Tìm hiểu về tiểu thuyết Minh - Thanh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tiểu thư độc thân, 9 Tháng mười một 2021.

  1. Tiểu thư độc thân Viết vì đam mê

    Bài viết:
    69
    Mình soạn theo from câu hỏi đề cương để ôn thi nên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo chứ không phải đáp án chính xác nhất.

    Minh – Thanh là thời đại mà tiểu thuyết phát triển nhất, không những số lượng nhiều mà chất lượng của tác phẩm cũng rất cao. Rất nhiều bộ tiểu thuyết nổi tiếng đã được chuyển thể thành phim ảnh quen thuộc gắn bó trong suốt tuổi thơ của chúng ta như Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa.. nguyên là những sáng tác tập thể được lưu truyền từ đời này sang đời khác và không ngừng được bổ sung, hoàn chỉnh ví như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử.. Bên cạnh đó còn có những bộ trường thiên tiểu thuyết do văn nhân sáng tác như Nho lâm ngoại sử (Chuyện làng nho ), Hồng lâu mộng, hay đoản thiên tiểu thuyết như Liêu trai chí dị..


    1. Cốt truyện là gì? Tại sao yếu tố cốt truyện lại được coi trọng trong tiểu thuyết Minh Thanh? Tóm tắt cốt truyện của một trong các tác phẩm đã học?

    Ý một: Cốt truyện là hệ thống các biến cố và sự kiện được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành nội dung của tác phẩm với một trình tự nhất định về không gian và thời gian. Qua cốt truyện, nhà văn thể hiện những xung đột của đời sống xã hội, mối quan hệ qua lại giữa các tính cách nhân vật trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, từ đó bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

    Cốt truyện đơn giản, gồm một vài nhân vật xoay quanh một tình huống gọi là cốt truyện đơn tuyến.

    Cốt truyện đa tuyến gồm nhiều tuyến nhân vật với nhiều biến cố phức tạp nhằm thể hiện nhiều bình diện đời sống trong những thời kỳ lịch sử nhất định. Nói chung cốt truyện là những xung đột xã hội mang tính lịch sử cụ thể.

    Nội dung của cốt truyện gồm 5 phần cơ bản: Trình bày, phát triển, thắt nút, đỉnh điểm và kết thúc. Có những tác phẩm không có cốt truyện và nhân vật rõ nét mà chủ yếu mang những suy tư triết học của tác giả qua độc thoại nội tâm của một nhân vật nào đó không có lai lịch, quá trình phát triển tính cách rõ ràng.

    Vai trò của cốt truyện có sự thay đổi theo thời gian. Thời kỳ đầu, cốt truyện được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định của sự sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn sáng tác là sáng tác cốt truyện và người đọc chủ yếu là thưởng thức cốt truyện. (Đây là đặc điểm chính trong thời kỳ đời nhà Minh như tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa)

    Thời kỳ sau, vai trò của cốt truyện hoàn toàn thay đổi. Cốt truyện không còn giữ vai trò chủ yếu mà thay vào đó là tính cách. Tính cách quyết định sự diễn biến của cốt truyện. Cốt truyện không còn là yếu tố hấp dẫn độc giả mà thay vào đó là nghệ thuật miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật với các thủ pháp độc thoại nội tâm, độc thoại dòng ý thức (ta có thấy điều này trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng cũng như trong các tác phẩm tiểu thuyết hiện đại, hậu hiện đại đôi khi không có cốt truyện miêu tả tâm lý nhân vật là chính).

    Ý hai:
    Đối với tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, cốt truyện là yếu tố được coi trọng đặc biệt. Tiểu thuyết Trung Quốc từ chí quái qua truyền kì, qua thoại bản đến chương hồi, kể cả đoản thiên của Bồ Tùng Linh.. đều coi cốt truyện là "mệnh mạch" của tác phẩm (điều này là do tính chất 'thoại bản' tức là 'kể tự sự' là chính, nếu không có một cốt truyện hay, li kỳ khúc chiết để tạo nên một cốt truyện hấp dẫn thì không thể thu hút người nghe được.

    Bởi vậy một tác phẩm dù có dài tới 2 triệu chữ thì ta vẫn có thể dễ dàng tóm tắt cốt truyện, thậm chí có thể tóm tắt tác phẩm thành một câu, chẳng hạn "Thủy hử phản ánh quá trình phát sinh, phát triển và nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Bắc Tống do Tống Giang cầm đầu".

