Tiểu luận môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tuyetngan0206, 1 Tháng ba 2022.

  1. tuyetngan0206

    Bài viết:
    16
    Ở hai chương đầu của học phần Quản trị học, chúng ta đã biết được, quản trị vừa một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Nhà quản trị cần phải có những kĩ năng chuyên môn để quản lí và điều hành doanh nghiệp một cách có hiệu quả như: Năng lực tư duy, năng lực nhân sự.. Những kĩ năng chuyên môn là yếu tố quan trọng để đem đến thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của cà doanh nghiệp đó chính là môi trường kinh doanh. Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là những biến động khôn lường của môi trường kinh doanh. Tác động của các yếu tố môi trường lên doanh nghiệp là không tránh khỏi. Tuy nhiên những tác động đó đem đến lợi ích hay bất lợi đến cho doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào sự phân tích môi trường kinh doanh của các nhà quản trị.

    Phân tích môi trường kinh doanh giúp các nhà quản trị xác định và hiểu rõ các yếu tố của môi trường kinh doanh, tác động của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó có thể xác định các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải, qua đó đưa ra những phương án kịp thời và hiệu quả. Qua đó chúng ta có thể thấy được việc phân tích môi trường là vô cũng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.

    Bài báo cáo của nhóm trình bày một cách cụ thể và rõ ràng về môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, hay gọi chung là môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Qua đó giúp ta hiểu rõ hơn về sự tác động mạnh mẽ của môi trường đến doanh nghiệp và sự cần thiết trong việc phân tích môi trường đối với các nhà quản trị. Bài báo cáo gồm 4 phần chính và những ví dụ cụ thể ở mỗi nội dung:

    A/ Khái niệm môi trường hoạt động của doanh nghiệp

    B/ Phân loại môi trường hoạt động của doanh nghiệp

    C/ Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp

    D/ Ảnh hưởng của môi trường vi mô của doanh nghiệp

    1. Khái niệm môi trường hoạt động của doanh nghiệp:

    Môi trường là tập hợp các yếu tố, các tác nhân liên quan tới những thể chế hay lực lượng từ bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp mà các nhà quản trị khó nắm, kiểm soát. Nhưng chúng lại ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.

    Phân loại môi trường

    Theo mức độ phức tạp và tính năng động

    Năng động ổn định. >< Năng động phức tạp

    Đơn giản ổn định >< Đơn giản phức tạp

    Theo phạm vi và cấp độ môi trường

    Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát, môi trường chung)

    Môi trường vi mô (môi trường đặc thù, môi trường cạnh tranh)

    Môi trường nội bộ (môi trường bên trong)

    *Môi trường vĩ mô:

    1. Yếu tố kinh tế

    2. Yếu tố chính trị pháp luật

    3. Yếu tố văn hóa xã hội

    4. Yếu tố về dân số

    5. Yếu tố tự nhiên

    6. Yếu tố công nghệ

    * Môi trường vi mô:

    1. Đối thủ cạnh tranh

    2. Khách hàng

    3. Nhà cung cấp

    *Môi trường nội bộ:

    1. Tài chính

    2. Nhân sự

    3. Nghiên cứu và phát triển

    4. Sản xuất

    5. Marketing

    6. Văn hóa tổ chức

    Môi trường vĩ mô là môi trường trong đó, các yếu tố là những nguồn lực, thể chế bên ngoài có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing của doanh nghiệp va các yếu tố trong môi trường vi mô của doanh nghiệp.

    Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô còn chính là các yếu tố, lực lượng, thể chế.. nằm bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của một tổ chức. Các yếu tố của môi trường vĩ mô có ảnh hưởng to lớn đến từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau của tổ chức, doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường tổng quát còn làm thay đổi đến môi trường vi mô và môi trường nội bộ bộ và ảnh hưởng đến hành vi, nhu cầu hay đầu tư của người tiêu dùng nói chung và khách hàng của công ty nói riêng cũng sẽ thay đổi. Vì vậy để nâng cao hiệu quả các nhà quản trị phải tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, nhận biết một cách nhạy bén và dự báo chính xác được sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Từ đó xây dựng chiến lược quản trị phù hợp.

    Môi trường vĩ mô bao gồm 6 yếu tố: Nhân khẩu học/ dân số học, kinh tế, môi trường tự nhiên, công nghệ, môi trường chính trị – xã hội và môi trường văn hóa.

