100 ngày chinh phục tiếng Đức Vì sao học tiếng Đức lại hay ho? Nói thiệt, tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ vừa "chất chơi" vừa cực kỳ hữu ích. Biết tiếng Đức là bạn đang cầm trong tay tấm vé thông hành để bước vào những cơ hội sành sò, từ việc làm lương cao trong các tập đoàn quốc tế đến du học miễn phí ở những trường đại học đỉnh chóp. Chưa kể, nếu bạn mê văn hóa, âm nhạc, hay phim ảnh thì tiếng Đức chính là cách để bạn "thẩm" sâu hơn những siêu hay ho như nhạc cổ điển của Beethoven hay những câu chuyện cổ tích Grimm siêu cuốn! Tiếng Đức có khó không? Nghe chữ "Schmetterling" (bướm) hay "Rindfleischetikettierungsüberwachungsaufgabenübertragungsgesetz" (một từ siêu dài) bạn có muốn bỏ cuộc hả? Đừng vào! Tiếng Đức nhìn vậy chứ không khó như bạn nghĩ đâu. Phát âm thì "nói sao nghe vậy", ngữ pháp cũng có quy tắc rõ ràng, chỉ cần nắm lấy Mẹo là bạn sẽ thấy nó dễ thương vô cùng. Mà nếu có khó khăn nào thì.. cứ để mình lo, mình sẽ chỉ bạn cách học sao cho vừa dễ nhớ vừa vui! Series này có gì hay? Chúng mình sẽ không học kiểu "đọc" nhàm chán đâu. Thay vào đó, mỗi bài học sẽ là một chuyến đi thám hiểm với tiếng Đức, từ phát âm đúng chuẩn để "bắn" vài câu hỏi câu hỏi cơ bản, đến học từ vựng giúp bạn sống sót khi đi du lịch, và cả những ngữ pháp pháp mà nghe tên thì "ghê" nhưng thật ra dễ ẹc. Thêm nữa, mình sẽ chia sẻ nhiều mẹo nhỏ xinh để bạn học nhanh hơn, hiệu quả hơn mà không bị chán. Đi thôi! Học tiếng Đức không chỉ là học ngôn ngữ mà còn là bước tiến vào một thế giới mới, đầy thử thách nhưng siêu thú vị. Nếu bạn đã sẵn sàng thì mình cũng sẵn sàng đồng hành. Cùng bắt đầu nha! Los geht's!
Ngày 1: Khởi động "Bấm để xem" Chào mọi người! Vậy là chúng ta đã đến với ngày đầu tiên trong hành trình 100 ngày chính tiếng Đức rồi đây. Mình biết nhiều bạn mới nghe "tiếng Đức" đã nghĩ đến những từ dài ngoằng, phát âm nghệ như.. thần chú, nhưng đừng lo, mục tiêu của chúng mình là biến mọi thứ trở nên dễ dàng, thú vị, và gần nhất có thể. Lộ trình 100 ngày: Học đều, học sâu, học vui Trước khi bắt tay vào ngày đầu tiên, mình muốn cùng bạn vạch ra một lộ trình rõ ràng cho cả quá trình hành động 100 ngày này. Tuần 1-2: Làm quen và xây dựng nền Học cách phát âm bảng chữ cái và âm đặc biệt. Cụm từ cơ bản (chào hỏi, đếm số, ngày tháng). Làm quen với các câu đơn giản, cấu trúc cơ bản. Tuần 3-6: Củng cố giao tiếp Cụm từ thường dùng trong giao tiếp ngày tiếp theo. Hiểu và sử dụng cơ sở ngữ pháp: Thì hiện tại, cách chia động từ. Nghe và hiểu các đoạn hội thoại ngắn, chạy phản xạ nói. Tuần 7-10: Đào sâu từ vựng và ngữ pháp Học từ vựng theo chủ đề (gia đình, công việc, du lịch, ăn uống). Luyện cách đặt câu phức tạp, học về các câu thì quá khứ và tương lai. Nghe podcast hoặc video đơn giản để tăng cường khả năng nghe hiểu. Tuần 11-14: Phát triển kỹ năng đọc viết Đọc hiểu các đoạn văn ngắn, email, hoặc