Tiểu Thuyết Cổ Điển Trung Quốc - Trần Xuân Đề

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Ngọc Thanh Phong, 21 Tháng chín 2022.

  1. Ngọc Thanh Phong

    Bài viết:
    40
    Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc - Trần Xuân Đề

    [​IMG]

    Lời nói đầu

    Vào những năm 1965-1968, do yêu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên Khoa Ngữ văn các trường Đại học và do nhu cầu tìm hiểu của đông đảo độc giả, chúng tôi biên soạn bộ sáchTiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (NXBGD, tập I, 1966; tập II, 1967 ; tập III, 1968)

    Năm 1991, sau gần 30 năm ra mắt độc giả, chúng tôi đã bổ sung, sửa chữa thêm nhiều bộ sách có nội dung hoàn chỉnh và được Nhà xuất bản TP. HCM cho xuất bản.

    Cho đến nay sách đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ của một hướng dẫn viên, giúp bạn đọc tìm hiểu các giá trị chân chính của những bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc.

    Ngoài việc phân tích và đánh giá những bộ tiểu thuyết hay mà độc giả quen biết như Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí, Liêu trai chí dị, Hồng lâu mộng v. V. sách còn phác họa chặng đường phát triển cơ bản của tiểu thuyết Trung Quốc và dành một phần quan trọng để giới thiệu nghệ thuật sáng tạo cái hay, cái đẹp của những bộ tiểu thuyết nói trên.

    Hiện nay các nhà xuất bản trong nước đang tái bản hàng loạt bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (trên 40 bộ) ; nhu cầu tìm hiểu về những tác phẩm này ngày càng nhiều; yêu cầu học tập của sinh viên Khoa Ngữ văn, Khoa Đông phương học.. ngày càng bức thiết, nên chúng tôi cho xuất bản tập sách với cái tên xuất bản lần đầu là Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

    Dù đã được bổ sung, sửa chữa nhiều nhưng chắc chắn sách không tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc xa gần.
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng chín 2022
  2. Ngọc Thanh Phong

    Bài viết:
    40
    Phần một

    Những chặng đường tiến đến sự hoàn chỉnh của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    MINH - THANH (1368 - 1911) là thời kì phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Cho đến nay, khó ai có thể đưa ra số liệu chính xác về những bộ tiểu thuyết xuất hiện trong thời kì này, nhưng chắc không dưới ba trăm bộ. Ngay như Thủy hử cũng đã có sáu bản khác nhau, Hồng lâu mộng cũng không dưới mười bộ.

    Trước khi tìm hiểu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, tiểu thuyết Minh~Thanh, kể cũng nên đi ngược lại thời gian của các thời Hán, Đường, Tông, Nguyên, để tìm hiểu cội nguồn của loại tiểu thuyết này.

    Thuật ngữ "Tiểu thuyết" xuất hiện ở Trung Quốc, từ thế kỉ thứ IV, thứ III, trước Công nguyên. Nhưng những tác phẩm văn xuôi của thời đó không phải là tiểu thuyết theo đúng nghĩa của nó. Tuy vậy, nó cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc về sau.

    Thần thoại cổ đại Trung Hoa tuy là "hình thái xã hội và tự nhiên kinh qua sự gia công bằng hình thức nghệ thuật một cách không tự giác trong trí tưởng tượng của loài người", nhưng nó là đề tài, phương pháp sáng tác của không ít những bộ tiểu thuyết ưu tú về sau. Tinh thần đấu tranh bất khuất, hành động chiến đấu ngoan cường, long trời lở đất của con khỉ đá do khí thiêng sông núi hun đúc thành trong tác phẩm thần thoại nổi tiếng Tây du kí, việc làm của Dương Nhiệm trong Phong thần diễn nghĩa, sau khi bị vua Trụ móc mất, nhờ pháp thuật của Đạo Đức Chân Quân, từ hai khóe mắt mọc ra hai cánh tay, trong lòng mỗi bàn tay sinh ra một mắt, mất ấy có thể nhìn thấu thiên đình, xuyên qua địa ngục, nhìn biết mọi việc của trần gian.. là sự tập trung cao độ ý chí chiến đấu không biết mệt mỏi của chim Tỉnh Vệ, Hình Thiên (trong thần thoại cổ đại Trung Hoa. Nữ Oa, con gái của Viêm Đế đi tắm biển Đông, không may bị chết đuối, hóa thành chim Tỉnh Vệ, ngày ngày ngậm cây, cắp đá, lấp biển Đông. Hình Thiên đánh nhau với Trời, bị Trời chăt đầu, Hình Thiên lấy vú làm mắt, lấy rốn làm miệng tiếp tục đánh Trời..

