Tuy là đã lớn rồi nhưng tôi vẫn thích đi chợ với bà. Nhà tôi cách chợ không xa lắm nên 2 bà cháu thường đi bộ ra chợ. Hôm nay bà tôi mua một bó lá sâm về nấu nước cho cả. Nhìn bó lá sâm thật bắt mắt vì có nhiều màu sắc. So với các loại nước giải khát khác thì nước sâm được kết hợp từ rất nhiều loại thảo mộc quý. Màu sắc của nó không chỉ đẹp mắt mà chúng còn có công dụng riêng. Màu sắc nó phong phú như cầu vồng vậy đó. Vậy ý nghĩa từng màu sắc đó là: MÀU TRẮNG: RAU BẮP, CỎ TRANH, ĐÈN PHÈN.. Công dụng: Lợi tiểu, giải độc cơ thể, làm mát gan, trị sỏi thận.. MÀU ĐỎ: TÁO TÀU, KỶ TỬ.. Công dụng: Trị táo bón, tăng cường khí huyết, hồi phục sức khỏe.. MÀU VÀNG: MÍA LAU.. Công dụng: Tăng khả năng miễn dịch, tránh mất nước, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc gan.. MÀU XANH LÁ: LÁ DỨA, MÃ ĐỀ, NGÒ RÍ. Công dụng: Lợi tiểu, chống ho, nhuận trang, tăng cường hệ tiêu hóa, loại bỏ độc tố thanh lọc cơ thể.. MÀU TÍM: CỎ DÒI, CÂY LẺ BẠN.. Công dụng: Chữa đau đầu, thanh nhiệt giải độc, giảm ho.. MÀU ĐEN: LA HÁN QUẢ.. Công dụng: Ho nhiều đờm, mất tiếng, táo bón, đái tháo đường.. Loại nước uống này có nguồn gốc từ các vị thuốc, nhưng tập trung vào công dụng "giải khát". Trí sáng tạo của con người là vô tận nên có rất nhiều món ăn mới ra đời, nước sâm cũng vậy có rất nhiều loại như: Nước sâm rong biển. Nước sâm bí đao Nước sâm bông cúc. Nước sâm 24 vị. Nước sâm kỷ tử .. Bà tôi nói nấu nước sâm cũng là một vấn đề đó con ạ, nếu không biết nấu thì nó sẽ nhanh hỏng, bị chua. Nước sâm nấu hoàn toàn từ các nguyên liệu từ thiên nhiên vậy thì điều gì tạo nên vị ngọt mát của nó? La hán quả. Cỏ tranh Rau bắp. Táo tàu Kỷ tử. Mía lau Đường phèn .. Để nấu được ly nước sâm thơm ngon bà tôi đã bỏ rất nhiều công sức, nào là rửa các nguyên liệu khô, tươi riêng biệt. Bà tôi còn nấu bằng bếp củi chứ không nấu bằng bếp gas, hay bếp điện. Nhìn ly nước sâm thơm ngon mà tôi như được tiếp lửa, cảm ơn bà đã hết lòng yêu thương con bao nhiêu năm qua.