    Môi trường vĩ mô trong tiếng Anh gọi là Macro environment. Môi trường vĩ mô hay môi trường kinh doanh vĩ mô của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp, có tác động ở phạm vi rộng và tác động lâu dài đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến tất cả các ngành khác nhau, các lĩnh vực khác nhau và tất cả mọi tổ chức.

    ◇ Các yếu tố trong môi trường vĩ mô

    Môi trường nhân khẩu học:

    Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số trên các phương diện như tỷ lệ tăng trưởng, phân bố dân cư, cơ cấu lứa tuổi, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết, cơ cấu lực lượng lao động, mức thu nhập, giáo dục và các đặc tính kinh tế – xã hội khác. Những kết quả nghiên cứu trên về dân số có thể được sử dụng để dự đoán nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong tương lai.

    Đặc điểm nhân khẩu học bao gồm dân số, độ tuổi, giới tính, mật độ phân bổ dân cư, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, mức thu nhập hàng tháng, chủng tộc..

    Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, đặc điểm nhân khẩu học tại khu vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động đến hành vi người tiêu dùng và ảnh hưởng đến nội dung hoạt động marketing của doanh nghiệp, cách thức doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. Ví dụ, sự nâng cao trong mức thu nhập bình quân của người dân mở rộng cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ thuộc những phân khúc cao cấp. Hay ở một ví dụ khác, tỷ lệ già hóa dân số tại một số quốc gia trên thế giới khiến các doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm/ dịch vụ dành cho lứa tuổi già như chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, du lịch..

    Môi trường kinh tế bao gồm các cơ chế của thị trường, sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, cán cân xuất nhập khẩu, thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân tồn tại trong môi trường đó.

    Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố tác động đến thu nhập của những người dân sống trong môi trường đó, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế đi xuống, người tiêu dùng sẽ có xu hướng "thắt lưng buộc bụng" và lựa chọn những sản phẩm/ dịch vụ vừa đủ phục vụ nhu cầu với mức giá vừa phải.

    Dân số

    Môi trường nhân khẩu học sẽ bao gồm các yếu tố liên quan đến con người như: Dân số, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mật độ phân bổ dân cư, nghề nghiệp, trình độ học học vấn, tình trạng hôn nhân, tôn giáo.. Sở dĩ, môi trường nhân khẩu học đóng vai trò quan trọng trong môi trường vĩ mô vì xét về tổng thể, nhu cầu của con người chính là lý do để doanh nghiệp tồn tại.

    Trong những khu vực mà người dân có thu nhập cao, sức mua sẽ cao hơn những vùng dân chúng có thêm thu nhập thấp. Hơn thế nữa, nếu người dâncó trình độ dân trí cao thì cách thức tiêu dùng, động thái mua hàng và nhu cầu mua hàng hóa của người dân sẽ khác với những vùng mà người dân có trình độ dân trí thấp. Mặt khác, độ tuổi, giới tính số lượng dân cư.. cũng là những yếu tố mà bất cứ nhà doanh nghiệp nào dự định đầu tư hay bán hàng trong bất cứ khu vực nào cũng cần phải nắm vững. Những vùng có nhiều người lớn tuổi sẽ có nhu cầu cao đối với các dịch vụ y tế - bảo vệ sức khỏe. Còn những vùng có nhiều trẻ em thì có nhu cầu cao đối với các dịch vụ giáo dục quần áo trẻ em hay đồ chơi..

    Chắc hẳn bạn cũng rõ, những thương hiệu xe sang như Mercedes, Audi hay BMW thường hướng tới tập khách hàng chủ yếu là những người cónguồn thu nhập cao, giới thượng lưu giàu có. Giá trị của các mẫu xe này lớn hơn khá nhiều so với mặt bằng chung. Tương tự, trong giới xe bình dân thì không thể nhắc tới tên tuổi của Toyota. Như vậy, mức thu nhập cũng là một yếu tố giúp các doanh nghiệp khoanh vùng được tập khách hàng một cách nhanh chóng. Ví dụ sự nâng cao trong mức thu nhập bình quân của người dân mở rộng cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ thuộc những phân khúc cao cấp. Hay ở một ví dụ khác, tỷ lệ già hóa dân số tại một số quốc gia trên thế giới khiến các doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm/ dịch vụ dành cho lứa tuổi già như chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, du lịch.

