ĐẶT VẤN ĐỀ Thủy ngân là một nguyên tố rất cần thiết cho xã hội ngày nay. Các sản phẩm như nhiệt kế thủy ngân đang là những sản phẩm cần thiết hàng ngày và rất khó thay thế chúng. Ngoài ra thủy ngân còn rất hữu ích trong một số các lĩnh vực khai khoáng, sản xuất vi mạch. Tuy nhiên, bên cạnh những hữu ích đó thì thủy ngân rất độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người, chỉ cần một lượng nhỏ có thể gây ngộ độc hay để lại hiệu quả lâu dài. Do vậy nếu không có cách sử dụng hợp lý thì không những không khai thác được lợi ích của thủy ngân mà còn đem lại những nguy cơ nhiễm độc khó lường. Thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân là các chất độc mạnh, tính độc của chúng đã được biết đến từ rất lâu trên thế giới hiện tượng nhiễm độc thủy ngân khá phổ biến (sau chì và benzen). Bệnh Minamata gắn liền với thảm họa môi trường, Minamata tại nhật bản đã đi vào lịch sử độc học môi trường như một điển hình ô nhiễm và gây độc của thủy ngân. Vì vậy chúng ta nên hiểu rõ về thủy ngân, tác hại của nó với môi trường sinh thái, con người. Từ đó chúng ta có thể đưa ra nhiều biện pháp hay cách khắc phục, xử lý và phòng chống nhiễm độc thủy ngân. TỔNG QUAN VỀ ĐỘC CHẤT THỦY NGÂN 1. Nguồn phát sinh a. Nguồn gốc tự nhiên Từ hoạt động của núi lửa, sự phong hóa nhiều loại đá và khoáng có chứa thủy ngân. Trong tự nhiên Hg có mặt ở dạng vết trong một số loại khoáng, đá. Các loại khoáng này trung bình chứa khoảng 80 phần tỉ thuỷ ngân. Quặng chứa Hg chủ yếu là cinnabar (HgS). Các loại nguyên liệu than đá, than nâu chứa khoảng 100 phần tỉ thuỷ ngân. Hàm lượng thuỷ ngân trung bình trong đất trồng trọt là 0, 1 phần triệu. Các nguồn nước tích lũy thủy ngân thông qua quá trình xói mòn của các khoáng chất hay trầm tích từ khí quyển. Thực vật hấp thụ thủy ngân khi ẩm ướt nhưng có thể thải ra trong không khí khô. Thực vật và các trầm tích trong than có các nồng độ thủy ngân dao động mạnh. Thủy ngân xuất hiện trong các khoáng vật trên toàn thế giới chủ yếu ở dạng chu sa (thủy ngân II sulfide). Các vermillion màu đỏ son có được bằng cách nghiền chu sa tự nhiên hoặc sulfide thủy ngân tổng hợp. b. Nguồn gốc nhân tạo Lĩnh vực công nghiệp: Thủy ngân có thể sinh ra từ hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng. Ngoài ra, một số đồ vật quen thuộc thường chứa thủy ngân gồm: Đèn huỳnh quang, đèn neon, thiết bị sưởi và làm nóng, nhiệt kế, dung môi phòng thí nghiệm và hỗn hợp hàn răng trong phòng khám nha khoa. Lĩnh vực nông nghiệp: Sử dụng thủy ngân hữu cơ để sản xuất thuốc diệt loài gặm nhấm, diệt nấm, công nghệ xử lý hạt giống chống nấm, sâu bệnh. Y học: Được sử dụng nhiều trong lĩnh vực này như quá trình sản xuất và bảo quản vắcxin, nha khoa, công nghệ mỹ phẩm. Hg có trong một số dụng cụ y khoa: Huyết áp kế, nhiệt kế. Nguồn sinh hoạt: Nguồn thải thủy ngân từ việc đốt hay chôn lấp các chất thải đô thị. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm liên quan đến các hợp chất của thủy ngân và lưu huỳnh. Trong nước thải sinh hoạt, đôi khi chứa hàm lượng thuỷ ngân lớn hơn 10 lần so với thuỷ ngân trong tự nhiên (0, 001-0, 0001 ppm) thuỷ ngân được hấp thụ vào các chất cặn lắng của nước và suối và trở thành nguồn lưu giữ thuỷ ngân gây ô nhiễm thường xuyên cùng với nguồn chính. 