nhau: Hình ảnh cô tiên xinh đẹp trong chiếc váy hồng, tôn ngộ không cầm gậy như ý với tư thế oai phong.
     
    Hạ Quỳnh Lam, Tiên Nhichiqudoll thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...