Xin chào mọi người, hôm nay Myhieu xin phép chia sẻ đến mọi người một số kiến thức mà Myhieu đã thu thập và tìm hiểu về: tính "hướng nội" của các nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Với kiến thức hạn hẹp, mình mong được mọi người đón nhận và hoan hỉ góp ý cho Myhieu. * * * Khi xem xét đặc điểm nghệ thuật của Thạch Lam, ta có thể nhận thấy nhân vật Thạch Lam ít có hành động mạnh, không "xô xát", cãi cọ mà thích hướng nội, thích giải bày. Cụ thể, trong tác phẩm "Tình Xưa", cốt truyện xoay quanh việc Bình nhớ lại những kỷ niệm "ngày theo học trường tỉnh Thái Bình.. ở trọ nhà ông Cả Vinh". Cuộc sống của Bình chỉ xoay quanh 2 yếu tố chính là: Sinh hoạt tại gia đình chủ và việc học cùng sự tinh nghịch của 2 cậu bạn. Chính vì cuộc sống cứ diễn ra đều đặn như thế nên nhân vật cũng không có nhiều hành động, và các hành động diễn ra cũng hết sức tế nhị, nhẹ nhàng như chính cuộc sống thường nhật của những con người ngoài đời thật. Tiêu biểu như nhân vật ông Cả với thú vui điền viên rất đỗi bình thường của con người Việt Nam xưa: "Sớm chiều nào tôi cũng thấy ông lom khom ở ngoài sân, cúi mình tỉa xén các chậu lan hay sủa sang non bộ. Thật là một dịp trọng vọng nếu chậu lan có chúm một dò hoa. Phải nhìn vẻ vui sướng trên mặt ông lúc bấy giờ mới hiệu. Ông gọi chúng tôi ra xem hoa, với cái tự kiêu của một chủ nhân ông khéo léo; rồi hàng giờ ông đứng lặng ngắm chậu lan, dường như để đợi chờ bông hoa nở." . Hay việc cô Lan – con gái ông Cả Vinh đem lòng yêu mến cậu Bình nhưng cách từ chối của cậu cũng rất nhẹ nhàng, từ tốn. Thay vì dùng những hành động gây tổn thương cao khi cô Lan mua sắn, gọt sẵn để trên bàn cậu bị anh Chi cùng phòng phát hiện và trêu chọc thì nhân vật Bình chỉ tỏ thái độ không vừa ý bằng cách: "Bực mình" và "không trả lời, yên lặng ngồi xuống ghế". Cậu Chi như hiểu được ý bạn nên: "không nhìn nữa, và anh ta cúi mình ăn sắn với một vẻ khoan khoái rõ rệt". Hồi ức về kỉ niệm của Bình về đĩa sắn chỉ dừng lại ở đó, và chuyển qua những dòng hồi ức khác nên hành động của nhân vật cũng chỉ dừng lại ở đó, không đi đi đến những cao trào khác đại khái như Bình và Chi sẽ tranh cãi dữ dội, Bình đay nghiến cô Lan.. Thậm chí, thái độ giận dữ của Bình khi Lan mang quà ra giữa phố để cho cũng được tác giả miêu tả rất nhẹ nhàng chỉ bằng một tiếng gắt gõng "Ai bảo cô cho tôi?" và một thái độ "khó chịu, cố ý tránh mặt" lúc về. Qua đó, ta có thể thấy nhân vật của Thạch Lam rất ít khi hành động và có chăng những hành động cũng khá đơn tẻ. Thay vào đó, tác giả đã tập trung miêu tả nội tâm nhân vật và cho nhân vật sống nhiều hơn với thế giới riêng của mình. Chẳng hạn như khi nói về hành động không ứng của Bình vì ông Cả có ý gả cô Lan cho anh chỉ được tác giả phác họa sơ sài bằng 1 nụ cười "đùa cợt" và 2 chữ "xin vâng". Nhưng để lí giải cho hành động ấy thì có gần 4 dòng văn tác giả để nhân vật trữ tình bày tỏ "Tôi không kịp hối hận cho sự tàn ác vô tình có thể thấy trong câu đùa cợt. Tôi cũng không muốn nghĩ rằng Lan lúc đó có thể đau lòng vì tôi. Lan không còn liên lạc với tôi nữa." Chính vì hướng nội, thích giải bày nên nhân vật của Thạch lam cũng rất tinh tế và cực kỳ nhạy cảm với thế giới xung quanh. Tiêu biểu như chàng Thanh trong tác phẩm "Dưới bóng hoàng lan". Mặc dù cuộc sống nơi phố thị bon chen đã khiến anh nhiều lần mệt mõi. Nhưng những giây phút trở về quê thăm bà, thăm cô bạn thuở thiếu thời, đắm chìm trong những dòng suy nghĩ và hồi tưởng về quá khứ chính là những giây phút đẹp đẽ và yên bình nhất. Tấc cả được anh cảm nhận từng chút, từng chút với thái độ nâng niu và trân quý vô cùng. Lí giải cho đặc điểm độc đáo trong nghệ thuật của tác phẩm, đầu tiên phải kể đến bản thân tác giả. "Thạch Lam là người trầm tĩnh, kính đáo, thiên về đời sống nội tâm, đa cảm". Có lẽ vì vậy mà nhân vật của ông không quá ồn ào, thiên về cái tĩnh ở tâm hồn để đúc kết ra những triết lý, cách nhìn nhận về cuộc sống. Mặc khác, Thạch Lam chịu ảnh hưởng của khuynh hướng lãng mạng nên nhân vật của ông cũng nhẹ nhàng, diệu dàng để phù hợp với tính chất bay bổng, thi vị, siêu thực của lãng mạng. Nhưng dù xét ở phương diện nào thì đặc điểm này cũng là một nét rất độc đáo và đặc biệt chỉ có ở nhà văn Thạch lam mà không bị lu mờ hay pha lẫn với các nhà văn khác, thâm chí là với các anh em trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Myhieu cảm ơn các bạn đã lựa chọn và đọc bài viết của Myhieu. Mến chúc mọi người sức khỏe và thành công!