    Quả thật, nếu không có những câu chuyện thần thoại với sức tưởng tượng phong phú như vậy, thì khó có được những nhân vật làm những điều kinh thiên động địa trong Tây du kí, Phong thần diễn nghĩa..

    Tả truyện, (Chiến quốc sách ") và những truyện ngụ ngôn đời Xuân Thu - Chiến Quốc (từ thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ III trước Công nguyên) có ảnh hưởng nhất định trong việc sáng tác tiểu thuyết Minh - Thanh. La Quán Trung khi viết về các trận đánh trong Tam quốc diễn nghĩa đã chịu ảnh hưởng khả năng miêu tả chiến tranh, cách trình bày những sự kiện lịch sử phức tạp của Tả truyện. Những thủ pháp khoa trương, so sánh, giải quyết mâu thuẫn và việc xây dựng tình tiết cốt truyện trong những câu chuyện ngụ ngôn đã làm phong phú kho tàng kinh nghiệm sáng tác của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

    Sử kí của Tư Mã Thiên, đời Hán (thế kỉ thứ III trước Công nguyên đến thế kỉ thứ IĨI sau Công nguyên) là bộ sách sử ghi chép những sự kiện lịch sử Trung Quốc suốt ba nghìn năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế, nhưng Sử kí lấy nhân vật làm trung tâm, thông qua việc ghi chép cuộc đời hoạt động của nhân vật để phản ánh tình hình lịch sử. Bút pháp nghệ thuật độc đáo đó được các nhà viết tiểu thuyết đời sau tiếp thu. Tác giả của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc khi miêu tả tính cách nhân vật không đứng vị trí của người thứ ba để giới thiệu nhân vật đó. Tác giả thông qua việc miêu tả hành động bằng ngôn ngữ của nhân vật, khắc họa bộ mặt tinh thần và tính cách của nhân vật.

    (" (1) Tác giá cúa Tả tuyện là Tả Khâu Minh, người đồng thời với Khổng Tử. Tả truyện ghi lại những câu chuyện từ năm 722 đến năm 467 (trước Công nguyên).

    (2) Chiến Quốc sách do người thời Chiến Quốc và Tần Hán biên soạn. LƯU Hướng (798 trước Công nguyên) chỉnh lí)


    Tiểu thuyết Chí quái, Chí nhân đời Tấn (từ giữa thế kỉ thứ II đến đầu thế kỉ thứ V), Truyền kì đời Đường (từ đầu thế kỉ thứ VII đến đầu thế ki thứ X) đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành của tiểu thuyết Minh~Thanh.

    Chí quái ghi lại những câu chuyện của thần thánh, ma quỷ dựa trên cơ sở của truyền thuyết, thần thoại. Chí nhân ghi lại cuộc đại của con người. Thời này thuyết luân hồi, "Nhân quả báo ứng" của Phật giáo trở thành niềm an ủi tinh thần của nhân dân. Họ mụ ước có một sức mạnh thần linh có thể thay đổi số phận đầy bất hạnh. Lòng khao khát tự do cùng tiếng kêu phản không được phản ánh vào những câu chuyện có tính chất yêu ma, quỷ quái này.

    Sưu thần kí của Can Bảo là tác phẩm tiêu biểu của loại này, Phần nhiều những chuyện trong Sưu thần kí bắt nguồn từ truyện dân gian, phản ánh tư tưởng, tình cảm và phẩm chất. Cao quý của nhân dân. Ví như chuyện Vợ chồng Hàn Bằng:

    Tống Khang Vương cướp người vợ đẹp của Hàn Bằng là Vương Thị. Hàn Bằng chống lại, Vương bỏ tù Hàn Bằng. Vương Thị gửi thư cho Hàn Bằng, viết: Kì nữ dâm dâm, hồ đại thủy thẩm nhật xuất đường tâm (mưa to, nước sông lớn, sâu, chú ý khi Mặt trời mọc). Khang Vương bắt được, hỏi quần thần nhưng không ai hiểu, Sau đó có người tâu: Kì nữ dâm dâm nghĩa là buồn, nhớ, hè đại thủy thẩm là không thể đến gặp được, nhật xuất đương tâm là nay thể quyết chết ".

