Tiết lộ bí mật lịch sử động trời, Gia Cát Lượng dùng mưu đưa tiễn Bàng Thống về chầu trời

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 22 Tháng năm 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]



    Tiết lộ bí mật lịch sử động trời, Gia Cát Lượng dùng mưu đưa tiễn Bàng Thống về chầu trời



    ***

    Khi nhắc đến các vị quân sư phò trợ dưới thời Tam Quốc thì người người chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến những cái tên thân thuộc như Gia Cát Lượng, Từ Thứ, Tư Mã Ý hay Chu Du. Thế nhưng lại có một nhân vật vô cùng tài trí còn hơn hẳn Lượng và Du, tài hoa nhưng bạc mệnh, kẻ đó không ai khác chính là Bàng Thống, Tự Sĩ Nguyên, danh sưng Phượng Sồ. Nhân vật đã khiến cho vị quân chủ Thục Hán Lưu Bị day dứt ân hận suốt phần đời còn lại.

    Bàng Thống có tên tự là Sĩ Nguyên, danh sưng Phượng Sồ. Ông sinh năm 178 tại Tương Dương thuộc Nam Quận, Kinh Châu, gia đình cũng thuộc hàng khá giả nhưng không có gì nổi bật. Còn Bàng Thống mặc dù tư chất thông minh hơn người nhưng lại sở hữu một ngoại hình xấu xí khó coi nên không được nhiều người yêu mến.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Đến tuổi trưởng thành, Bàng Thống nghe danh Tư Mã Huy là kẻ nổi tiếng biết nhìn người lại có học rộng tài cao, nên Bàng Thống quyết chí lên đường tầm sư học đạo. Thế rồi Bàng Thống cũng may mắn tìm gặp được, hôm đó Tư Mã Huy đang hái dâu tằm ở trên cây, Bàng Thống đến nơi thấy vậy liền không đợi được mà ngỏ ý hỏi chuyện. Cứ như vậy người trên cây kẻ dưới gốc, liên tục đàm đạo từ sáng sớm cho đến tận tối khuya. Tư Mã Huy nhận thấy được tài năng xuất chúng của Bàng Thống, đã vô cùng ưng ý và hết lời khen ngợi, vội nhận Bàng Thống trở thành môn hạ. Sau này được sự chỉ bảo tận tình của sư phụ Tư Mã Huy, danh tiếng Bàng Thống cũng ngày một vang xa.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Vào năm 208 đại chiến Xích Bích nổ ra. Một bên là nhà Tào Ngụy và một bên là liên minh Thục Hán Đông Ngô, đây cũng là cuộc chiến có quy mô lớn nhất trong thời Tam Quốc.

    Chuyện chẳng là, trước đấy Lưu Bị và Tào Tháo đã từng xích mích, Tào đã đem quân tiến đánh hòng xử lý cái gai Lưu Bị. Quân Lưu Bị khi đó mặc dù lực lượng cũng khá ổn đấy, nhưng đem so với Tào ngụy vẫn chả là gì. Bị liền cho người qua Đông Ngô cầu cứu Tôn Quyền rồi kết tình hòa hữu, tạo ra liên minh Ngô Thục vững chắc. Thế nhưng liên minh lại gặp phải một vấn đề rất lớn, chính là chỉ có chưa tới 5 vạn quân đem đi đối kháng, trong khi đó quân Tào lại có đến hai mươi sáu vạn quân hùng mạnh nơi đất Bắc, nếu đối kháng thì có khác nào lấy trứng chọi đá, thất bại nghiêm trọng.


