Trời buồn làm gì trời rầu rầu Anh yêu em xong anh đi đâu? Lắng tiếng gió, suối, thấy tiếng khóc Một bụng một dạ một nặng nhọc Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi Thương thay cho em căm thay anh Tình hoài càng ngày càng tày đình. Thế Lữ Ở bài thơ này, nhà thơ lấy bút danh là Lê Ta, bài thơ có một dạng thức khá đặc biệt khi mỗi câu là một thanh điệu, khá đối xứng khi 2 câu đầu cuối là thanh huyền, 2 câu gần đầu cuối là thanh ngang, giống như dòng cảm xúc như tơ vò của người viết, chưa tìm thấy lối ra. Cái nỗ lực cải biến thơ ca của phong trào Thơ mới bấy giờ đã hằn sâu vào "thiết kế" đầy nhạc tính của bài thơ. Một hình thức cách tân khá "liều lĩnh" nhưng cũng khá phổ biến, nói là liều lĩnh vì nếu ý không đủ sâu, ngôn không đủ sắc sẽ rất dễ tạo ra sự cưỡng cầu. Ở đây, hiệu ứng tạo ra từ thanh điệu cũng làm nổi bật nỗi lòng của nhà thơ đấy nhỉ?