Tìm hiểu Di tích Gò Tháp - Tháp Mười

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi MD0210, 2 Tháng mười hai 2021.

  1. MD0210 Một anh chàng HDVDL-Trẻ tuổi-Năng động

    Bài viết:
    28
    KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT GÒ THÁP

    Nằm trên địa bàn hai xã Tân Kiều và Mỹ Hòa thuộc huyện Tháp Mười - tỉnh Đồng Tháp, cách huyện lỵ Tháp Mười chừng 11km về phía Bắc và cách thành phố Cao Lãnh 43km về phía Đông Bắc, Gò Tháp là vùng đất mới được lớp cư dân Việt từ đàng ngoài và vùng Ngũ Quảng vào khai hoang lập nghiệp theo chủ trương mở cõi từ những năm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII.

    Vùng đất này xa xưa vốn thuộc vương quốc cổ Phù Nam - một quốc gia cổ đại hùng mạnh ở Đông Nam Á, vào khoảng đầu Công nguyên (thế kỷ 1 - 6). Những kết quả nghiên cứu khảo cổ ở khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp) đã tìm thấy nhiều hiện vật thuộc Văn hóa Óc Eo với các tượng Phật bằng gỗ mù u rất phong phú và đa dạng về kích thước và kiểu dáng; nhiều mảnh gốm cổ, một số mảnh vỡ của các bệ yoni, tượng thần Vishnu, một số bia ký Phù Nam, trong đó bia ký (được định danh) tìm thấy ở di tích Gò Tháp, được cho là có niên đại thế kỷ 5, nội dung cho biết: Vùng đầm lầy này được chinh phục bởi vị vua Phù Nam mang tên Jayavarman và nhà vua giao cho con trai mình là Gunnavarman cai quản. Vua Jayvarman đã cử con trai của mình đến cai quản Gò Tháp với mục đích là cho con trai của mình rèn luyện kinh nghiệm chính trường từ việc cọ sát với thần dân trong một vùng đất mới của riêng mình. Có lẽ đức vua Jayvarman đã sớm chọn thái tử Gunavarman làm người kế vị ngai vàng sau này. Biến cố xảy ra vào năm 514, khi vua Jayavarman băng hà thì một người anh cùng cha khác mẹ với thái tử Gunavarman tên là Rudravarman (con của vua Jayavarman và thứ phi) đã giết thái tử Gunavarman để chiếm ngôi báu. Sau cái chết của Đức vua, Hoàng hậu Kulaprabhavati rất đau buồn và bà đã rời bỏ hoàng cung để đi tu tại một ngôi đền ở TaKeo (phía Tây Nam của vương quốc Campuchia ngày nay).

    Hiện nay, tại khu vực này còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học khá tiêu biểu:

    Gò Tháp Mười: là gò cao nhất, mặt gò xuất lộ nhiều gạch và những khối đá lớn, lòng gò còn khối kiến trúc xây bằng gạch, phần Bắc nằm dưới phế tích ngôi tháp 10 tầng (dựng năm 1956 – 1958), phần Nam còn tương đối nguyên dạng. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại đây dấu vết đền thờ thần Vishnu với hai tượng Visnu cổ:

    Tượng thần VISNU (1 trong 3 vị thần của Hindu giáo gồm Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt). 70kg niên đại thế kỉ 6 được khai quật vào 15/7/1998 và được công nhận là bảo vật Quốc gia 2013 (Hình thứ 2 có bệ đỡ)

    Tượng thần VISNU 8.6kg niên đại thế kỉ 6 được khai quật cùng ngày và được công nhận bảo vật Quốc gia năm 2015 (Hình đầu tiên)


    [​IMG]

    [​IMG]

    Ngày 21 - 1 – 2018, tại Khu di tích quốc gia Gò Tháp, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Quản trị thiền phái Trúc lâm Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ đặt đá xây dựng Đại bảo tháp và Thiền viện Trúc Lâm Tháp Mười. Đại bảo tháp có quy mô 21 tầng, chiều cao 99 m.

    Ngoài Gò Tháp Mười thì khu di tích còn có gò Minh Sư, Chùa Tháp Linh, Miếu Bà Cháu Xứ, Đền thờ hai vị anh hùng dân tộc là Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều và Thiên Hộ Võ Duy Dương

    Với những giá trị lâu đời và bền vững nói trên, năm 1998 Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Khu di tích Gò Tháp là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia . Đến năm 2012, Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Tháng 9-2018, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, chấp thuận cho Đồng Tháp lập hồ sơ Khu di tích Quốc gia Gò Tháp gửi Tổ chức UNESCO đề cử, vinh danh là Di sản Văn hóa Thế giới.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nguồn: Tổng hợp

    Cảm ơn các bạn đã đọc, nếu hãy cho mình một like nhé
     
    Tiểu mèo con thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...