    Hàn Bằng tự sát, Vương Thị mặc chiếc áo cũ cùng vua lên lầu. Vương Thị nhảy từ trên cao xuống, tả hữu kéo áo giữ lại, nhưng áo rách không giữ được. Vương Thị chết để thư lại xin chôn cạnh Hàn Bằng. Khang Vương không cho, nói: Hai vợ chồng nhà ngươi yêu nhau, nếu làm hai mộ hợp lại, tư không cấm. Sau một đêm, cây to mọc ở đầu mộ. Mười ngày sau cành lá sum suê, quấn quýt, rễ mọc đan chéo nhau. Đôi chim uyên ương đậu trên cây kêu suốt đêm đến sáng, tiếng kêu rất thảm thiết. Người nước Tống gọi đấy là" cây tương tư ".

    Sưu thần kí còn ca ngời sự thông minh, tình thân đũng cảm hi sinh quên mình của những người dân thường. Lý Ký trảm xà (Lý Ký chém rắn) là chuyện tiêu biểu cho loại này. Con rắn lớn trong hang đá ở phía tây bắc đỉnh núi cao nước Đông Việt dài bảy, tám trương, to khoảng mười vòng, giết hại nhân dân quanh vùng không biết bao nhiêu mà kể. Bọn quan địa phương theo lời ông đồng bà cốt, hằng năm vào ngày 1 tháng 8 nạp một người con gái cho rắn. Lý Đản có sáu người con gái, Lý Ký là con út chịu làm vật hì sinh cứng rấn. Lý Đản không chịu. Lý Ký tay cầm kiếm, tay dắt chó, trôn vào miếu. Nàng vứt chiếc bánh có tẩm mật ở cửa hang. Rắn ngửi thấy mùi thơm, tìm bánh để ăn. Ký thả chó, chó cắn rắn. Lý Ký từ phía sau lao đến chém đầu rắn. Rắn chết, Lý Ký vào trong hang nhặt xương của chín người con gái xấu số. Vua Việt nghe tin mời Lý Ký vào cung, trọng thưởng.

    Thế thuyết tân ngữ của Lưu Nghĩa Khánh là tác phẩm tiêu biểu cho loại tiểu thuyết chí nhân, ghi lại cuộc đời của những nhân vật trong lịch sử. Thạch Sùng trảm mĩ nhân (Thạch Sùng giết người đẹp) là một trong những chuyện hay của Thế thuyết tân ngữ:

    Thạch Sùng, phú hào đời Tây Tấn, làm Thứ sử đất Kinh Châu, mỗi lần mở tiệc, sai mĩ nhân dâng rượu mời khách. Nếu vị khách nào không uống, Thạch Sùng sai chém mĩ nhân dâng rượu. Một lần Vương thừa tướng và Vương tướng quân đến nhà Sùng. Vương thừa tướng không uống được rượu, phải miễn cưỡng uống. Vương tướng quân không chịu uống xem Thạch Sùng làm gì. Thạch Sùng sai chém ba mĩ nhân dâng rượu. Sắc mặt của Vương tướng quân không thay đổi. Vương thừa tướng trách, Vương tướng quân nói: Thạch Sùng giết người nhà lão ta, can gì đến anh?

    Thế thuyết tân ngữ còn kể về cuộc sống riêng tư của văn nhân như Kê Khang, Lưu Linh. Lưu Linh, rượu chè be bét, trần truồng ngồi trong nhà. Khách đến chơi thấy vậy cười, Lưu Linh bảo: Ta cho rằng vũ trụ là nhà cửa, nhà cửa là áo quần, người vào nhà ta là chui vào quần áo của ta vậy!

    Truyền kì đời Đường vượt xa tiểu thuyết Chí quái, Chí nhân đời Tấn. Nhân vật trung tâm của Truyền kì là những con người trong cuộc sống hiện thực, Truyền kì có cốt truyện hoàn chỉnh trú trọng việc đối thoại và sự diễn biến tâm lí của nhân vật.

