Tiền ảo có được xem là tiền tệ hay không? tiền ảo ngày càng phát triển và nhân rộng, thế nhưng do những tính chất đặc thù của mình, nhất là khi không có sự kiểm soát của chính phủ thì xung quanh tiền ảo lại tồn động rất nhiều vấn đề. Rất nhiều nhà đầu tư khi tìm đến tiền ảo cũng khá e ngại do tính chất pháp lý khác nhau tại các quốc gia của tiền ảo. Một trong những vấn đề đáng phải tìm hiểu nhất có lẽ là tính hợp pháp hóa của tiền ảo, biến chúng thành tiền tệ lưu hành của một quốc gia. Cái nhìn chung của thế giới dành cho tiền ảo Liệu rằng tiền ảo có phải là tiền tệ pháp lý được lưu hành thông dụng tại một quốc gia hay không? - Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến, bởi lẽ giá trị của một đồng tiền khi hợp pháp hóa và không hợp pháp hóa có sự chênh lệch với nhau rất lớn. Dù đầu tư vào tiền tệ, kiếm lời và trên lệch tỷ giá đều là một loại đầu tư mạo hiểm, tuy nhiên việc tiền ảo được hợp pháp hóa thành tiền tệ pháp lý sẽ cho phép nó được bảo hộ dưới sự bảo vệ của luật tài sản, tiền tệ và các bộ luật liên quan. Cũng chính vì thế mà có rất nhiều người thuộc cộng đồng crypto trên toàn thế giới mong muốn rằng tiền ảo có thể được hợp pháp hóa như một loại tiền tệ. Thế nhưng, phản ứng của các quốc gia trên thế giới về tiền ảo có phần trái ngược nhau, có những quốc gia đã sớm ban hành luật chấp nhận tiền ảo như tiền tệ thông hành, có những quốc gia đứng ở vị trí trung lập - tuy không cho phép dùng tiền ảo như phương tiện thanh toán, nhưng vẫn cho phép kinh doanh đầu tư, và có những quốc gia gần như đã ban hành cấm tiền ảo ra khỏi biên giới lãnh thổ của mình. Nhìn chung thì Quỹ tiền tệ Thế giới đánh giá rằng tiền ảo có những rủi ro rất lớn cũng như các vấn đề xung quanh an ninh mạng và nền kinh tế chung của một quốc gia. Chính vì thế mà nhiều người đứng đầu của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã lên tiếng rất nhiều về những sự rủi ro của tiền ảo. Đây có thể là một phương thức đầu tư mạo hiểm rất tốt, nhưng không thích hợp để trở thành đồng tiền hợp pháp của một quốc gia. Các quốc gia công nhận tiền ảo trên thế giới Tuy rằng có rất nhiều cảnh báo liên quan đến các ảnh hưởng tiêu cực của việc tiền ảo trở thành tiền tệ hợp pháp, thế nhưng có rất nhiều quốc gia lại bỏ qua các cảnh báo này mà chỉ hưởng đến của việc lợi ích hóa tiền ảo. Nhìn chung thì bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt, tiền ảo cũng vậy. Nếu tiền ảo phát triển thành đồng tiền pháp lý thì có nghĩa lượng tiền cung trên thị trường sẽ được quản lý dễ dàng hơn bởi các công nghệ kỹ thuật cao, không cần cất công bảo quản tránh trường hợp bị hư hỏng hay làm rơi rớt mất. Khi phát triển tiền ảo thành tiền tệ lưu hành, thanh toán chính thống thì sẽ có sự thuận tiện nhất định trong giao dịch, vì khi lưu thông tiền ảo sẽ không chuyển qua bất cứ khâu trung gian nào. Ngoài ra, tiền ảo sẽ không bị giới hạn và cũng không bị phụ thuộc hay khoản thời gian và hạn sử dụng lưu hành. Đồng thời, việc sử dụng tiền ảo sẽ đảm bảo thông tin cá nhân giao dịch - khi thực hiện giao dịch bằng tiền ảo, thì các thông tin đều luân chuyện dưới dạng ẩn danh. Không những thế, do tiền ảo không phải là một vật có thực thể nên khó mà