PHỞ VIỆT Trong hàng nghìn những món ăn đặc sắc của ẩm thực Việt, trong hàng trăm thứ quà quen thuộc của nơi phố phường, có lẽ phở là món ăn được nhiều người yêu thích nhất. Từ góc phố đến ngõ nhỏ, không đâu mà không có những quán phở. Không biết tự bao giờ, phở in sâu dấu ấn của mình trong lòng triệu trái tim người Việt. Chẳng nề hà đường xá xa gần, miễn là được ăn bát phở ngon nóng hổi, khách đến với phở luôn chìm đắm vào hương vị tinh túy hứa hẹn bùng nổ trong miệng, thỏa mãn vị giác từ thực khách dễ cho đến khó tính nhất. Chẳng ai biết được rằng ai là người đầu tiên làm ra phở. Cho đến giờ, nguồn gốc của món ăn nổi tiếng này vẫn còn là một ẩn số. Có rất nhiều giả thuyết về gốc của món phở. Người cho rằng nguồn gốc của nó thuần Việt, xuất phát có thể từ Nam Định hoặc Hà Nội. Có ý kiến lại cho rằng phở là sự biến tấu từ món ăn tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Dù là gốc gác của phở từ đâu, giờ đây, phở đã là món ăn tồn tại hơn trăm năm và trở thành một biểu tượng trong nền ẩm thực Việt. Phở thường được ăn trong một cái tô hoặc bát lớn, gồm nước dùng, thịt bò, bánh phở, giá, gia vị ăn kèm như tương ớt, chanh, rau thơm, dấm tỏi.. Phở có thể ăn trong bất cứ khoảng thời gian nào, từ sáng, trưa đến tối, cả bữa khuya đều được cả. Trộn đều những nguyên liệu trong tô lên và thưởng thức, bát phở luôn thơm mùi đặc trưng, hấp dẫn cả khứu lẫn thị giác thực khách. Nước phở có hai loại: Nước mỡ và nước trong. Đối với phở Hà Nội thì nước phải trong, ít mỡ. Bánh phở phải dai, mềm, thịt vừa chín tới. Ở một số nơi, người ta còn ăn thêm trứng chần với phở để thêm dinh dưỡng. Tùy thuộc vào cách nấu, mỗi quán phở lại có mỗi hương vị đặc biệt, khác nhau và đa dạng. Nước dùng chính là linh hồn của món phở. Phở truyền thống thì có nước dùng được ninh từ xương ống của bò cùng với gừng và hành tím nướng, hoa hồi, sá sùng cho thơm. Cách này sẽ làm bay đi mùi của xương bò, làm cho nước dùng có mùi hương dễ chịu. Nước dùng được đun lửa to, ninh nhiều tiếng đồng hồ. Bánh phở thì được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và lát thành sợi. Phở được chia thành nhiều loại như phở nạm, gầu, gân, phở bò tái, phở gà. Thịt được nhúng và xếp lên trên cùng, cho các loại rau thơm gia vị và rồi đổ nước dùng vào là xong. Trước hết phải nếm cái tinh túy là nước phở mà nếm thử. Nước dùng nóng bỏng lưỡi, trong, ngọt mà không ngấy, hòa quyện hương vị đậm đà mà thơm nức mũi. Ăn đến đâu là ấm bụng đến đấy, khoan khoái lắm cái lúc tận hưởng món phở Việt. Thế cũng đủ để hiểu vì sao phở là món ăn dân tộc tạo đầy cảm hứng cho cả văn thơ, nghệ thuật. Phở luôn là món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực nước nhà. Ngày nay, phở Việt đã theo bước chân của những đứa con đất Việt đến nhiều quốc gia trên thế giới, được bạn bè quốc tế công nhận là món ngon hấp dẫn. Phở gói gọn cái tinh tế của ẩm thực, đặc biệt không hòa lẫn với món ăn nào khác. Phở- món ăn trăm năm tuổi sẽ luôn là 'quốc hồn, quốc túy' của người Việt. MILKTEA
Trong các món ăn "quân tử vị", Phở là quà đáng quý trên đời. Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi, Mà đủ vị: Ngọt, bùi, thơm, béo, bổ. (Việt Nam thi nhân tiền chiến) Giải đất hình chữ S có rất nhiều loại hình ẩm thực phong phú, trong hàng nghìn những món ăn đặc sắc của ẩm thực Việt, phở có lẽ là món ăn được nhiều người yêu thích bậc nhất. Qua trăm năm lịch sử, phở in sâu dấu ấn của mình trong lòng triệu trái tim người Việt. Chẳng những được người Việt yêu thích, món phở luôn là món ăn được nhiều du khách nước ngoài biết đến nhiều nhất, bởi nó có mùi vị vô cùng hấp dẫn, thu khẩu vị ngon lạ thường. Gốc gác của món phở vẫn còn chưa được xác định cho đến hiện tại. Có nhiều giả thuyết về gốc của món phở. Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta. Có ý kiến lại cho rằng phở là sự biến tấu từ món ăn tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Dù gốc gác của món ăn truyền thống là đâu, phở đã trở thành một biểu tượng trong nền ẩm thực Việt. Phở có nhiều loại: Phở khô, phở xào và phở nước. Phở nước là nổi tiếng và dễ thấy nhất. Phở thường được bày trong một cái tô lớn. Phở có thể ăn trong bất cứ khoảng thời gian nào, từ sáng, trưa đến tối, cả bữa khuya đều được cả. Dù già-trẻ, lớn-bé ra sao, phở luôn chinh phục được vị giác của thực khách. Trong đó bao gồm nước dùng, thịt bò, bánh phở, giá, gia vị ăn kèm, rau thơm.. Bánh phở phải dai, mềm, thịt vừa chín tới. Nước phở phải trong. Tùy thuộc vào cách nấu, mỗi quán phở lại có mỗi hương vị đặc biệt, khác nhau và đa dạng, tùy vào bí quyết riêng của quán. Để làm được một tô phở phải trải qua nhiều giai đoạn công phu. Nước dùng được ninh từ xương ống của bò cùng với gừng và hành tím nướng để giúp bay đi mùi của xương bò. Nước dùng được đun lửa to, là sự tinh túy của món phở. Bánh phở thì được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và lát thành sợi. Các gia vị thêm vào nước dùng cần có như bột ngọt, hành lá, mùi tàu làm cho mùi vị thêm đậm đà và thơm ngậy. Thành phẩm cho ra là một bát phở bảo vệ nước dùng phải trong và ngọt, đó là món phở đạt chuẩn. Phở luôn là món ăn truyền thống bậc nhất trong lòng những người con đất Việt. Phở là món ngon hấp dẫn gói trọn cái tinh tế của ẩm thực. Với dinh dưỡng và sự ngon thấm vào vị giác, phở sẽ là sự lựa chọn tin cậy đối với những thực khách muốn trải nghiệm ẩm thực phong phú Việt Nam. MILKTEA
Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Bởi vì sự đa dạng vùng miền mà tạo ra nền ẩm thực phong phú độc đáo bậc nhất. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, không chỉ thu hút người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Phở là một món ăn thu hút thực khách gần xa nhiều nhất, bởi sự thơm ngon và dinh dưỡng trong món ăn truyền thống này. Nguồn gốc món phở Việt vẫn còn là một dấu chấm hỏi cho chính cả người dân Việt. Dựa trên nhiều nguồn thông tin, phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi. Có ý kiến cho rằng phở là từ chỉ một món ăn Trung ở và được nhái lại để dễ gọi trong tiếng Việt. Người thì cho rằng xuất phát của phở là từ Nam Định, hay Hà Nội. Phở được thực khách thưởng thức bất chấp sáng, trưa, tối hay bất chấp tuổi tác dù lớn hay bé. Cho đến nay, phở đã trở thành một món ăn ngon đặc trưng ở Hà Nội nói riêng và của đất nước ta nói chung. Có ba món phở chính là: Phở nước, phở xào và phở áp chảo. Trong ba loại trên, phở nước là phổ biến nhất. Phở nước được ăn nóng, đựng trong một bát to hoặc tô, đi kèm với các loại gia vị ăn kèm như ớt, chanh, rau mùi, ngò, tỏi ngâm.. Một tô phở hoàn chỉnh là phải gồm nước dùng, thịt, rau mùi, hành hoa. Nước phở có thể là nước béo hoặc trong, mà nếu là phở chuẩn Hà Nội thì nước phải trong thấy đáy tô, ấy mới là vị ngon chuẩn thủ đô. Mỗi một hàng quán, phở được chế biến theo cách riêng biệt, không quán nào giống quán nào cả. Để làm một món phở cần trải qua những giai đoạn chế biến tỉ mẩn mà có thể kể đến là nước lèo. Nước lèo phở được ninh từ xương bò qua nhiều giờ liền, ninh với hành củ và gừng nhằm loại bỏ mùi xương bò. Bánh phở thì được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và lát thành sợi nhỏ vừa gắp. Thịt để làm phở chủ yếu là thịt bò và thịt gà. Nếu là phở bò thì thịt bò cắt lát thật mỏng, phở gà thì xé gà ra miếng nhỏ. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong. Trình bày đẹp mắt đủ màu, phở luôn hấp dẫn thực khách cả vị giác, khứu giác lẫn thị giác. Phở không chỉ đơn giản là một món ăn ngon hấp dẫn mà nó còn là một món ăn truyền thống đặc trưng danh tiếng vang xa của Việt nam. Phở còn trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn và cả tác phẩm nghệ thuật bởi hương vị say đắm và mùi thơm nức mũi.. Thế mới biết, phở không chỉ có giá trị trong ẩm thực và còn cả trong nghệ thuật văn chương nữa. Như vậy, phở có thể xem là một trong những món ăn biểu tượng cho ẩm thực Việt phong phú. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả một cách đầy đủ sự tinh tế và cảm giác tuyệt vời khi thưởng thức món phở Hà Nội. Đó là lí do phở đứng vị trí không thể thay thế trong lòng người dân Việt Nam. MILKTEA