    Vậy là hai nhà quân sư đầy tài năng của Đông Ngô và Thục Hán là Chu Du và Gia Cát Lượng đã cùng ngồi xuống để bàn đối sách, người tinh thông kinh nghiệm kẻ mưu trí ngút trời. Cuối cùng thì thống nhất được nên dùng kế "Hỏa Công" mang ra đối kháng quan Tào. Thế rồi Chu Du sau một hồi suy nghĩ thì nhận thấy dùng "Hỏa Công" đánh Tào thực sự vẫn chưa ổn, bởi trận địa sông nước Giang Đông dài đến ngút ngàn, gió to sóng lớn. Thất sự khó mà thi kế, nếu một thuyền cháy thì các thuyền còn lại sẽ dễ dàng di chuyển.

    Đang lúc bí nước chưa biết nên giải quyết làm sao thì Chu Du lại nghe được danh tiếng một cao sĩ họ Bàng, cũng chính là Bàng Thống. Không chần chừ đắn đo, Chu Du liền cho người đến thỉnh giáo Bàng Thống. Lại được Bàng Thống hiến kế rằng, phải lừa sao cho Tào Tháo dùng xích sắt níu các thuyền lớn lại.

    Chu Du nghe xong thì gật đầu lia lịa, nhưng làm cách nào để giặc Tào làm theo kế ấy thì lại không biết. Đang lúc phân vân chưa biết làm sao thì Tưởng Cán là chỗ bạn cũ của Chu Du lặn lội qua sông tìm đến, mục đích chuyến viếng thăm lần này của Tưởng Cán chính là thám thính quân tình. Biết vậy nên Chu Du liền tương kế tựu kế, cho Tưởng Cán gặp Bàng Thống.


    Bàng Thống bèn lừa Tưởng Cán, nói muốn đến đến phụng sự cho Giang Đông nhưng Chu Du cậy mình tài cao nên không dung nạp, đồng thời ngỏ ý muốn đầu quân cho Tào Tháo. Thế là Tưởng Cán tưởng thật liền đưa Bàng Thống qua sông đi gặp Tào Tháo ngay trong đêm đó. Bàng Thống sau khi gặp Tào Tháo liền nhận được sự tín nhiệm liền được đưa đi xem trận đồ thủy quân.

    Vừa xem xong trận đồ, Bàng Thống đã liền thốt ngay:"Trận thế quân ta uy thế vô song cổ kim xưa nay chưa từng có được, thế nhưng ngặt một nỗi quân Tào là quân phương bắc, chỉ quen cả đời đánh trận trên lưng ngựa, không quen sông nước, do vậy binh sĩ chắc chắn say sóng mà giảm sức chiến đấu.


    Tào Tháo nghe thấy Bàng Thống nói thế liền nghĩ Họ Bàng quả là kẻ kỳ tài, có thể nhìn rõ điểm yếu quân mình nên ngỏ lời nhờ Bàng Thống hiến kế. Cho đến lúc này thì Bàng Thống như đã mở cờ trong bụng, liền hiến ngay kế níu buộc các thuyền lớn lại bàng xích sắt, giúp người ngựa như chạy trên chốn đất bằng. Giặc Tào nghe xong thấy ưng cái bụng liền cho người cứ theo kế đó mà thực thi.

    Khi quân Tào áp sát quân liên minh trên sông Trường Giang, Chu Du đã nhờ vào mưu kế của Bàng Thống, còn được Gia Cát Lượng tiếp sức mượn gió Đông Nam mà châm hỏa đốt giặc Tào tan tác, thiêu rụi hơn 8000 chiến thuyền chỉ trong một đêm. Trường Giang khi ấy máu nhuộm kín dòng, Tào Tháo đại bại đành phải chạy trốn lui về phương Bắc. Trong trận chiến này người có công lao to lớn chính là hai vị quân sư tài tình là Chu Du và Gia Cát Lượng, nhưng mắt xích quan trọng nhất cho trận chiến thắng vang dội này lại chính là Bàng Thống.


    Thế nhưng công trạng có lớn đến mấy thì Bàng Thống vẫn bị lép vế dưới cái bóng của Chu Du, cho nên vẫn không được Tôn Quyền để mắt tới. Sau trận Xích Bích thì Chu Du được phong làm Thái Thú Nam Quận, còn Bàng Thống vẫn dậm chân tại chỗ.