làm giả, tránh được tình trạng tiền giả. Và đặc biệt, khi tiền ảo chủ yếu sử dụng các công nghệ, máy móc và kỹ thuật nên sẽ không gây ô nhiễm môi trường, cũng như lãng phí tài nguyên để xử lý tiền cũ. Chính vì những sự lợi ích đó, thế nên nhiều quốc gia đã dần dần chấp nhận tiền điện tử. Điển hình chính là El Salvador - quốc gia đi đầu trong việc ban hành công văn xem Bitcoin nói riêng và tiền điện tử nói chung như một đồng tiền hợp pháp lưu hành trong quốc gia. Theo sau El Salvador, Cộng hòa Trung Phi cũng công bố tin tức chấp nhận tiền ảo sau một năm. Kể từ khi tin tức này công bố, tiền ảo và Bitcoin gần như được lưu hành song song với đồng CAF - tiền tệ chung của Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi. Các quốc gia cấm hoặc không chấp nhận tiền ảo như một loại tiền tệ lưu hành trong quốc gia Đi đôi với những quốc gia chấp nhận và dành sự ưu ái cho tiền điện tử thì có những quốc gia đã ban hành lệnh cấm hẳn hoi về toàn bộ các hoạt động liên quan tiền ảo, hoặc ngăn cấm lưu hành tiền ảo như một loại tiền tệ mà không siết chặt về chính sách kinh doanh - điển hình là Việt Nam. Nhìn chung, trên thế giới có những quốc gia có phản ứng vô cùng gay gắt với tiền ảo, tiêu biểu là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Năm 2017, trong khoản thời gian mà Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung đang dần "bành trướng" thì quốc gia này đã nhanh chóng ban hành dự luật cấm sử dụng, trao đổi và giao dịch tiền ảo như một loại tiền tệ trong quốc gia. Không bao lâu sau, Trung Quốc gần như ra một dự luật trái ngược hoàn toàn với El Salvador, đó là cấm tất cả các hoạt động liên quan đến tiền ảo, bao gồm: Mua bán, trao đổi, giao dịch, sử dụng tiền ảo như phương tiện thanh toán, kinh doanh, đầu tư, khai thác.. Động thái này đã giáng một đòn nặng nề lên thị trường tiền điện tử khi mà Trung Quốc là một thị trường lớn chứa rất nhiều "trang trại" khai thác tiền điện tử. Không chỉ Trung Quốc, mà tại Cộng hòa Liên Bang Nga, Văn phòng công tố nước này cũng ban hành dự luật cấm sử dụng tiền ảo bởi các lý do liên quan đến rủi ro do tiền ảo mang lại. Không những là Nga, mà Xứ sở chùa Vàng - Thái Lan cũng cấm sử dụng và lưu hành Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử khác khi mà các ngân hàng của đất nước này đánh giá rằng tiền ảo không phải là loại tiền tệ có uy tín. Cũng vì thế mà các hoạt động có liên quan đến nghiệp vụ tương tệ của tiền tệ dành cho tiền ảo đều bị nghiêm cấm trong vùng biên giới Thái Lan. Lý do tại sao các quốc gia không công nhận tiền ảo như một loại tiền tệ Như đã nói, Quỹ tiền tệ Thế giới từng cảnh cáo rằng tiền ảo có rất nhiều sự ảnh hưởng đến một nền kinh tế quốc gia. Dù rằng tiền ảo có rất nhiều ưu điểm nổi bật khi phát triển thành tiền tệ, nhưng cũng có rất nhiều mặt hạn chế kìm hãm sự phát triển của tiền ảo. Thứ nhất là do tính chất đặc biệt của tiền ảo - một chuỗi số liệu không có thực thể, không thể cầm nắm giống như các loại tiền tệ, vàng bạc và tài sản khác. Đây là một ưu điểm khi tránh hư hỏng và phải bảo quản khi so tiền ảo với tiền tệ thông thường. Thế nhưng, đây cũng là một điểm hạn chế của tiền ảo vì người ta khó có thể chấp nhận và định dạng