    Chẩm Trung kí, Nam Kha thái thú truyện, Lý Oa truyện, Oanh Oanh truyện.. là những truyện tiêu biểu của Truyền kì đời Đường

    Chẩm trung kí kể chuyện Lư Sinh trên đường đến kinh dự thi, ghé vào một lữ quán xin nghỉ trọ, gặp đạo sĩ Lã Ông. Lư Sinh nói đến ước vọng công danh của mình. Đạo sĩ tặng Lư Sinh chiếc gối, dặn: Khi gối thì mọi việc sẽ như ý muốn. Chàng làm theo lời dặn, trong giấc mộng chàng thấy mình về quê, cưới con gái nhà họ Thôi, đỗ tiến sĩ, nhiều lần được thăng quan tiến chức, làm tể tướng, sống cuộc đời vinh hoa phú quý. Không may, chàng bị kế khác vu cáo làm phản, bị bắt bỏ ngục, chàng đau khi vô vàn, nhiều lân định tự sát. Về sau chàng được phục chức, được phong Yên quốc công, năm đứa con của chàng đều đỗ đạt, thành danh..

    Lư Sinh giật mình thức dậy, thấy mình đang nằm trong lì quán, đạo sĩ họ Lã còn ngồi bên cạnh, nồi kê của chủ quán chưa chín, mọi vật chung quanh chàng không hề thay đổi.

    Nam Kha thái thú truyện kể chuyện Thuần Vu Phần say rượu, nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình làm phò mã cho quốc vương nước Đại Hòe An Quốc và được giữ chức Thái thú quận Nam Kha, sinh được năm nam, hai nữ, cả nhà vinh hiển. Sau đó chàng bị vu cáo, bị quốc vương đuổi. Chàng giật mình thức dậy thấy mình còn nằm dưới gốc cây hòe, bên cạnh có tổ kiến như thành quách, cung điện đã được thấy trong giấc mộng.

    Lý Oa truyện kể chuyện công tử họ Trình vào kinh thi, đem lòng yêu một kĩ nữ ở Trường An là Lý Oa. Sau vì tiêu hết tiền chàng bị mụ chủ lầu xanh đuổi, phải đi hát rong. Cha chàng biết chuyện đem về đánh một trận, đuổi đi. Chàng ta đi ăn xin qua ngày. Lý Oa bắt gặp, nghĩ đến tình cũ nghĩa xưa, quyết định chung sống với chàng. Công tử họ Trình, với sự giúp của Lý Oa, ngày đêm dùi mài kinh sử, thi đỗ, làm quan to, gặp lại phụ thân và cưới Lý Oa về làm vợ, sinh được bốn con, cả nhà vinh hiển.

    Oanh Oanh truyện của Nguyên Chẩn còn có tên là Hội Chân kí, kể lại mối tình giữa Trương Sinh và Oanh Oanh. Tại một ngôi chùa nọ, Trương gặp tiểu thư Oanh Oanh. Đôi trai tài gái sắc ấy đem lòng yêu nhau, nhưng Thôi mẫu (mẹ của Oanh Oanh) ra tay phá hoại mối tình của hai người. Sau đó Trương vào kinh, thi đỗ làm quan, lấy con gái của một vị quan cao trong triều, đoạn tuyệt mối tình với tiểu thư họ Thôi.

    Hồng Tuyển truyện là tác phẩm tiêu biểu của truyền kì thời Vãn Đường (835 - 907). Vào thời này, không khí du hiệp khá thịnh hành. Các tập đoàn thống trị nuôi thích khách trong nhà làm công cụ tranh quyền đoạt lợi. Quần chúng nhân dân mong muốn có những trang kiếm hiệp võ nghệ phi thường đứng ra dẹp mọi nỗi bất bình trong xã hội. Không khí du hiệp đó được phản ánh rõ nét trong truyền kì Vãn Đường.

    Hồng Tuyến truyện kể chuyện nữ tì Hồng Tuyến vâng mệnh Tiết độ sứ, đột nhập vào phòng ngủ, trộm vàng bạc bên gối của Điển Thừa Từ, hôm sau trả lại để tỏ rằng nhân tài đưới trướng của Tiết độ sứ không phải ít, nhằm ngăn ngừa dã tâm thôn tính Lộ Châu của Điền Thừa Từ.

    Thoại bản thời Tống Nguyên (từ thế kỉ thứ X đến cuối thế kỉ XIII) rất được quần chúng nhân dân ưa thích và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, theo thống kê, có đến chín phần mười tiểu thuyết đời sau mượn đề tài thoại bản.