    Cho đến năm 210, khi Chu Du qua đời, vị quân chủ Lưu Bị cũng đổi đất vê Giang Hạ, lấy Giang Lăng làm căn cứ, tại đây Bàng Thống đã được nhiều người tiến cử cho Lưu Bị. Bị từ trước đã nghe đồn nhiều về công trạng Bàng Thống trong đại chiến Xích Bích nên vô cùng ưng ý, nhưng chưa thực sự tin tưởng nên chỉ giao cho Bàng Thống làm Tòng Sự thay quyền huyện lệnh Lỗi Dương. Cũng bởi lý do chưa được vị quân chủ Lưu Bị chú ý dụng đúng tài năng, do vậy mà trong suốt quá trình tại chức Bàng Thống không hề chú trọng xử lý công việc rồi nhiều lần bị khiển trách cách chức. Sau này khi được Lỗ Túc cũng như Gia Cát Lượng nói tốt mà dần được Lưu Bị ưu ái trọng dụng rất hậu, thăng lên đến chức quân sư Trung Lang Tướng, ngang hàng với Gia Cát Lượng.


    Đến năm 212 Lưu Chương và Trương Lỗ xảy ra xung đột lớn rồi đem quân đánh nhau, Lưu Chương biết đến danh tiếng Lưu Bị, lại là đồng tông đồng tộc họ xa nên đã nhờ đến Bị mang quân ứng cứu. Không ngờ sau đấy Lưu Bị lại mượn cớ Bàng Thống tử trận trên gò Lạc Phượng đất Xuyên Thục, bị thục hạ Lưu Chương sát hại mà tấn công đánh chiếm luôn thành đô của Lưu Chương.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cái chết của Bàng Thống tại gò Lạc Phượng, vị quân sư Trung Lang Tướng đại tài của Lưu Bị khi trúng phải mai phục của quân Trương Nhiệm. Cái chết này của ông ta phải trách số phận hẩm hiu của ông ta một phần, thế nhưng cũng phải tự trách ông ta đến cả chín phần. Chính bởi sự nông nổi sự hiếu chiến muốn lập công mà không đề phòng trước sau, để rồi phải chết dưới mũi tên của quân địch, khép lại cuộc đời binh nghiệp còn chưa gây dựng được cơ đồ.

    Tuy nhiên nếu xét theo góc độ phân tích của các nhà sử gia Trung Quốc, thực chất cái chết của Bàng Thống lại có liên quan sâu xa tới Gia Cát Lượng, vì trên một núi sao có thể xuất hiện hai con hổ dữ. Trước đây khi Bàng Thống chưa được Lưu Bị trọng dụng thì Gia Cát Lượng vẫn là vị quân sư đại tài số một trong mắt Bị cùng ba quân, bây giờ lại có thêm Thống thì ắt địa vị của ông ta sẽ phải suy giảm đi nhiều, thậm chí Bàng Thống còn có phần nổi trội hơn hẳn. Do vậy khi biết Bàng Thống cùng vào đất Xuyên Thục với Lưu Bị, lại hiến kế lấy đất Lưu Chương. Lúc ấy Gia Cát Lượng đã có thể nhìn rõ thời cuộc cùng tiên lượng ra được cái kết cho Bàng Thống khi vào đất Thục, nhưng ông ta lại một mực im hơi lặng tiếng không can ngăn nói ra nửa lời.

    Về sau Lưu Bị cũng ngầm biết chuyện nhưng đã hoàn toàn bất lực, Lưu Bị vô cùng thương cảm nhớ tới công lao người tài yểu mệnh nên đã truy tặng danh hiệu cho Bàng Thống làm Quan Nội Hầu.

    * * *HẾT* * *

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
    Mình là Chi thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...