Tính cách trữ tình của sông Đà ở điểm nhìn xa - Nguyễn Tuân - Văn 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi sadie123, 11 Tháng mười hai 2021.

  1. sadie123

    Bài viết:
    19
    Sông Đà là dòng sông của Tây Bắc, dòng sông với trữ lượng thủy điện lớn nhất cả nước. Đó cũng là một dòng sông nguy hiểm rình rập với bạn 107 cái thác, 103 cái ghen. Nhưng đó cũng là một dòng sông lai láng chất thơ trong cảm nhận của Nguyễn tuân. Nhà văn đã miêu tả con sông như một công trình nghệ thuật, một tác phẩm hội họa mà tạo hóa ban tặng tô điểm cho đất nước; ông khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mỹ chính nên thể hiện phong cách tài hoa. Trang sách khép lại rồi mà dường như tâm hồn của bạn đọc vẫn đang trôi mình mang trên một dòng sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

    Nguyễn tuân quan sát Sông Đà ở nhiều góc độ. Góc độ thứ nhất là trên cao xuống. Ở thời điểm nhìn ấy tác giả đã hình dung con Sông Đà giống như một người đàn bà kiều diễm với mái tóc trữ tình đằm thắm: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bông nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt lương Xuân. Điệp ngữ tuôn dài tuôn dài như mở ra trước mắt người đọc dài vô tận của dòng sông, Mái tóc của đà Giang như nối tiếp dài đến vô tận, trùng điệp rữa bạt 1000 màu xanh lặng lẽ của núi rừng. Phép so sánh như một áng tóc trữ tình tạo cho người đọc một sự xít xoa trước vẻ đẹp diễm tuyệt của Sông Đà. Sông Đà giống như một kiệt tác của trời đất. Chữ án thường gắn liền với áng thơ, áng văn, nay được họ Nguyễn gắn với tóc thành áng tóc trữ tình. Nguyên cả cụm từ ấy đã nói lên hết cái chất thơ, chất trẻ trung và đẹp đẻ, thơ mộng của dòng sông cảnh vì thế mà vừa thức lại vừa mộng. Hai chữ ẩn hiện càng tăng lên sự bí ẩn và trữ tình của dòng sông. Sức đẹp diễm tuyệt của Sông Đà người đàn bà kiều diễm còn được tác giả nhấn mạnh quá động từ bung nở và từ lấy cuộn cuộn kết hợp với hoa ban nở trắng rừng, hoa gạo đỏ rực hai bên bờ làm người đọc liên tưởng đến mái tóc như được trang điểm bởi mây trời, như kể thêm hoa ban hoa gạo và vẻ đẹp mơ màng như sương khói mùa xuân. Sự nhân cách hóa đó làm xong đã gợi cảm biết bao!

    Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà còn được Nguyễn tuân thể hiện qua việc miêu tả sắc nước. Câu văn thể hiện sự say sưa và mê đắm của Nguyễn tuân về con sông Tây Bắc thật bay bổng và lãng mạn "tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà". Chính vẻ đẹp của mây trời đã tạo cho con Sông Đà một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn. Nếu như hoàng phủ Ngọc Tường nhìn thấy sông Hương có màu xanh thẩm và anh nắng "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím như sự phản quang của mây trời và đẹp như một đóa hoa phù dung, thì Nguyễn tuân lại phát hiện ra vẻ đẹp của sắc nước Sông Đà thay đổi theo mùa. Mùa xuân, nước sông đà xanh ngọc bích" chứ không xanh màu xanh canh hến của nước sông Gâm, sông lô ". Xanh ngọc bích là xanh trong, xanh sáng, xanh biết -một màu sắc gợi cảm, trong lành. Đó là sắc màu của nước, của núi, của da trời. Mùa thu, nước sông đà" lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội độ thu về ". Câu văn sử dụng phép so sánh" lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu"bữa khiến người đọc hình dung được vẻ đẹp đa dạng của sắc nước Sông Đà. Đồng thời qua câu văn, Nguyễn tuân cũng đã làm nổi bật được trong cái trữ tình thơ mộng của dòng nước còn cứt có cái dữ dội ngàn đời của con sông Tây Bắc
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...