Tìm hiểu về kẻ tội đồ đã làm nhà Thục Hán diệt vong là ai? * * * Vào giai đoạn lịch sử cuối thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý chính là đại diện cho hai nhà Thục Ngụy. Tại trận chiến sinh tử của hai người này ở Ngũ Trượng Nguyên, Gia Cát Lượng cuối cùng vẫn là kẻ thất bại. Sau khi Gia Cát Lượng qua đời đã để lại hai viên đại tướng, một người thì giúp cho dòng họ nhà Tư Mã soán ngôi Tào Ngụy, còn một người dù đang nắm đại quyền công vụ trong tay, nhưng lại khiến Thục Quốc nhanh chóng diệt vong. Vậy đó là vị tướng nào, mọi người hãy cùng chúng tôi đi làm rõ điều đó nhé! Thứ nhất: Viên đại tướng Vương Bình. Tướng Vương Bình ban đầu cũng chỉ là một tiểu tướng vô danh dưới chướng giặc Tào, sau đó ông đi theo Lưu Bị nhưng suốt nhiều năm dòng mà vẫn không tạo dựng được tiếng tăm. Phải đến khi vị quân sư Gia Cát Lượng tiến hành bắc phạt lần thứ nhất, đặc biệt trong trận Nhai Đình thì lúc ấy Vương Bình đã đưa ra được các sách lược chuẩn xác, được Gia Cát Lượng phong làm Tham Quân, thống lĩnh 5 quân kiêm chức Đương Doanh sự, Thảo Khấu tướng quân, sắc phong Đình Hầu. Kể từ đó uy danh của ông trong Thục quân ngày càng được nâng cao. Sau này ông còn đảm nhận chức Thái Thú Hán Trung, nhưng binh lính dưới quyền lại không nhiều, chỉ vẻn vẹn không đến 3 vạn. Vì thế khi Ngụy Đế cử đại tướng quân Tào Sảng dẫn 10 vạn quân tiến đánh Hán Trung, quân Thục đã không khỏi rối loạn lo lắng. Tuy nhiên với sự kiên định cùng sách lược chuẩn xác, Vương Bình đã đánh bại được Tào Sảng tại ải Hưng Thế. Trận đánh này cũng chính là trận đánh quyết định sự tồn vong nước Thục, vậy mà không ngờ được Tào Ngụy lại thua. Thực chất lúc ấy chính quyền Tào Ngụy đang vô cùng rối ren, sự tranh đấu giữa hai nhà Tào và Tư Mã đã vô cùng kịch liệt. Sau thất bại nặng nề của tướng quân Tào Sảng cũng khiến quyền lực họ Tào lung lay, Tư Mã Ý lập tức không thể bỏ qua cơ hội. Ngoài ra có một tình tiết cũng vô cùng quan trọng khiến người đời nhớ tới Vương Bình, chính tại trận Nhai Đình. Vào năm 228, Gia Cát Lượng mang quân tiến vào Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng vì tính sai nước mà giao trọng trách chính tướng cho Mã Tắc, Vương Bình làm phó tướng, lệnh ra trấn thủ Nhai Đình, là địa điểm trọng yếu chiến lược, lại là bàn đạp dùng để tiến đánh phương bắc sau này. Mã Tắc cùng Vương Bình tiến đến trấn thủ Nhai Đình, cũng đúng lúc tướng Ngụy là Trương Cáp dẫn quân tới. Mã Tắc vội bỏ đường sông, đưa quân trấn giữ trên núi, với ý đồ từ cao đánh xuống thế như chẻ tre. Tuy được Vương Bình nhiều lần phản đối can dán, cho rằng cần phải đóng quân gần sông để kiểm soát nguồn nước, nhưng Mã Tắc dứt khoát không nghe. Thấy vậy Vương Bình đành xin lấy ngàn quân, tách ra đóng trại bên dưới chân núi. Sau đấy Trương Cáp cho quân vây bít Mã Tắc trên núi, lại cắt đứt đường nước khiến cho quân Thục thiếu nước trầm trọng, rơi vào hoảng loạn. Trương Cáp thuận thế dồn sức tấn công mà phá tan Mã Tắc. Cũng chính thất bại Nhai Đình mà Gia Cát Lượng buộc lòng phải cho thoái quân trở về Thục Quốc. Thứ hai: Đại tướng Khương Duy. Khương Duy được xem là vị đệ tử tâm phúc, người thừa kế sau này cho Gia Cát Lượng. Khi còn tại thế, Gia Cát Lượng đã đem toàn bộ kho tàng binh pháp sở học một đời truyền dậy lại cho Khương Duy. Sau này khi Gia Cát Lượng qua đời không lâu, Khương Duy đã được thăng lên làm đại tướng quân Thục Quốc, tiếp tục thực hiện chiến dịch Bắc phạt vẫn còn dang dở mà Gia Cát Lượng để lại. Năm xưa Gia Cát Lượng lục xuất Kỳ Sơn, còn Khương Duy mang quân Bắc phạt đến chín lần, được gọi là"Cửu phạt Trung Nguyên. Trong tổng thể chín lần Bắc phạt đó, ông đặc biệt giành được hai trận thắng lớn, ba trận thắng nhỏ, còn lại 4 lần thất bại. Mặc dù Khương Duy đạt được những thành công nhất định, nhưng năm đó nhà Thục lại là quốc gia yếu nhất, vì phát động chiến tranh nhiều nhất, ảnh hưởng trầm trọng quốc lực nhiều năm liền vẫn chưa thể hồi phục được. Vậy mà Khương Duy vẫn bất chấp tất cả, tiêu hao lượng lớn nhân lực tài lực, làm cho Thục quốc đã yếu lại càng yếu hơn. Chính điều này cũng đã vô ý đẩy nhanh quá trình diệt vong Thục Quốc * * *HẾT* * * CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