Tình yêu Tổ quốc là gì? Yêu Tổ quốc nghĩa là yêu mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, yêu tiếng nói, yêu đồng bào, yêu lịch sử vẻ vang của dân tộc. Có cả niềm tự hào về nguồn gốc Việt Nam trong tình yêu ấy. Mỗi lần rời xa quê hương, tình yêu ấy lại bùng cháy trong tim, có lúc hừng hực, có lúc sôi sục, có lúc thổn thức. Đây là tình yêu Tổ quốc và lòng trung thành với đất mẹ. Yêu Tổ quốc là tình yêu, sự kính trọng và tôn thờ quê hương, đất nước, khắc sâu trong tim. Đây là phẩm chất cao quý của mọi người. Tình yêu Tổ quốc thể hiện ở việc sẵn sàng giúp nước lúc khó khăn. Đây là tình cảm thiêng liêng mà người dân đối với Tổ quốc. Tình yêu Tổ quốc được thể hiện trong mọi giai đoạn lịch sử của dân tộc. Thời chiến là sẵn sàng lao vào trận địa đánh giặc, không quản ngại khó khăn gian khổ, góp phần vào sự nghiệp giành lại nền độc lập, thống nhất cho Tổ quốc. Hậu phương tăng gia sản xuất, quyên góp lương thực, thực phẩm để chi viện cho tiền tuyến. Tình yêu Tổ quốc thời kỳ này có sức lan tỏa mạnh mẽ, đã có thể đánh bật được bè lũ bán nước, cướp nước. Thời bình, tình yêu Tổ quốc là xây dựng đất nước trên con đường chủ nghĩa xã hội, mong muốn mọi người đều được ấm no, hạnh phúc và đất nước phát triển bền vững, phấn đấu đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới như lời Bác Hồ dạy. Hơn nữa, tình yêu Tổ quốc còn được thể hiện trong tình cảm gia đình, tình yêu thương giữa con người với nhau. Các nhà thơ, nhạc sĩ thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua các sáng tác thơ ca, nhạc kịch ca ngợi các anh hùng dân tộc và vẻ đẹp của đất nước. Tình yêu Tổ quốc là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nên thắng lợi của cuộc Kháng chiến và thắng lợi của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhờ có tình yêu Tổ quốc, dân tộc ta đã lập được những chiến công lừng lẫy năm châu. Tình yêu Tổ quốc được truyền từ đời này sang đời khác và trở thành nguồn sức mạnh vô giá, là sợi dây gắn kết trái tim con rồng cháu tiên. NLXH tình yêu Tổ quốc Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước lâu đời, truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, tự do, đem lại cuộc sống bình yên trên khắp đất nước. Hiện nay, toàn dân tộc Việt Nam đang đoàn kết quyết tâm xây dựng đất nước, giữ vững hòa bình, độc lập, tự do. Mỗi người dân Việt Nam đều mang trong mình truyền thống dân tộc với tình yêu Tổ quốc nhiệt thành, kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tích cực học tập và thi đua theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, góp phần phát triển kinh tế. Sự thịnh vượng của một đất nước và hạnh phúc của một dân tộc phụ thuộc vào tâm huyết, sức sống và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Tình yêu Tổ quốc là yêu quê hương đất nước, không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Tình yêu Tổ quốc là một tình cảm thiêng liêng không ai lý giải được. Khi đất nước có chiến tranh, dân tộc ta nhất trí cao, sẵn sàng cầm vũ khí, chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Yêu Tổ quốc là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, tất cả những người đã sinh ra trên mảnh đất hình chữ S thân yêu chung sức chống lại ách ngoại xâm. Tình yêu Tổ quốc là niềm tự hào về thành tựu và nền văn hóa của dân tộc mình, mong muốn được cống hiến cuộc đời mình cho quê hương đất nước. Để có được hòa bình như bây giờ, có biết bao anh hùng cách mạng đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Tinh thần yêu nước của dân tộc ta được thể hiện bằng những việc làm cụ thể được ghi chép trong sách vở lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy, lịch sử các anh hùng dân tộc cũng được hệ thống giáo dục định hướng trong môn Lịch sử để học sinh hiện nay ghi nhớ công ơn và tri ân những chiến tích hào hùng của dân tộc ta trong quá khứ. Các thế hệ thanh niên cần ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ vững và tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc.
Quan niệm yêu nước ngày nay Yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Yêu nước luôn gắn liền với tinh thần trách nhiệm, yêu nước là gánh vác trách nhiệm với đất nước, với Tổ quốc, yêu nước là hành động vì Tổ quốc. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước là sự dũng cảm, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lãnh thổ. Còn trong thời đại ngày nay, khi chúng ta đang sống trong hòa bình, thịnh vượng, chúng ta thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm ở việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước giàu mạnh, sát cánh cùng các nước trên toàn thế giới.. Để phát huy tinh thần trách nhiệm với đất nước, chúng ta cần học tập, rèn luyện thật tốt để cống hiến trí tuệ và sức lực, có lối sống lành mạnh, sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần. Lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm cần có trong mọi thời đại chứ không chỉ nhất thời. Nêu cao truyền thống yêu nước và tinh thần trách nhiệm chính là phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Những câu nói của Bác Hồ (Sử dụng làm dẫn chứng, liên hệ, mở rộng trong NLXH) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết. Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi.
Ý nghĩa của lòng yêu nước Yêu Tổ quốc là yêu đất nước mình, yêu con đường trước nhà, yêu hàng cây ngõ phố.. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị nhưng lại mang một ý nghĩa rất lớn. Lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Người có lòng yêu nước là người có những nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực xã hội. Lòng yêu nước giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được nâng cao hơn. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục.. trong thời đại mới. Một người có lòng yêu nước sẽ luôn cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. Lòng yêu nước chính là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người đối công cuộc xây dựng đất nước.