2. Dạng tồn tại của Thủy ngân Thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. a. Tác động gây hại Hấp thụ: Khả năng hấp thụ phụ thuộc vào sự tồn tại của thủy ngân. Hơi thủy ngân dễ hấp thụ qua đường hô hấp Methyl thủy ngân dễ hấp thụ qua da, tiêu hóa, hô hấp. b. Tích tụ và đào thải Tuyến bài tiết chính của thủy ngân là đường phân thải, ngoài ra còn được bài tiết theo tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến sữa mẹ truyền cho con qua nhau thai. Cơ quan tích tụ: Cư trú nhiều trong máu, trong tế bào thần kinh của não, trong thận và các mô mỡ. c. Chuyển hóa: 2 giai đoạn Trong các mô hợp chất của thủy ngân bị oxi hóa thành Hg2+ Hg2+ liên kết với các protein của máu và các mô Tác dụng với gốc SH của prrotein gây mất hoạt tính của các enzyme và làm rối loạn chức năng của protein. 3. Biểu hiện nhiễm độc Biểu hiện nhiễm độc cấp tính: Ho, khó thở, sốt buồn nôn, hôn mê, đau dạy dày, co thắt vùng ngực, nguy hiểm có thể đẫn dến tử vong. Biểu hiện nhiễm độc mãn tính: Vàng da do suy yếu chức năng gan, rối loạn tiêu hóa do suy yếu hoạt tính của men tiêu hóa, protein niệu, viên lợi do lượng Hg thải ra qua tuyến nước bọt tích độc ở chân răng các bệnh liên quan đến não và hệ thần kinh như đau đầu, rối loạn thần kinh, nói lắp, run tay, co giật.. có thể teo vỏ tiểu não. 4. Giải độc thủy ngân Cách giải độc với hàm lượng thấp: Ăn nhiều chất xơ: Cơ thể loại bỏ tự nhiên thủy ngân và các chất độc hại khác thông qua phân. Ăn nhiều chất xơ giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa, dẫn đến việc đi vệ sinh nhiều hơn. Uống nhiều nước: Thủy ngân cũng được loại bỏ trong nước tiểu, vì vậy uống thêm nước có thể giúp tăng tốc quá trình giải độc. Tránh tiếp xúc: Cách tốt nhất để loại bỏ thủy ngân trong cơ thể là tránh các nguồn lây nhiễm của nó bất cứ khi nào bạn có thể. Khi giảm tiếp xúc, mức độ thủy ngân trong cơ thể của bạn cũng sẽ giảm theo. Nếu bạn có lượng thủy ngân rất cao trong cơ thể, thì việc giải độc tại nhà có thể sẽ không có hiệu quả tốt. 5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thủy ngân a. Các biện pháp khi thủy ngân đã bị ô nhiễm và thải ra môi trường xung quanh Các đơn vị liên quan phải khẩn trương thu dọn hiện trường ngay sau khi kết thúc quá trình điều tra và phối hợp với đơn vị xử lý môi trường phun lưu huỳnh để kết tủa thủy ngân và đóng rắn theo đúng quy định. Quan trắc môi trường thường xuyên đến khi khắc phục hoàn toàn sự cố và thông báo kết quả đến người dân để đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; phối hợp và tạo điều kiện để Viện hàn lâm Khoa học VN quan trắc thường xuyên nồng độ thủy ngân bay hơi từ khu vực vụ cháy để cảnh báo người dân khi phát hiện nồng độ cao vượt ngưỡng cho phép. Quan trắc môi trường nước ngầm trong bán kính 500m, đặc biệt là khu vực gần ngay nơi bị ô nhiễm để cảnh báo người dân khi phát hiện nồng độ thủy ngân và kim loại nặng trong nước bị vượt ngưỡng. Cảnh báo với người dân về việc không sử dụng nguồn nước mặt, thực vật, động vật sinh sống trong khu vực nguồn nước mặt xung quanh khu vực nhà máy. b. Giảm thiểu ô nhiễm thủy ngân trong gia đình Mua đèn huỳnh quang thủy ngân thấp – nhà sản xuất ánh sáng lớn hiện nay sản xuất đèn với