Tiểu luận về độc chất benzen

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Milk Milk, 14 Tháng tư 2022.

  1. Milk Milk

    Bài viết:
    82
    I. TÌM HIỂU CHUNG

    Benzen, cũng như các chất hữu khác, là một trong những nhân tố quan trọng trong đời sống hàng ngày góp phần thúc đẩy sự phát tiển của xã hội.

    Benzen là hóa chất có nhiều ý nghĩa rong việc điều chế các dẫn xuất cơ bản trong công nghiệp, đồng thời cũng là một dung môi quan trọng nhưng benzen có những tác động độc rất nguy hiểm cho cơ thể như tác động lên hệ thần kinh, bộ máu di truyền của sinh vật gây những biến chứng khôn lường.

    Con người vừa là nhân tố gây nên sự ô nhiễm benzen trong môi trường sống vừa nạn nhân chủ yếu của nó do thường tiếp xúc với benzen trong các lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên vì tính chất quan trọng của nó mà người ta vẫn còn sử dụng rất nhiều benzen trong các ngành sản xuất. Mặt khác các nhà công nghệ cũng đang tìm các dung môi hoặc các chất khác có khả năng thay thế benzen trong một số qui trình công nghệ cũng như kỹ thuật.

    Sự hiểu biết về tính độc của benzen là cần thiết để có những biện pháp phòng ngừa trong việc sử dụng benzen trong các ngành sản xuất như trang bị các đồ phòng hộ, thực hiện các qui tắt về phòng chống nhiễm độc cũng như nghiên cứu các qui trình kín trong công nghệ sản xuất có sử dụng hoặc phát thải benzen với nồng độ cao, tìm các chất thay thế cho benzen.

    Trong nội dung của đề tài này, em tìm hiểu một khía cạnh nhỏ về vấn đề độc chất benzen để có cái nhìn rõ ràng hơn về tính độc của benzen để tránh những tác hại do benzen gây ra do chưa nhận thức rõ ràng tác hại của nó.

    II. TỔNG QUAN VỀ ĐỘC CHẤT BENZEN

    1. Nguồn phát sinh độc chất benzen

    a. Nguồn tự nhiên

    Phát sinh từ các vụ phun trào núi lửa, cháy rừng.. và là một thành phần tự nhiên có trong dầu thô, xăng dầu, khói xe, đặc biệt là khói thuốc lá..

    b. Nguồn nhân tạo

    Độc chất benzen được phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp:

    ─ Khai thác, chế biến dầu mỏ;

    ─ Khai thác, chế biến, tinh luyện các chất benzen và đồng đẳng của benzen;

    ─ Công nghiệp sản xuất sơn; thuốc lá; vecni; men;mực in;công nghiệp dệt; thuộc da; sản xuất vải sợi;..

    Qua nghiên cứu cho thấy, những căn nhà sử dụng loại sơn chống thấm này sau 15 năm, hàm lượng benzen vẫn cao hơn mức cho phép tới 14, 7 lần.

    2. Dạng tồn tại

    Độc chất benzen có tồn tại trong tự nhiên. Trong điều kiện bình thường, benzen là một hydrocacbon thơm, chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy, nó tạo ra mùi thơm xung quanh các trạm xăng.

    3. Tác động gây hại

    a. Hấp Thụ

    Benzen hấp thụ vào cơ thể qua đường hô hấp, qua đường thực phẩm và qua da. Do tính chất dễ bay hơi và tồn đọng ở nơi thấp nên benzen chủ yếu được hấp thụ qua đường hô hấp (đến 90%).

    Tiếp xúc benzen qua da và đường hô hấp thì thường độc hơn so với qua đường tiêu hóa.

    b. Chuyển hóa

    Benzen vào cơ thể được oxy hóa bởi enzyme Cyp450 tạo ra các dẫn xuất epoxyd có tính độc rất cao. Dẫn xuất này nhanh chóng được chuyển hóa thành các hợp chất của Phenol. Các dẫn xuất tạo thành sẽ tạo phức với glutathione, axit sunfuric, axit gluronid là phức chất dễ tan và dễ đào thải.

    Dẫn xuất epoxyd nếu không được khử độc sẽ dễ dàng kết hợp với protein, gây rối loạn chức năng của protein và kết hợp với axit nucleic gây xáo trộn ADN.

    c. Tích tụ và đào thải

    Benzen chủ yếu được đào thải qua đường bài tiết và qua hô hấp. Khoảng 40% benzen sẽ được đào thải ngay sau khi đi vào cơ thể và một phần được chuyển hóa đào thải qua đường bài tiết.

    Benzen được đào thải nhanh sau khi xâm nhập vào cơ thể, tuy nhiên một khi benzen tích lũy vào các mô, đặc biệt là mô mỡ của các cơ quan như tủy xương, não, gan.. thì sẽ rất khó để đào thải.

    d. Giải độc

    Điều trị ngộ độc cấp tính theo đường tiêu hóa bằng các thuốc gây nôn và rửa dạ dày thận trọng, cho thuốc tẩy ruột có muối, hô hấp hỗ trợ nếu thấy cần thiết, truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng.

    e. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Benzen

    Tối thiểu phải cấm sử dụng benzen và sản phẩm có chứa benzen làm dung môi hòa tan hoặc hòa loãng, ngoại trừ nơi nào có quá trình sản xuất được tiến hành trong một hệ thống kín hoặc có các biện pháp làm việc an toàn thích hợp.

    Nhà xưởng dùng để sản xuất, lưu giữ hoặc sử dụng benzen và các sản phẩm có chứa benzen cần phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để pḥng ngừa hơi benzen thoát ra không khí nơi làm việc.

    Ở đâu người lao động có tiếp xúc với benzen hoặc các sản phẩm có chứa benzen, thì người sử dụng lao động ở đó phải tìm cách bảo đảm nồng độ benzen trong không khí nơi làm việc không vượt quá giới hạn do các cơ quan chức năng có thẩm quyền ấn định, ở mức không vượt quá giá trị ngưỡng 25 phần triệu (80mg/m3)

    Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc tiến hành đo nồng độ benzen có trong không khí.

    Quá trình làm việc có sử dụng benzen hoặc các sản phẩm có chứa benzen cần được thực hiện trong một hệ thống kín. Nơi nào không thể thực hiện được quá trình sản xuất có sử dụng benzen hoặc các sản phẩm có chứa benzen trong hệ thống kín, thì cần được trang bị các phương tiện có hiệu quả để bảo đảm giảm hơi Benzene tới mức cần thiết.

    4. Ví dụ về sự cố ô nhiễm độc benzen

    Sự cố rò rỉ đường ống dẫn xăng tại Công ty TNHH MTV Dầu khí Hải Linh Hà Nam. Theo báo Hà Nam, sự cố xảy ra ngày 25/9/2021 trên tuyến đường ống dẫn xăng, dầu từ cảng nhập vào kho chứa của Công ty TNHH MTV Dầu khí Hải Linh, nằm ngay ven tuyến Quốc lộ 21B, thuộc địa bàn xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, khiến mạng lưới nước sinh hoạt và môi trường không khí nội trong khoảng 3000m bị nhiễm độc benzen nặng nề. Sự cố đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏa của bà con khu vực xung quanh, gây thiệt hại về kinh tế sản xuất hoa màu nghiêm trọng.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...