Tổ chức nông thôn theo huyết thống của người Việt Nam

Thảo luận trong 'Dân Gian' bắt đầu bởi Everett01111, 2 Tháng mười hai 2022.

  1. Everett01111

    Bài viết:
    26

    Đời sống tập thể trong văn hóa của người dân Việt Nam bao đời nay rất đa dạng và phong phú. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến quý vị bạn đọc một loại hình tổ chức của người dân ở nông thôn Việt Nam. Đó là tổ chức theo huyết thống.

    Tổ chức nông thôn theo huyết thống là loại hình tổ chức dựa trên những người có cùng quan hệ về huyết thống gắn bó mật thiết với nhau tạo thành đơn vị cơ sở là gia đình và là đơn vị cấu thành gia tộc. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, được thành lập dựa trên cơ sở quan hệ vợ chồng cha mẹ, con cái và anh em. Gia tộc bao gồm một số gia đình có cùng họ xuất thân từ cùng một nguồn gốc, có chung thủy tổ do trưởng họ điều hành, chủ yếu là việc giỗ tổ, cúng tế, mừng thọ..

    Ở Việt Nam, làng và gia tộc đôi khi có sự đồng nhất với nhau. Ở nhiều nơi, làng là nơi ở của 1 học chẳng hạn: Đặng Xá, Ngô Xá, Châu Xá.. sức mạnh của gia tộc thể hiện ở tình thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Trong mỗi quan hệ huyết thống, người Việt có họ nội và họ ngoại. Pháp luật và tập tục của người Việt cấm người có cùng quan hệ huyết thống kết hôn hoặc quan hệ tình dục với nhau vì phạm tội loạn luân.

    Quan thệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian từ đó phản ánh nên tính tôn ti trật tự trong tổ chức. Người Việt phân chia hệ họ tộc chi li đến 9 thế hệ (cửu tộc) : Kỵ (thủy tổ) - Cụ (cao tổ) - Cố (tằng tổ) - Ông bà (tổ phụ mẫu) - Cha mẹ (phụ mẫu) - Con (tử) - Cháu (tôn) - Chắt (tằng tôn) - Chút (huyền tôn). Việc phân biệt tôn ti trong gia tộc cũng rất nghiêm ngặt đố với các quan hệ gián tiếp như anh chị họ, con chú con bác, con cậu con cô. Từ đó, việc xưng hô cũng phải tuân theo tôn ti trật tự.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...