BẰNG CÁCH NÀO RẮN NUỐT CON MỒI TO GẤP NHIỀU LẦN ĐẦU NÓ? Con rắn chuông có thể nuốt chửng một con trăn to ngang nửa cơ thể nó, còn rắn lao có thể tộng vào miệng cả con chim lớn gấp 10 lần đầu nó.. "ăn tham chết nghẹn". Vậy rắn có chết nghẹn không? Câu trả lời là không. Loài rắn có thể nuốt được những con mồi to xác hơn nó gấp nhiều lần. Khả năng này nằm ở cấu tạo miệng của nó. Miệng của người chỉ có thể mở to đến 30 độ, còn rắn thì đến 130 độ. Nguyên nhân là đầu rắn và các xương hữu quan mở khép không giống như các loài động vật khác. Cằm rắn, tức là hàm rắn mở rất rộng xuống phía dưới, vì đầu rắn nối với mấy cái xương ở cằm, có thể cử động được, không giống với các động vật khác là gắn chặt với xương đầu, cố định không cử động. Hơn nữa, các xương bộ hàm đều khớp động với, không những xương ham mà cả xương khẩu cái, xương cánh, xương ngang.. đều nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi, có thể mở rộng ra hai bên, vì vậy miệng rắn không những có thể mở ra thật to, mà còn mở được ra hai bên phải trái không bị hạn chế, do vậy rắn có thể nuốt con mồi to hơn gấp nhiều lần miệng nó. Dù cho kiểu miệng của rắn rất khéo, nhưng trước khi nuốt thức ăn, loài bò sát này cần phải đem con mồi ra gia công một phen. Nó bóp bóp nặn nặn thành sợi dài, khi nuốt nhờ răng hính móc câu giúp đưa thức ăn vào họng. Ngực rắn không có xương mỏ ác xuyên tới xương sườn, nên xương sườn có thể tự do cử động, vì vậy thức ăn từ hầu xuống họng vào thẳng nơi da bụng có thể phình to. Đồng thời rắn còn tiết ra rất nhiều nước bọt, có tác dụng bôi trơn để nuốt con mồi. VÌ SAO NÓI TÊ TÊ LÀ "Vệ Sĩ" CỦA RỪNG XANH? Có một loài động vật nhỏ gọi là tê tê. Đầu nó không to, thân phủ đầy vảy sừng như một cái áo giáp, đuôi dẹt và to. Mồm tê tê nhọn và dài, không có răng. Lươic nó nhọn và dài sắc rất khéo lách vào lỗ. Nó dùng cái lưỡi nhọn dài để thò vào tổ mối hay tổ kiến, lưỡi tê tê có phủ một lớp chất nhày rất dính, mối và kiến dính vào đó và bị kéo vào miệng tê tê. Mối là loài động vật ăn rỗng mục các thân cây, nó phá cây rất nhanh, sức tàn phá ghê gớm. Tê tê ăn mối và các loại kiến khác góp phần bảo vệ sự sinh trưởng của các loài cây cối. Vì thế người ta mới gọi tê tê là vệ sĩ của rừng xanh. VÌ SAO CHUỘT NHẮT SỢ ÁNH SÁNG? Chuột nhắt là loại động vật ăn sâu bọ sống trong hang dưới đất. Nó đào hang ở tầng đất xốp, ẩm ướt, có rất nhiều đường ngang ngõ tắt. Chuột nhắt thường ra kiếm ăn vào ban đêm, nó dự trữ rất nhiều thức ăn trong hang, sinh con đẻ cái và nuôi con cũng ở trong hang, cho nên suốt đời nó ít khi thấy ánh sáng mặt trời. Chuột nhắt vì quanh năm không mấy khi bò lên mặt đát, không tiếp xúc với ánh nắng, cho nên không quen chịu đựng ánh nắng mặt trời. Thân nhiệt của nó cao hơn người từ 2-3 dộ C. Nếu bị ánh nắng gay gắt chiếu vào, thần kinh trung khu của nó sẽ bị rối loạn, mất tác dụng cân bằng thân nhiệt, làm cho việc hô hấp cũng trở nên gấp gáp và chức năng của các bộ phận khác cũng bị rối loạn theo. Cho nên mỗi khi hang chuột bị đào xới khiến nó phải sợ hãi mà chạy ra ngoài, chỉ cần bị ánh nắng gay gắt chiếu vào thì nó sẽ chịu không được, nếu thời gian hơi lâu nó sẽ chết. VÌ SAO MẮT THỎ TRẮNG LẠI CÓ MÀU ĐỎ? Thỏ có nhiều màu lông khác nhau. Nếu bạn chú ý quan sát sẽ phát hiện thấy với thỏ lông màu thì màu mắt và màu lông của chúng giống nhau, chỉ có thỏ trắng là ngoại lệ, mắt của chúng có màu đỏ. Vì sao thỏ trắng và thỏ các màu khác lại không giống nhau? Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện rằng, màu lông của thỏ do sắc tố có trong biểu bì chúng quyết định. Màu sắc của sắc tố không những biểu hiện trên màu lông, đồng thời cũng biểu hiện trong kết cấu nào đó của mắt. Trong kết cấu của mắt có nhiều bộ phận trong suốt, màu sắc của sắc tố rất dễ được chúng ta cảm nhận, tuy trong nhãn cầu có nhiều đường máu nhỏ, nhưng màu sắc của máu được sắc tố che mất cho nên thông thường màu mắt thỏ giống màu lông. Biểu bì của thỏ trắng thiếu sắc tố, lông của nó cũng không chứa sắc tố vì vậy có màu trắng. Do biểu bì nhãn cầu của nó cũng không chứa sắc tố nhưng lại cũng có nhiều đường máu, vì vậy máu trong nhãn cầu trong suốt của nó qua khúc xạ thì chúng ta có thể nhìn thấy mắt màu đỏ VÌ SAO VƯỢN NGƯỜI KHÔNG THỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI? Ngoài loài người ra, vượn người là loài động vật cao cấp nhất trong thế giới động vật. Trong đại gia tộc vườn người ấy bao gồm: Vượn tay dài, tinh tinh, hắc tinh tinh, đại tinh tinh. Về mặt ngoại hình chúng giống với con người nhất, về mặt họ hàng chúng cũng gần với con người nhất, vì tổ tiên đều là vượn cổ. Câu hỏi đặt ra là: Vượn người hiện nay có thể tiến hóa thành người không? Chúng ta biết rằng sự tiến hóa của con người đã trải qua một quá trình rất dài. Từ khi biết đứng thẳng đi bằng hai chân đến khi tay chân phân hóa chức năng, rồi xuất hiện ngôn ngữ và chữ viết, đẩy mạnh sự phát triển của não bộ mới dần dần phát triển thành người hiện đại. Theo các nhà khoa học, trọng lượng não của người hiện đại lớn gấp 2-3 lần so với trọng lượng đại não vượn cổ. Loài vượn hiên nay vẫn sống trong rừng theo từng bầy nhỏ, chẳng qua lại với đồng loại. Chúng không có cuộc sống xã hội, bởi vậy không thể tích lũy được kinh nghiệm sống. Không có quan hệ xã hội nên chũng chẳng thể có ngôn ngữ và chữ viết, một trong những yếu tố chính hình thành con người đại. Chính vì sự quá khác biệt về phương thức sống cho nên vượn người không thể trở thành người được. VÌ SAO CHÓ HAY LÈ LƯỠI? Con người có tuyến mồ hôi ở dưới da. Khi trời nóng, mồ hôi thoát ra, bốc hơi, làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể. Nhưng chó lại không có tuyến mồ hôi dưới da mà nằm ở lưỡi. Bởi vậy lúc nóng quá, chó chỉ có thể làm mát bằng cách là lè lưỡi ra. Mặt khác, việc lè lưỡi thật dài cũng giúp chó giảm bớt hơi nóng bên trong, thúc đẩy sự tỏa nhiệt của cơ thể. Thực tế, dù không phải là mùa hè mà ngay cả những lúc cho chạy nhanh hoặc đánh nhau, cở thể bị nóng lên nó cũng lè lưỡi ra để tỏa bớt nhiệt lượng.