    Tự nhiên

    Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu.. ở trong nước cũng như ở từng khu vực. Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau: Tài nguyên thiên nhiên tác động rất lớn đến doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác; đất đai, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong ngành nông, lâm, thủy, hải sản từ đó tác động đến các doanh nghiệp chế biến. Địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp, khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản, nguyên vật liệu, thành phẩm và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

    Nếu ở một quy mô rộng thì các quốc gia trên thế giới có xu hướng quan ngại về những sự thay đổi về môi trường một vài năm gần đây. Cộng với đó công nghiệp hóa đang khiến cho trái đất nóng lên, nguồn tài nguyên khai thác quá mức làm hệ sinh thái bị mất cân bằng.. Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cần phải xem xét và thực hiện tính các chính sách, chiến lược bền vững về môi trường. Điều này có nghĩa là họ nên đóng góp vào việc hỗ trợ môi trường, chẳng hạn bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Qua đó, các doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ duy trì một hành tinh xanh mà còn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện, có trách nhiệm với môi trường.

    Tăng mức đầu tư cho thăm dò và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển. Tăng cường đầu tư tìm kiếm những nguồn tài nguyên tại những vùng xa như ngoài biển khơi hoặc những nguồn có khả năng phục hồi. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu cơ bản để phát triển những công nghệ mới có khả năng tái sinh các nguồn tài nguyên, sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn và hạn chế sự lãng phí.

    Các doanh nghiệp cũng đang nổ lực, tìm kiếm, nghiên cứu tìm kiếm nguồn nguyên liệu, năng lượng mới và nguyên liệu thay thế như sức gió, ánh sáng mặt trời.. những nguồn năng lượng đó vừa tốt cho môi trường, vừa đủ tiềm lực cho sản xuất tự nhiên. Ví dụ như sử dụng xe sạc bằng năng lượng mặt trời – một số xe sử dụng tấm pin mặt trời năng lượng phụ trợ thay thế cho xăng. Các doanh nghiệp, công ty cũng đã bắt đầu tìm kiếm, áp dụng những phương thức sản xuất và đóng gói hàng hóa không gây tổn hại cho môi trường như sử dụng túi giấy thay vì túi nilon hay sáng chế ra ống hút bằng giấy dễ phân hủy thay cho ống hút nhựa để bảo vệ sức khỏe của khách hàng và tránh gây ô nhiễm môi trường.

    Không những thế các công ty còn thiết kế lại các sản phẩm sao cho đẹp mắt và thu hút khách hàng. Việc thiết kế lại sản phẩm nhằm hợp lý hóa việc sử dụng các yếu tố vật chất trong chế tạo sản phẩm. Quá trình này cũng dẫn tới việc thiết kế những công nghệ dây chuyền sản xuất mới, hợp lý hơn.

    Môi trường chính trị - xã hội:

    Môi trường chính trị bao gồm: Hệ thống luật pháp, các cơ quan Chính phủ và vai trò của các nhóm áp lực xã hội. Những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng rất trực tiếp đến các quyết định marketing của doanh nghiệp.

    Môi trường văn hóa - xã hội Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hành vi, thói quen, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống, thị hiếu, các trào lưu xã hội của từng nhóm người, từng dân tộc, từng khu vực địa lí và từng cá nhân..

    Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa - xã hội có ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh ng

    Công nghệ:

    Môi trường công nghệ bao gồm các mô hình ứng dụng để hỗ trợ con người trong các hoạt động thường ngày, bao gồm sinh hoạt, lao động và sản xuất. Những mô hình ứng dụng này có thể là những công cụ, thiết bị máy móc, phần mềm, nguồn năng lượng.. Có thể xem môi trường công nghệ là mộtnguồn lực góp phần định hình cách thức hoạt động của cả thế giới, trong đó có doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ và những ứng dụng của nó đã cho ra đời các sản phẩm có mức độ tân tiên hơn qua hàng năm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, tiến độ quá trình sản xuất, tiết kiệm được nguồn nhân lực, nguyên vật liệu..

    Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật – công nghệ ở mọi lĩnh vực đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học công nghệ như hiện nay ở nước ta thì hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh là giá cả, doanh nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chi phí trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ chuyên giao, làm chủ công nghệ ngoai nhập mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

    Một ví dụ điển hình về sự tăng tốc của việc thay đổi công nghệ: Ngày xưa chưa có công nghệ nếu muốn gửi thư từ Việt Nam sang nước ngoài phải ít nhất 1, 2 tháng hoặc có thể là nửa năm vừa tốn sức người, sức của nhưng nhờ công nghệ phát triển chúng ta có thể gửi thư qua gmail, facebook.. với thời gian không quá 1 phút hoặc trong tình hình dịch bệnh phức tạp không thể đi học, đi làm nhờ có công nghệ mới chúng ta có thể liên lạc với nhau bằng diện thoại, máy tính và hệ thống viễn thông rất thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức, giải quyết công việc đem đến hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp và người lao động.

    Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị trường. Xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động.

    Đặt điểm thứ 1 của môi trường vi mô:

    Các yếu tố vi mô không ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp trong ngành theo cùng một cách thức. Bởi trong mỗi doanh nghiệp đều sẽ có sự khác nhau về quy mô, năng lực, nguồn lực tài chính, nhân lực và chiến lược tổng thể.. Môi trường vi mô sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố khác.

    (1) Khách hàng: Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Như vậy khách hàng và nhu cầu của họ nhìn chung có những ảnh hưởng hết sức quan trọng đến các hoạt động về hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh của mọi công ty. Tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sống còn cho mỗi doanh nghiệp nói chung và hệ thống quản trị của nó nói riêng.

    Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị lớn lao của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.

    Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ. Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Người mua có thế mạnh nhiều khi họ có các điều kiện sau:

    Lượng mua chiếm tỉ lệ lớn trong khối lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp.

    Việc chuyển sang mua hàng của người khác không gây nhiều tốn kém.

    Người mua đưa ra tín hiệu đe dọa đáng tin cậy là sẽ hội nhập về phía sau với các bạn hàng cung ứng như các hảng sản xuất xe ô tô thường làm.

    Sản phẩm của người bán ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của người mua.

    Nếu sự tương tác của các điều kiện nói trên làm cho doanh nghiệp không đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp phải cố thay đổi vị thế của mình trong việc thương lượng giá bằng cách thay đổi một hoặc nhiều điều kiện nói trên hoặc phải tìm khách hàng có ít ưu thế hơn. Các doanh nghiệp cũng cần lập bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai. Các thông tin có được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược, nhất là các chiến lược liên quan trực tiếp đến marketing. Các yếu tố chính cần xem xét là những vấn đề địa dư, tâm lý khách hàng v. V

    (2) Nhà cung ứng:

    Khi nói đến các nhà cung ứng, chúng ta nghĩ ngay đến các Công ty Xí nghiệp cung cấp vật liệu và máy móc. Đối với Công ty Walt Disney World ở Florida, điều này bao gồm các công ty bán nước si rô cô đặc, máy vi tính, thực phẩm, hoa và các vật liệu bằng giấy. Nhưng danh từ nhà cung ứng (suppliers) cũng chỉ người cung cấp tài chính và lao động. Các cổ đông, ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu bổng và các định chế tương tự được cần đến để bảo đảm có được nguồn cung ứng về vốn. Công ty Exxon có quyền khoan mỏ dầu và có thể kiếm được hàng tỷ đô la Mỹ về lợi nhuận, nhưng lợi nhuận này chỉ là tiềm năng nếu công ty không có được vốn để khoan các mỏ dầu này. Các công đoàn, các hội nghề nghiệp và thị trường lao động là nguồn cung ứng lao động. Các nhà cung ứng có ưu thế có thể tăng thêm lợi nhuận bằng cách nâng giá, giảm chất lượng hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm. Yếu tố làm tăng thế mạnh của các nhà cung ứng tương tự như các yếu tố làm tăng thế mạnh của người mua sản phẩm là số người cung ứng ít, không có mặt hàng thay thế và không có các nhà cung ứng nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt. Trong những giai đoạn nhất định phần lớn các doanh nghiệp đều phải vay vốn tạm thời từ các tổ chức tài chính. Nguồn vốn này có thể nhận được bằng cách vay ngắn hạn hoặc dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu. Khi doanh nghiệp tiến hành phân tích về các tổ chức tài chính thì trước hết cần chú ý xác định vị thế của mình so với các thành viên khác trong cộng đồng. Cần đặt ra các câu hỏi:

    Cổ phiếu của doanh nghiệp có được đánh giá đúng không?

    Các chủ nợ tiềm ẩn có chấp nhận danh sách trả nợ của doanh nghiệp không?

    Các điều kiện cho vay hiện tại của chủ nợ có phù hợp với các mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp không?

    Người cho vay có thể kéo dài thời hạn cho vay khi cần thiết không?