khoảng 80 phần trăm ít thủy ngân hơn đèn huỳnh quang tiêu chuẩn. Thay thế nhiệt kế thủy ngân sốt với kỹ thuật số không thủy ngân hoặc thủy tinh gali-indi-thiếc (galinstan) nhiệt kế – Các tiêu chuẩn chính xác cho nhiệt kế thủy ngân không đều giống nhau như đối với nhiệt kế thủy ngân. Để đèn huỳnh quang đã qua sử dụng đúng nơi quy định VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VỀ Ô NHIỄM CHẤT ĐỘC THỦY NGÂN 1. Tại Việt Nam Vụ cháy Công ty Rạng Đông là vụ cháy xảy ra tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Hà Nội vào ngày 28 tháng 8 năm 2019 tại cơ sở ở phường Hạ Đình quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vụ cháy bắt đầu khoảng 18h tại khu nhà xưởng và kho thành phẩm của bộ phận làm đèn dây tóc, huỳnh quang và CFL của công ty. Đến 22h cùng ngày ngọn lửa đã được khống chế, nhưng đã thiêu rụi 6.000 m2 kho xưởng, ước tính ban đầu về thiệt hại tài sản khoảng 150 tỉ đồng, dưới 5% tổng tài sản công ty. Sau vụ cháy nhiều cơ quan chức năng đã đến kiểm tra hiện trường xác định vấn đề "rò rỉ thủy ngân, gây độc hại đối với sức khỏe người dân vùng lân cận". Một tuần trôi qua, kết quả quan trắc không khí tại khuôn viên phía trước khu vực đám cháy, nhà kho bị cháy, nồng độ thủy ngân trong mẫu không khí được lấy cao vượt ngưỡng 10-30 lần theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Đây là ngưỡng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người. Có 2/9 điểm quan trắc nước mặt có hàm lượng thủy ngân nằm ngoài ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đó là điểm ở hồ Hạ Đình và trên sông Tô Lịch, tại điểm cách ngõ 320 Hạ Đình (khu vực cháy) 1, 5km về phía hạ lưu. Bên cạnh đó, hàm lượng thủy ngân mẫu đất trong khuôn viên vườn hoa của Công ty Rạng Đông cao hơn các vị trí khác. Phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tối 4- 9, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết qua tính toán số lượng đèn huỳnh quang và đèn compact bị cháy, cho thấy số lượng thủy ngân bị thất thoát ra môi trường từ 15, 1 - 27, 2kg, 3 kho chứa nguyên liệu (đoàn khảo sát của Tổng cục Môi trường đã tiếp cận) chưa bị cháy. 2. Trên thế giới a. Tại nhật bản: Căn bệnh Minamata Tháng 5-1956, bốn bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tại thành phố Minamata ở bờ tây của đảo Kyushu, Nhật Bản, với các triệu chứng giống nhau: Sốt cao, co giật, loạn tinh thần, mất nhận thức, hôn mê và sau đó tử vong. Sau đó, hàng loạt trường hợp tử vong tương tự khiến các bác sĩ lập tức bật báo động. Không chỉ con người, các loài động vật, chim địa phương cũng chết vô số. Nguyên nhân được xác định là nhiễm độc thủy ngân. Kết quả xét nghiệm hàm lượng thủy ngân trong tóc các bệnh nhân tại Minamata lên đến 705 ppm, trong khi ở những người không có biểu hiện mắc bệnh, hàm lượng này cũng lên đến 191 ppm. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ giới hạn ngưỡng an toàn đối với thủy ngân chỉ là 1 ppm. Thủ phạm được nghi là nhà máy hóa chất của tập đoàn sản xuất phân bón Chisso đã xả thủy ngân hữu cơ dạng methyl (methylmercury) ra vịnh Minamata nhưng tập đoàn này chối bỏ trách nhiệm, cho rằng mình đã hoạt động từ 1907 và không có vấn đề gì xảy ra. Đến năm 1959, chính phủ Nhật Bản mới tiến hành điều tra và mất 12 năm kể từ khi trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận, người ta mới kết luận hung thủ chính là Chisso. Thật ra, nhà máy của Chisso đã điều chỉnh hoạt động từ 1951 và bắt đầu thải một lượng lớn thủy ngân ra môi trường. Chất hóa học kịch độc này tích tụ trong cá và các loài hải sản ở vịnh Minamata. Và người dân địa phương bị nhiễm độc thủy ngân vì ăn cá. Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 900 người thiệt mạng và 2.256 người được xác nhận nhận nhiễm độc thủy ngân trong thảm họa Minamata. Tuy nhiên, hậu quả vẫn tiếp tục kéo dài khi nhiều trẻ em tại Minamata sau đó với những triệu chứng thần kinh nghiêm trọng mà các nghiên cứu sau này cho thấy là do thủy ngân truyền từ người mẹ sang thai nhi. Tính đến 2004, Chisso đã phải bồi thường hơn 86 triệu USD cho các nạn nhân và phải dọn sạch thủy ngân trong khu vực theo yêu của chính phủ. Đến 2017, vẫn còn hàng ngàn người đòi bồi thường từ tập đoàn này. b. Tại Canada Các nhà nghiên cứu Nhật Bản lầu đầu tiên phát hiện người dân ở Grassy Narrows và White Dog Canada bị nhiễm độc thủy ngân vào đầu những năm 1970. Từ năm 1962 đến thời điểm đó, nhà máy giấy của Reed Paper thuộc một công ty ở Dryden gần đó đã đổ khoảng 9 tấn thủy ngân thô xuống hệ thống sông Wabigoon. Cá ở đây lại là nguồn thực phẩm chính cho người dân khu vực hạ lưu của Grassy Narrows. Khi người ta phát hiện ra sông ô nhiễm và ngành công nghiệp cá ở đây bị đóng cửa thì cư dân đã tiêu thụ một lượng cá đáng kể. Kết quả kiểm tra cho thấy, nồng độ thủy ngân trong máu của cư dân hai bộ tộc Glassy Narrows và White Dog cao hơn 100 ppb, một số người khác còn có nồng độ thủy ngân trong máu cao hơn 200 ppb, có đến 2.650 người dân của hai bộ tộc đã bị nhiễm độc thủy ngân. Ngày 27/7/1975, một tòa án liên bang đã truy tố 11 người là những quan chức, viên chức có trách nhiệm của Công ty Dryden và hai nhà máy trực thuộc công ty về tội hủy hoại môi trường sống của cộng đồng dân cư với mức án được tuyên từ 5 năm đến 18 tháng tù giam cho mỗi người, đồng thời tòa án còn buộc Công ty Dryden phải bồi thường số tiền lên tới 16, 67 triệu USD cho hai cộng đồng Grassy Narrows và White Dog. c. Tại Trung Quốc Từ năm 1958 đến 1982, nhà máy Cát Lâm đã thải ra tổng cộng 113, 2 tấn thủy ngân và 5, 4 tấn chất methylmercury vào sông Tùng Hoa. Ngoài ra, một số nhà máy nhỏ sử dụng thủy ngân như nhà máy nhuộm Cát Lâm, nhà máy sản xuất đạo cụ khí tượng, một vài công ty khai thác vàng khác cũng bị phát hiện xả thủy ngân ra con sông này. Tác hại lên sức khỏe của ô nhiễm thủy ngân rõ nhất với ngư dân địa phương. Nồng độ thủy ngân trung bình trong tóc của ngư dân đạt 13, 5 mg/kg (năm 1970), và một số ngư dân đã có triệu chứng của bệnh Minamata bao gồm giảm thị giác, mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân, khiếm thính, thoái hóa thần kinh. KẾT LUẬN Thủy ngân đang được con người sử dụng và phát thải hàng ngày ra môi trường. Tuy nhiên đi cùng với nó là những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Chính vì thế vấn đề kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kim loại thủy ngân đang là vấn đề đáng quan tâm của xã hội. Mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản đề phòng ngừa phơi nhiễm thủy ngân.