Nhiều bé ăn không hấp thu khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bởi trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết khiến bố mẹ hết sức lo lắng. Vậy bé 3 tuổi ăn không hấp thu là do những nguyên nhân nào? Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu ngay một số nguyên nhân trẻ 3 tuổi ăn không hấp thu và cách khắc phục sớm hiệu quả, các mẹ đừng bỏ lỡ! 1. Tìm hiểu ngay một số nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi ăn không hấp thu Một số nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi ăn không hấp thu gồm có: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định tới sự phát triển toàn diện của bé. Thực hiện chế độ ăn thiếu chất hay cách chế biến và bảo quản đồ ăn không đúng cũng ảnh hưởng tới hứng thú ăn uống và khả năng hấp thu của con. Bố mẹ cho con ăn không đúng cách, thời gian không khoa học, ăn quá sớm hay quá muộn, đồ ăn không phù hợp khẩu vị và độ tuổi của con cũng làm trẻ khó hấp thu. Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhất là những bé phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài. Cơ thể trẻ bị thiếu hụt các vi chất cần thiết cho hệ tiêu háo như kẽm, selen.. Do trẻ bị các bệnh lý hệ tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng.. Chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng với các món ăn lặp lại khiến con chán ăn, kém hấp thu Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, món ăn bị ôi thiu hay chứa hóa chất.. Trẻ bị nhiễm giun sán hoặc bị ký sinh trùng đường ruột. Trẻ bị táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống kéo dài. Trẻ bị viêm hô hấp như bị viêm mũi họng, viêm phổi, sốt cao, viêm phế quản.. 2. Các giải pháp khắc phục tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ Nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh và tăng cường hấp thu dinh dưỡng, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau với trẻ 3 tuổi ăn không hấp thu, bé 3 tuổi không chịu ăn: Xây dựng thực đơn hoàn chỉnh bổ sung cho bé mỗi ngày Xây dựng thực đơn đủ chất cho trẻ rất quan trọng, ngoài ra bố mẹ cũng cần điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày của con với các món ăn đa dạng khác nhau, chế biến với các màu sắc, hình dạng ngộ nghĩnh, bắt mắt để thu hút sự chú ý của bé, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn. Tránh lặp đi lặp lại một vài món ăn đơn giản. Cho trẻ vui chơi, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, để trẻ được chạy nhảy, vui chơi mỗi ngày, tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp con khỏe mạnh hơn, giảm bớt căng thẳng, nâng cao sức khỏe, tăng trưởng chiều cao và kích thích cảm giác đói để bé ăn ngon miệng . Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao đều mỗi ngày Đầu tư nhiều hơn vào các bữa ăn của trẻ Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng, giúp trẻ tăng cân và phát triển tốt. Ở mỗi độ tuổi thì nhu cầu về dinh dưỡng của bé lại khác nhau. Bố mẹ cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, phù hợp cho con với việc cân bằng 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất xơ, chất béo, chất bột đường. Bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như tôm, cua, cá, rau xanh, trứng.. đồng thời hạn chế cho con ăn các món nhiều dầu mỡ, chiên rán có hại cho sức khỏe. Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản trong chế độ ăn của bé Tình trạng thiếu các vi chất quan trọng như lysine, kẽm, sắt, vitamin nhóm B.. cũng là nguyên nhân làm trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, khiến bé ăn không ngon, lâu dần sinh ra biếng ăn, chán ăn. Do đó, ngoài việc sử dụng các thực phẩm phong phú mỗi ngày, bố mẹ hãy kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt đối với các bé chậm lớn, thiếu chất, suy dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ ngon cho bé Giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể trẻ tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh hơn. Ở mỗi một độ tuổi thì thời gian cho một giấc ngủ chất lượng của trẻ cũng khác nhau: Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ giấc từ 16-18 tiếng/ngày Trẻ 1-2 tháng tuổi cần ngủ đủ giấc từ 15-16 tiếng/ngày. Trẻ 3-5 tháng tuổi cần ngủ đủ giấc từ 15 tiếng/ngày Trẻ 6-8 tháng tuổi cần ngủ đủ giấc từ 14-15 tiếng/ngày. Buổi tối trẻ thường ngủ nhiều hơn 11 tiếng. Trẻ 9-12 tháng tuổi cần ngủ đủ giấc từ 14 tiếng/ngày. Khi bé ngủ, các cơ quan bắt đầu đào thải độc tố và nghỉ ngơi. Những bé ít ngủ sẽ khó chịu, quấy khóc, ăn ít hơn và ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của con. Trên đây là những nguyên nhân vì sao trẻ 3 tuổi ăn không hấp thu và các biện pháp cải thiện hiệu quả bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng sớm cho bé để giúp con có điều kiện phát triển toàn diện.