được tiền ảo. Đồng thời, do không có thực thể nên tiền ảo không thể nào tiếp xúc được với nhiều người. Cũng vì tính chất đặc biệt ấy, tiền ảo khó mà có thể ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, nhiều người cũng không biết nên sử dụng tiền ảo thế nào. Thứ hai, sử dụng tiền ảo bắt buộc bạn phải thực hiện các thao tác khả phức tạp trên các thiết bị điện tử thông minh. Điều này đòi hỏi một kỹ năng nhất định mà không phải ai cũng có thể làm được - điều này khiến cho tiền ảo khó mà có thể phân bố trong thị trường và lưu hành như tiền tệ pháp định. Ngoài ra, do yêu cầu về thiết bị thông minh nên không phải ai ai cũng có thể tiếp cận được với tiền ảo và các thiết bị này. Thứ ba, tiền ảo có tính chất ẩn danh nhất định - tức là khi giao dịch sẽ không để lại được các thông tin cá nhân. Đây là một môi trường rất dễ dàng phát sinh các loại tội phạm liên quan đến không gian mạng, cũng như dễ xuất hiện lừa đảo, trộm cắp và lợi dụng để rửa tiền. Song song đó, do tính chất cập nhật giá liên tục và biến đổi thất thường với biên độ lớn, việc chấp nhận tiền ảo như tiền tệ pháp định có thể khiến một quốc gia lâm vào cảnh khủng hoảng bất cứ lúc nào. Vì thế, rất nhiều quốc gia vì muốn phòng chống tội phạm công nghệ cao và giữ vững nền kinh tế quốc gia nên đã bắt đầu ban hành lệnh cầm tiền điện tử. Thái độ của Việt Nam dành cho tiền ảo Như đã đề cập ở trên, Việt Nam có thể xem là một quốc gia trung lập về tiền ảo. Có nghĩa là, Việt Nam không công nhận tiền ảo như một loại tiền tệ lưu hành hợp pháp của quốc gia . Vậy nên, tiền ảo trên lãnh thổ Việt Nam không có tác dụng được sử dụng như chức năng của tiền tệ - dùng để thanh toán, giao dịch, trao đổi hàng hóa. Cụ thể thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản ban hành về việc cấm sử dụng Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử tương tự khác để làm tiền tệ lưu hành có các chức năng trao đổi hàng hóa, thanh toán dịch vụ như tiền tệ của quốc gia. Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng không được phép sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, trong hệ thống pháp lý của Việt Nam, các quy định về ngoại tệ không hề bao gồm tiền ảo. Vậy nên, dù một số quốc gia như El Salvador hay Cộng hòa Trung Phi có chấp nhận tiền ảo như một loại tiền tệ lưu hành hợp pháp thì Việt Nam cũng không công nhận loại tiền ảo này là một loại ngoại tệ. Điều này có nghĩa là tiền ảo không có chức năng như nội tệ và ngoại tệ tại lãnh thổ Việt Nam. Như vậy có thể thấy được, tùy theo từng quốc gia thì tiền ảo sẽ được đánh giá khác nhau. Dù rằng tại Việt Nam, tiền ảo không được công nhận là một loại tiền tệ, bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ. Nhưng, theo pháp lý của Việt Nam về việc tự doanh kinh doanh, buôn bán và đầu tư thì tiền ảo hoàn toàn không có trong danh sách cấm kinh doanh. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ một cá nhân nào trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể đầu tư vào tiền ảo và được bảo vệ dựa trên điều luật về kinh doanh buôn bán. Trên đây là các thông tin xoay quanh về vấn đề tiền tệ và tiền ảo, mong rằng sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho các bạn!