bài báo đơn giản. Luyện viết đoạn văn ngắn như giới thiệu bản thân, kể câu chuyện. Tuần 15: Tổng kết và thực hành thực tế Tự động tiếp tục các chủ đề cơ bản. Hoàn thành một bài nói hoặc viết về chủ đề yêu thích bằng tiếng Đức. Mục tiêu cuối cùng: Giao tiếp tự động và hiểu cơ bản tiếng Đức trong 100 ngày. Đơn giản mà! Ngày 1: Bảng chữ cái tiếng Đức – Nền móng đầu tiên: Bảng chữ cái tiếng Đức và IPA Tiếng Đức dùng bảng chữ cái Latinh giống tiếng Anh, nhưng cách phát âm có nhiều điểm khác. Hôm nay, chúng ta sẽ học: Cách phát âm bảng chữ cái Nhóm 1: Những chữ đọc khác tiếng Việt H – Đọc dài và kéo hơi, không dừng lại như "hờ" trong tiếng Việt. [*] J – Đọc giống "dót" But nhẹ hơn và âm /j/ giống âm "d" trong từ "dạ" (tiếng Việt miền Bắc). [*] L – [ɛl] Âm thanh "Lờ" ngắn và chắc chắn hơn so với cách đọc tiếng Việt. [*] M – [ɛm] Cách đọc "em", nhưng nhấn mạnh ở cuối âm thanh /m/. [*] N – [ɛn] Tương tự "en", nhấn nhẹ nhàng cuối cùng. [*] P – Đọc "pê" nhưng nhấn hơi nặng ở âm /p/. [*] Q – Đọc kéo dài như "cu" trong tiếng Việt nhưng không có dấu sắc. [*] R – [ʁɛr] Đọc "rờ" nhưng âm thanh trong và nhẹ hơn (hoặc chỉ lướt nhanh). [*] V – Đọc tương tự "phao" (chuyển /v/ sang /f/). [*] W – Đọc tương tự "vê" (nhưng nhẹ hơn, không nặng như /v/ Việt Nam). [*] Y – [ʏpsilɔn] Đọc là "íp-si-lon", rất khác với âm /i dài/ hay /y ngắn/ trong tiếng Việt. Nhóm 2: Những chữ đọc giống tiếng Việt A – [aː], B – [beː], C – [tseː], D – [deː], E – [eː], F – [ɛf], G – [ɡeː], I – [iː], K – [kaː], O – [oː], S – [ɛs], T – [teː], U – [uː], X – [ɪks], Z – [tsɛt] . Ngoài ra, đừng quên làm quen với 4 ký tự đặc biệt: ä, ö, ü, ß, phát âm siêu hay ho nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn nếu không có tập trung. ä: Phát âm giống âm "e". ö: Âm giữa "ơ" và "u", hơi tròn môi. ü: Âm giữa "i" và "u", môi tròn nhẹ nhàng. ß: Phát âm như "s", sử dụng trong các từ như "straße" (đường). Ngày đầu tiên của phương pháp phát âm chuẩn Nghe và lặp lại: Tìm video đọc bảng chữ cái tiếng Đức, nghe kỹ và nhại theo từng âm. Ghi chú IPA: Khi học từng chữ cái, viết kèm theo phiên âm IPA để nhớ cách đọc đúng. Luyện với trước gương: Đứng trước gương để đảm bảo phát âm chuẩn. Thử nghiệm mini: Tập đánh vần tên của bạn hoặc những từ đơn giản bằng tiếng Đức (ví dụ: "Auto" – xe hơi, "Haus" – nhà). Bài tập nhẹ nhàng cho ngày 1 Chép bảng chữ cái tiếng Đức kèm theo IPA vào sổ tay. Đọc từng chữ cái, ghi lại âm thanh và so sánh với mẫu âm thanh. Tự đánh vần tên mình hoặc một từ bạn thích bằng tiếng Đức. Kết thúc ngày đầu tiên: Bạn đã tiến được một bước lớn! Hôm nay, chúng ta đã cùng nhau thiết lập nền móng quan trọng nhất cho quá trình hành động bằng tiếng Đức: Học bảng chữ cái và chuẩn phát âm. Ngày mai, chúng ta sẽ bước sang một bài học cực thú vị khác: Học từ vựng "sống còn" để hỏi và giới thiệu bản thân. Sẵn sàng chưa? Los geht's! (Bắt đầu nào)