    Tiểu thuyết Trung Quốc coi trọng cốt truyện như thế vì nó thoát thai từ truyện kể dân gian, lịch sử đặc biệt nó kế thừa trực tiếp thành tựu của thoại bản, nếu cốt truyện không hấp dẫn người nghe thì thuyết thoại nhân thất nghiệp.

    Ví dụ: Thủy hử trong truyện dân gian và thoại bản chỉ có 36 nhân vật anh hùng, song khi tiếp thu, Thi Nại Am đã phát triển lên thành 108 người. Tây du kí từ câu chuyện Trần Huyền Trang – nhà sư đời Đường đi thỉnh kinh, vượt qua 24 nước, mất 17 năm cả đi lẫn về đã mang về được 567 bộ kinh phật, Ngô Thừa Ân đã sáng tạo thành một bộ tiểu thuyết xuất sắc 100 hồi, làm thay đổi cả khuynh hướng tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

    Hay các thiên truyện ngắn trong Liêu trai chí dị có hình thức ngắn gọn nhưng cốt truyện của nó cũng hết sức li kì, nhiều tình tiết éo le như truyện Yên ChiĐạo sĩ Lao Sơn . Truyện Yên Chi chỉ trên dưới hai ngàn chữ mà miêu tả chi li quá trình phức tạp, rối rắm của một vụ án mạng từ khi còn là âm mưu cho đến khi kết thúc. Truyện Đạo sĩ Lao Sơn châm biếm "công tử bột" Vương Sinh thích nhàn hạ, ghét lao động. Quá trình Vương Sinh đi học đạo được miêu tả có lớp lang, quanh co, không chỉ giới thiệu được hoàn cảnh sống mà còn phân tích được cả trạng thái tâm lí nhân vật, toàn truyện chỉ vẻn vẹn hơn năm trăm chữ. Tóm lại, các truyện trong Liêu trai chí dị đều là những câu chuyện kể có đầu có đuôi, tình tiết được phát triển cả về bề sâu, bề rộng và trong khi phát triển thì lúc lên lúc xuống, li kì, hồi hộp.

    Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là bộ tiểu thuyết lịch sử sớm nhất của Trung Quốc, xuất hiện vào cuối Nguyên đầu Minh. Sự thực lịch sử và những phán đoán lịch sử của ông trong tác phẩm chủ yếu dựa vào cuốn sách lịch sử Tam quốc chí của Trần Thọ, người đời Tấn viết. Ngoài ra, tác giả còn dựa vào thoại bản và hí khúc Tống Nguyên để thêu dệt nên tình tiết. Đó là một câu chuyện dài được mở rộng, phát triển trên cơ sở lịch sử và truyền thuyết, thường được nhận định là 7 phần thực 3 phần hư.

    Truyện Tam quốc còn là một cuốn binh thư có giá trị. Nói về việc dùng mưu kế và cách phá mưu kế thì Tam quốc có tầng tầng lớp lớp: Liên hoàn kế, phản gián kế, khổ nhục kế, mĩ nhân kế, hỏa công thủy trận.. Tác phẩm cũng rất thành công về phương diện xây dựng nhân vật, trong đó xuất sắc nhất là hình tượng nhân vật Tào Tháo vừa thông minh, cơ trí, ngoan cường vừa đa nghi, nham hiểm, tàn bạo, y chính là con đẻ của thời đại này. Gia Cát Lượng là một hình tượng có giá trị Nho gia đã được khẳng định, Gia Cát Lượng đã thực sự đạt đến chuẩn mực "cùng tắc độc thiện kì thân, đạt tắc kiêm tề thiên hạ" (Khi bất đắc chí thì giữ mình trong sạch, tu dưỡng đạo đức cá nhân, khi đắc chí thì đem lại hạnh phúc cho thiên hạ). Khi ẩn cư, ông sống thực sự an nhàn, khi ra làm quan lại thực sự cúc cung tận tụy. Quan Vũ là một anh hùng nghĩa khí ngút trời, mặt đỏ tim hồng. Tuy nhiên do sử dụng nghệ thuật khoa trương trong khắc họa nhân vật nên có chỗ bị phê phán "tả Gia Cát đa trí mà gần với yêu thuật", Chu Du bị Gia Cát Lượng chọc giận tức đến hộc máu chết, nhưng trong lịch sử lại không hề có chuyện này, tác giả đã thêm thắt vào khá nhiều yếu tố tâm lí trong quá trình đấu trí của các nhân vật..

    Còn..
     
    Trần Ngọc Phong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...