Tiểu luận Tìm hiểu mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 20 Tháng bảy 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,243
    Đề tài: Tìm hiểu mô hình tổ chức chính quyền địa phươngViệt Nam hiện nay

    Học phần: Tổ chức bộ máy nhà nước

    Trường: Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu Quảng Nam

    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Hiện nay chúng ta đang nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, tổ chức hợp lý các cấp chính quyền địa phương, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thuật ngữ "Chính quyền địa phương" thường được hiểu là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho công dân tại cấp trung gian thấp và thấp nhất. Tại một số nước trên thế giới, các đơn vị chính quyền địa phương đã có quyền tự trị từ rất lâu trước khi các quốc gia đó được thành lập với cơ cấu tổ chức chính quyền như hiện nay và do đó, không cần sự phân cấp thấm quyền từ cấp chính quyền cao hơn cho các đơn vị này. Tại một số nước có cơ cấu nhà nước đơn nhất, chính quyền địa phương thi hành quyền lực của mình theo nguyên tắc quyền lực của chính quyền cấp dưới do chính quyền Trung ương trực tiếp ủy nhiệm, và cấp trung ương có thế bãi bỏ việc ủy nhiệm đó. Tại một số nước thuộc hệ thống đơn nhất khác, chính quyền địa phương hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung, và trên nguyên tắc được phép thực thi những thẩm quyền không thuộc chính quyền Trung ương.

    Khác với chế độ tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.

    Với nội dung tiểu luận "Tìm hiểu mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay", tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn về mô

    Hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo xu hướng chung.

    2. Lịch sử nghiên cứu

    "Tìm hiểu mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay" là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý. Những vấn đề này được nêu nên và thảo luận ở nhiều hội thảo, bài viết, các công trình nghiên cứu về quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam.

    - "Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay" (Hà Nội năm 2016 của Trần Công Dũng).

    - Một số đề tài khoa học khác tiếp cận vấn đề xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương dưới góc độ đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước hoặc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta như: "Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta hiện nay" do TS. Nguyễn Ngọc Hiến chủ nhiệm; "Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ và một số đề tài khoa học cấp Bộ khác..

    - Về sách chuyên khảo, có các công trình đáng chú ý như: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay" do PGS, TS Lê Minh Thông và PGS. TS. Nguyễn Như Phát chủ biên; "Đổi mới nội dung và hoạt động các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế" của các tác giả Nguyễn Kỷ, TS. Nguyễn Hữu Đức và ThS, Đinh Xuân Hà; "Chính quyền địa phương với việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật" của PGS. TS Trương Đắc Linh; "Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay" của PGS. TS Bùi Xuân Đức; "Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương (lịch sử và hiện tại)" của PGS. TS Nguyễn Đăng Dung: "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta" của PGS. TS Bùi Tiến Quý và Dương Danh My..

    Nhìn chung, các đề tài, công trình, bài viết nêu trên đã phân tích khá toàn diện cơ sở lý luận - thực tiễn cũng như bước đầu đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của chính quyền địa phương ở nước ta nói riêng. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, hiện vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau cả về phương diện nhận thức cũng như tổ chức thực hiện; quan hệ giữa mô hình đối mới của chính quyền địa phương với các tổ chức trong hệ thống chính trị đang hoạt động ở đơn vị hành chính - lãnh thổ chưa được làm rõ; lộ trình cải cách và điều kiện thực hiện còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều phương án cải cách mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được nêu ra nhưng thực sự vẫn chưa đủ cơ sở thuyết phục, do đó chưa áp dụng được vào thực tiễn. Vì vậy, trên thực tế, vấn đề xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương vẫn đang rất được quan tâm của các nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý cũng như người dân. Vì rằng đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương không chỉ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền địa phương mà còn góp phần giải quyết căn bản mối quan hệ căn bản giữa chính quyền nhà nước với nhân dân, tạo ra động lực quan trọng cho quá trình đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước trong thời gian tới.

    Kế thừa và hệ thống hóa kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học, tiểu luận này tập trung phân tích mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Luận chứng cơ sở lý luận của việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta.

    Tìm hiểu và khái quát mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam.

    Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam, phân tích rõ những ưu thế và hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.

    Đề xuất các phương hướng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam.

    4. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu của luận văn là thông qua việc phân tích cơ sở lý luận - thực tiễn và xác định yêu cầu xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương nước ta hiện nay để từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    5.1 Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương nước ta từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến nay.

    5.2 Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là mô hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi) và

    Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; kết hợp các phương pháp: Lịch sử, xã hội học..

    Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu có liên quan, các đánh giá, nhận định trong các báo cáo tổng kết của các

    Công trình nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta.

    7. Bố cục của đề tài

    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta.

    Chương 2: Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1:

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC TA

    CHƯƠNG 2:

    ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

    KẾT LUẬN

    Đề tài: "Tìm hiểu mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay" nghiên cứu, đề xuất các nguyên tắc và phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Từ những kết quả nghiên cứu như đã trình bày, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

    Một là, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay là một yêu cầu khách quan và cấp bách; bởi lẽ mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta theo như Luật Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đã không còn tương thích các điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và hội nhập kinh tế quốc tế; không tương thích với những đổi mới của các cơ quan nhà nước ở Trung ương, nhất là sự đổi mới trong việc lãnh đạo và điều hành của Chính phủ, cũng như các yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và việc đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đoạn cách mạng mới.

    Hai là, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta phải đáp ứng các yêu cầu: Quyền lực nhà nước phải được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ cả ở trung ương và địa phương; đảm bảo sự thống nhất không chỉ không gian chính trị mà còn phải thống nhất không gian kinh tế và không gian pháp lý; phân định rõ vai trò, trách nhiệm

    Của các cơ cấu chính quyền, thẩm quyền, của người đứng đầu trong việc quản lý và điều hành đất nước; đề cao vai trò tự quản, vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan đại biểu của nhân dân.

    Ba là,

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cần quán triệt và thực hiện tốt một số phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu đó là phải xây dựng khung pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; phải phân cấp mạnh hơn nữa trên cơ sở xác định và phân công thẩm quyền,

    Trách nhiệm giữa trung ương và địa phương; cần có quyết định đột phá trong việc đổi mới mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương cùng với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và chính quyền địa phương.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay (sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

    2. Chính phủ (2006), Báo cáo số 116-BC/CP ngày 15/12 về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp từ 2004 - 2006, Hà Nội.

    3. Nguyễn Đăng Dung (2003), "Bản về cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương", Nghiên cứu lập pháp .

    4. Hiến pháp năm 2013;

    5. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

    6. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương - sự phát triển qua bốn bản

    Hiến pháp và vấn đề đổi mới, PGS. TS. Trương Đắc Linh - Trường Đại học

    Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...