Trong nền văn học dân tộc, để làm nên sự phong phú, đặc biệt trong mỗi bài thơ, ngoài nội dung, nghệ thuật hay sự sáng suốt của các nhà văn, chúng ta không thể không kể đến vấn đề thể loại. Một trong số đó, có một thể thơ rất phổ biến đã hiện diện từ lâu đời đó là thất ngôn bát cú Đường luật. Một số tác phẩm của các nhà thơ tài ba như: Hồ Chí Minh, bà Huyện Thanh Quan, Phan Châu Trinh.. cũng được viết theo thể thơ này. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật xuất hiện vào thời nhà Đường (Trung Quốc). Sau đó bắt đầu trở nên phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra nhiều nước, kể cả Việt Nam. Thể thơ này có những đặc điểm riêng biệt không thể nhầm lẫn với các thể thơ khác. Để nhận biết nó, ta căn cứ vào số câu, số chữ trong một bài thơ. Các bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đều có 7 chữ/câu, 8 câu/bài, Tổng cộng cả bài sẽ có 56 chữ. Ta có thể thấy rõ điều đó qua bài thơ "Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan: " Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá đá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta. " Bài thơ được sử dụng quy luật Bằng- Trắc rất chặt chẽ. Các tiếng" tới- Ngang- xế "Ủa câu một có tiếng" Ngang "hoàn toàn trái thanh buổi hai tiếng" tới "và" xế ", các câu còn lại cũng giống vậy. Như vậy, ta thấy, theo hàng ngang thì tiếng thứ tư của mỗi câu sẽ luôn trái thanh với tiếng thứ hai và thứ sáu. Ở cặp câu 1-2, Ta thấy các tiếng" tới-cây "," Ngang- lá "," xế- chen "trái ngược nhau về thanh. Đây được gọi là quy luật" nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh". Các tiếng thứ 2, 4, 6 ở các cặp câu 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 xe luôn trái ngược nhau về thanh. Vậy làm thế nào để ta biết bài thơ được làm theo quy luật trắc hay quy luật bằng? Ta chỉ cần căn cứ vào tiếng thứ hai của câu một, Nếu tiếng thứ hai là vần bằng thì bài thơ được làm theo luật bằng, Nếu tiếng thứ hai là vần trắc thì bài thơ được làm theo luật trắc. Tuy luật Bằng- Trắc khá khắt khe và gò bó nhưng phải có vần bằng trắc xen kẽ nhau thì mới dễ đọc hơn. Nhờ đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho bài thơ.