Đề: Phân tích tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: "Phạm tội có tổ chức" trong BLHS năm 2015 ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI A. MỞ BÀI Quyết định hình phạt là một trong những nội dung cơ bản của quá trình xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quyết định hình phạt. Khi người phạm tội có những tiết này thì được xem xét giảm nhẹ hay tặng nặng trách nhiệm hình. Cho nên việc hiểu và áp dụng đúng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là cần thiết. Phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự 2015. Hiện nay, tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, với cách thức phạm tội tinh vi, có đồng bọn cùng thực hiện. Việc xem xét áp dụng tình tiết tăng nặng "Phạm tội có tổ chức" đối với các hành vi phạm tội cũng diễn ra thường xuyên hơn. Nhằm tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện nay về tình tiết này xem xin chọn đề "Phân tích tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:" Phạm tội có tổ chức "trong BLHS năm 2015" để hoàn thành bài tiểu luận của mình. B. NỘI DUNG I. Một số vấn đề liên quan 1. Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự 1.1 Khái niệm Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho người phạm tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong cùng một khung hình phạt. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng được quy định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 là những tình tiết có liên quan đến tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đến nhân thân người phạm tội, đến thái độ, khả năng giáo dục, cải tạo.. của ngưởi phạm tội. Một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; người phạm tội là phụ nữ có thai;.. Một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 như sau: Phạm tội có tổ chức; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;.. 1.2 Lưu ý khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Khi áp dụng các tình tiết này để quyết định hình phạt cần lưu ý những điểm sau: - Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ có thể là những tình tiết được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015. - Trong khi đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ngoài những tình tiết được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 còn có thể là những tình tiết giảm nhẹ được Tòa án xác định khi cân nhắc hình phạt. - Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được xác định tại Điều 51 và Điều 52 là có tính chất chung và chỉ được phép áp dụng đối với tội phạm cụ thể khi tình tiết đó chưa được quy định là dấu hiệu định tội cũng như là dấu hiệu định khung hình phạt của tội phạm đó. - Hầu hết các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự mới chỉ được liệt kể mà chưa được mô tả cụ thể. Việc xác định nội dung của một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể dựa vào nội dung quy định của một số điều luật trong Phần chung của Bộ luật hình sự như tình tiết phạm tội có tổ chức (Điều 17 BLHS), phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 22 BLHS).. 2. Đồng phạm 2.1 Khái niệm đồng phạm Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra. Trường hợp nhiều người cố ý thực hiện tội phạm được gọi là đồng phạm. Tại Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm." 2.2 Dấu hiệu của đồng phạm 2.2. 1 Những dấu hiệu thuộc mặt khách quan Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu: Dấu hiệu thứ nhất, có sự tham gia của hai chủ thể trở lên. Các chủ thể này là người có năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Dấu hiệu thứ hai, cùng thực hiện một tội phạm. Người đồng phạm có thể tham gia với cùng một loại hành vi những cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả thiệt thiệt hại của tội phạm đều có mối quan hệ nhân quả. Hành động của tất cả những người tham gia thực hiện tội phạm là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chung. 2.2. 2 Những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan Về lý trí, mỗi người đồng phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và có người khác cùng thực hiện hành vi này với mình. Bên cạnh đó, mỗi người đồng phạm thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội từ hành vi của mình gây ra cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Về ý chí, mỗi người đồng phạm đều mong muốn thực hiện phạm tội chung với nhau. Đồng thời mong muốn hậu chung của tội phạm xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để mặt hậu quả chung xảy ra. 2.2. 3 Vấn đề động cơ và mực đích phạm tội trong đồng phạm Ngoài những dấu hiệu trên, trong các cấu thành tội phạm có dấu hiệu động cơ, mục đích thì những người đồng phạm phải có chung động cơ, mục đích đó hoặc không có chung động cơ, mục đích nhưng phải biết và tiếp nhận động cơ, mục đích phạm tội của nhau.