    Nguồn lao động cũng là một phần chính yếu trong môi trường vi mô của doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là đảm bảo điều kiện tiên quyết cho sự thành công của doanh nghiệp. Các yếu tố cần đánh giá là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của họ, mức độ hấp dẫn tương đối của doanh nghiệp với tư cáchlà người sử dụng lao động và mức tiền công phổ biến. Các nhà quản trị phải tìm cách bảo đảm có được các nguồn cung ứng nhập lượng đều đặn và với giá thấp. Bởi các nhập lượng này tượng trưng cho các bất trắc – tức là sự không có sẵn hoặc sự đình hoãn của chúng có thể làm giảm hiệu quả của tổ chức – quản trị bị buộc phải cố gắng hết sức để có được nguồn cung ứng ổn định.

    Đặc điểm thứ 2 của môi trường vĩ mô:

    Môi trường vi mô ảnh hưởng đến thành công của kinh doanh. Tất cả các kế hoạch, chiến lược và mục tiêu Marketing được thực hiện thông qua các thành phần thuộc môi trường vi mô. Do đó, bộ phận điều hành của doanh nghiệp nơi thực hiện thực tế các ý tưởng, suy nghĩ và khái niệm được thực hiện và dựa trên diễn biến và tình trạng của các thành phần thuộc môi trường vi mô.

    *Đối thủ cạnh tranh:

    Đối thủ cạnh tranh được chia thành: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tương đồng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Còn đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thay thế cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

    Dù trực tiếp hay gián tiếp, đối thủ cạnh tranh đều là mối đe dọa đối với sự tồn tại của mọi tổ chức. Họ luôn tìm cách để thu hút các khách hàng của bạn, do vậy đòi hỏi doanh nghiệp luôn cần xác định các đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Họ có điểm mạnh và điểm yếu như thế nào với doanh nghiệp bạn? Thường xuyên theo dõi họ để đưa ra chiến lược Marketing để cạnh tranh, thu hút và giữ chân các khách hàng.

    *Các nhóm áp lực:

    Là những cá nhân, tổ chức nằm bên ngoài thị trường của doanh nghiệp nhưng lại có những tác động và ảnh hưởng nhất định đối với mức độ hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

    Nhóm áp lực có thể được phân vào một trong các nhóm sau:

    A. Nhóm áp lực tài chính: Ảnh hưởng đến khả năng tài chính như vay vốn, huy động vốn, của doanh nghiệp. Các cá nhân tổ chức thuộc cộng đồng tài chính bao gồm: Các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các cá nhân cho vay..

    B. Nhóm áp lực truyền thông: Ảnh hưởng đến nội thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến đối tượng mục tiêu, khả năng tiếp cận của các chiến dịch quảng cáo, truyền thông cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt của công chúng.

    C. Nhóm áp lực chính phủ: Quy định các nguyên tắc chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, nội dung của các hình ảnh, video, bài viết quảng cáo..

    D. Nhóm áp lực địa phương: Cộng đồng địa phương bao gồm các cư dân đang sinh sống và các tổ chức đang hoạt động tại địa phương của doanh nghiệp. Thông thường, cư dân tại địa phương có xu hướng tìm việc tại các doanh nghiệp gần nơi sinh sống của họ, hay các tổ chức có xu hướng tìm nhà cung cấp gần khu vực hoạt động.

    E. Nhóm áp lực đại chúng: Là những cá nhân quan tâm, thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức liên quan đến doanh nghiệp hay sản phẩm doanh nghiệp

    Vì thế doanh nghiệp cần xác định ra những nhóm áp lực nào đang ảnh hưởng đến tổ chức của họ để có thể sớm đưa ra chiến lược đối đầu và xử lý cho phù hợp.

    Qua quá trình phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, nhóm đã rút ra được những nội dung chính như sau: Môi trường của một doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như từ bên ngoài tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát) và môi trường vi mô (môi trường đặc thù). Môi trường vĩ mô gồm: Kinh tế, Chính trị - Pháp luật, Văn hóa – Xã hội, Dân số, Tự nhiên, Công nghệ. Môi trường vĩ mô rất khó nắm bắt và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường vi mô gồm: Khách hàng, Nhà cung ứng, Đối thủ cạnh tranh, Nhóm áp lực. Môi trường vi mô ảnh hưởng và thường xuyên đe dọa trực tiếp đến thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào thì việc một trong những việc đầu tiên và quan trọng nhất mà các nhà quản trị đó chính là phân tích môi trường kinh doanh. Việc phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là một việc làm vô cùng cần thiết đối với các nhà quản trị. Bởi để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì một phần quan trọng phụ thuộc vào những phương án hiệu quả và kịp thời được đưa ra qua việc phân tích môi trường kinh doanh của các nhà quản trị.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...