    Lúc này, những phần tử trí thức thất bại trên đường khoa cử trở thành những người làm văn nghệ chuyên nghiệp, được gọi là" thuyết thoại nhân "(người kể chuyện). Bản thảo dùng để" thuyết thoại nhân "kể chuyện được gọi là" thoại bản ". Đề tài của thoại bản chủ yếu là lấy từ những sinh hoạt của nhân dân. Nhân vật chính là nhưng người xuất thân từ thành phần thấp trong xã hội. Thoại bản chú trọng miêu tả tình tiết cốt truyện. Trước khi bắt đầu câu chuyện thường có nhưng câu thơ giới thiệu nội dung câu chuyện sắp kể, tiếp đó là hai chữ" thoại thuyết"(chuyện rằng). Trước khi kết thúc, thoại bản thường dùng mấy câu thơ khái quát nội dung, hàm nghĩa khuyên răn, giáo dục. Chuyện kể sẽ dừng lại ở những đoạn có tình tiết quan trọng, nhiều gay cấn và nói: Hạ hồi phân giải (muốn biết việc sau thế nào, hồi sau sẽ phân giải). Hai tuyến nhân vật được miêu tả là ác bá, cường hào, trộm cướp, quan lại và những người dân thường, chính trực, lương thiện như thợ thủ công, tiểu thương.. Hai tuyến nhân vật này hình thành hai lực lượng đối lập nhau.

    Niễn ngọc quan âm (Người thợ mài ngọc), Náo Phàn Lâu đa tình Chu Thắng Tiên (Chu Thắng Tiên đa tình làm nhộn lầu Phàn), Thác trảm Thôi Ninh (Giết oan Thôi Ninh), v. V.. là những chuyện hay của thoại bản.

    Niễn ngọc quan âm kể chuyện Cử Tú Tú bị Hàm Ấn quận vương bắt làm nô tì, nàng phản đối. Tú Tú nhân lúc vương phủ bị cháy, cùng người yêu là Thôi Ninh chạy trốn. Hàm Ấn quận vương sai người đánh chết Cử Tú Tú. Tú Tú biến thành quỷ cùng Thôi Ninh sống như ngày nào, còn đón cha mẹ bị quận vương đánh chết về sống chung. Hàm Ân quận vương tìm cách phá hoại hanh phúc của gia đình nửa người, nửa quỷ đó. Cử Tú Tú cùng Thôi Ninh đưa nhau xuống sống nơi Diêm gian. Tuy phải sống xa cảnh trần gian, nhưng họ quyết không rời bỏ mối tình thắm thiết.

    Náo Phàn Lầu đa tình Chu Thắng Tiên kể chuyện Chu Thắng Tiên, một người con gái đa tình đem lòng yêu Phạm Nhị Lang. Thắng Tiên vấp phải trở lực của người cha là Chu Đại Lang. Ông cho rằng Nhị Lang con nhà nghèo, không xứng làm rể nhà ông. Thắng Tiên sau khi chết, biến thành quỷ xin phép nghỉ ba ngày gặp mặt người yêu, giúp người yêu vượt khỏi cơn nguy khốn.

    Thác trảm Thôi Ninh kể chuyện tiểu thương Lưu Quý nhân say rượu nói đùa với nàng hầu Trần Thị là sẽ bán nàng. Trần Thị tưởng thật, đang đêm bỏ nhà trốn. Sau khi nàng trốn, một tên tướng cướp lên vào nhà giết Lưu Quý. Ngày hôm sau, trên đường đi, Trần Thị tình cờ gặp lái buôn Thôi Ninh. Cả hai bị nghỉ giết Lưu Quý và bị bắt dẫn đến cửa quan. Số tiền Thôi Ninh mang trong mình vừa bằng số tiền Lưu Quý mất. Sự phù hợp ngẫu nhiên đó làm cho vợ Lưu Quý là Vương Thị cùng láng giềng và quan lại địa phương khẳng định Thôi Ninh thông gian với Trần Thị, cướp của hại người. Cả hai bị kết tội tử hình. Sau thời gian khá lâu, Vương Thị bị tên tướng cướp Tỉnh Sơn đại vương bắt về làm vợ. Vài năm sau, qua chuyện của Tỉnh Sơn đại vương, Vương Thị biết được kẻ giết chồng mình ngày trước không phải Trần Thị, Thôi Ninh, mà chính là Tỉnh Sơn đại vương. Vương Thị báo quan, Tỉnh Sơn đại vương đền mạng. Viên quan giết nhầm Thôi Ninh, Trần Thị bị trị tội.

    Ngoài những tác phẩm lấy đề tài trong sinh hoạt xã hội, thoại bản còn lấy đề tài từ những câu chuyện lịch sử, gọi là Giảng sử.

    <<Còn tiếp>>​
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...